Về quan điểm chung

Một phần của tài liệu Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay (Trang 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Về quan điểm chung

Hiện nay, thế giới đã chứng kiến mức độ tăng nhanh chóng về số lượng

các trường ĐH và cao đẳng tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển. Bên cạnh đó, một thực tế là Ộthế giới ngày càng phẳngỢ, mở rộng vô cùng đáng kể khả năng lựa chọn trường ĐH của phần lớn các đối tượng sắp tốt nghiệp cấp III. Điều này dẫn đến hệ quả là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt giữa các trường ĐH trong việc thu hút sinh viên, đặc biệt là những học sinh xuất sắc.

Theo báo cáo của tạp chắ Hanover Research, kết quả một nghiên cứu xác định

Ộhình ảnh hoặc danh tiếngỢ là một trong bốn nhân tố chắnh mà các sinh viên ĐH tương lai xem xét trước khi quyết định nộp đơn, đặt ra những yêu cầu cấp

thiết hơn cho mỗi trường ĐH về việc nâng cao hình ảnh và uy tắn của mình.

Việc quảng bá hình ảnh THGDĐH đã được các nước trên thế giới quan tâm từ nhiều thập kỷ trước nhưng tại Việt Nam, phải đến đầu những năm 1990, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì các trường ĐH Việt Nam mới quan tâm đến TH của mình. Những viên gạch đầu tiên cho quá trình truyền thông TH mới chỉ là việc thiết kế những website sơ sài mang tắnh thông tin hơn là quảng bá, thiết kế logo, slogan, tổ chức các cuộc thi, hoạt động về thể thao văn hóa giữa các trường ĐHẦ Những yếu tố đó phần lớn mang tắnh hình thức và giá trị thông tin tối thiểu hơn là quảng bá TH thực sự. Ngoài ra, GDĐH Việt Nam chưa nhìn nhận đúng sức mạnh và tận dụng ưu thế của BĐT trong công tác TT, quảng cáo hình ảnh của mình.

92

Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trong tất cả các lĩnh vực đã đặt GDĐH Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mới. Vì vậy, việc quan tâm phát triển và duy trì THGDĐH ở Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. BĐT với sức mạnh lan tỏa của một loại hình TT thời đại mới sẽ là công cụ PR hữu ắch giúp các trường ĐH đạt được mục đắch quảng bá và phát triển TH của mình:

+ Tăng cường nhận thức của người dân và chiếm được lòng tin của người dân trong nước về THGDĐH nước nhà.

+ Tạo ấn tượng về THGDĐH Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế với chất lượng được thế giới công nhận nhằm thay đổi tâm lý và nhận thức của người sử dụng dịch vụ giáo dục.

Tuy nhiên, để đạt được tối ưu hiệu quả TT trên BĐT, việc đưa thông tin lên các trang BĐT cần được chọn lọc kỹ càng sao cho thỏa mãn yêu cầu về đúng, đủ và quảng bá được hình ảnh nhà trường một cách khéo léo. Hiện nay, do kinh phắ hạn hẹp nên các trường ĐH trong nước chưa chú trọng đến vấn đề này, dẫn đến giá trị THGDĐH Việt Nam có phần giảm sút. Theo Tiến sỹ Hoàng Văn Quang, Tạp chắ Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội nhận xét: Ộviệc quảng bá của các trường hầu như mới chỉ diễn ra ở góc độ hình thức. Nội dung quảng bá vẫn còn chung chung, hầu như chưa nhấn mạnh được thế mạnh của mình. Ngoài những trường trên, còn có một bộ phận đại học vốn lâu nay đã nổi tiếng, được xã hội ghi nhận, thu hút lượng lớn sinh viên giỏi lại hầu như không quan tâm

đến công tác quảng bá, truyền thôngỢ.

Thực tế, rất nhiều trường ĐH trên thế giới đã và đang thực hiện những chiến dịch xây dựng TH dài kỳ, như ĐH Point Park (Mỹ) đã chi 1 tỷ USD cho chiến dịch phát triển THvào năm 2004, và ĐH Houston (Mỹ) cũng phát động Ộchiến dịch hình ảnhỢ trị giá 5 tỷ USD, kéo dài trong 5 năm từ năm 2005. Trong quá trình phát triển thương hiệu, BĐT được rất nhiều các tổ chức giáo dục, các trường ĐH danh tiếng lựa chọn làm công cụ TT chủ yếu. Điều này thể hiện rõ ưu thế vượt trội của BĐT trong việc quảng bá và phát triển THĐH

93

bởi sự gần gũi của nó trong đời sống của giới trẻ - đối tượng phục vụ chắnh của các trường ĐH.

Một phần của tài liệu Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)