Phát triển thương hiệu giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phát triển thương hiệu giáo dục đại học

Phát triển THGDĐH Việt Nam là chiến lược lâu dài và cần được triển khai rộng rãi, hiệu quả. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để BĐT ngày càng lớn mạnh và phổ biến trong đời sống, nhất là giới trẻ. Trong những năm gần đây, các trường ĐH trên khắp thế giới đã đầu tư rất mạnh vào các hoạt động TT đây để tạo ra cho mình một hình ảnh mong muốn, hay nói cách khác là tạo ra một TH trong cộng đồng. Sự đầu tư vào việc xây dựng danh tiếng vượt trội tạo điều kiện cho các trường chiêu mộ được những sinh viên và giảng viên tốt nhất, giữ được các giảng viên và cán bộ giỏi, thu học phắ cao hơn, và giảm thiểu khả năng lâm vào khủng hoảng. Tuy nhiên, tại Việt Nam THĐH chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường ĐH, đặc biệt là các trường có truyền thống lâu đời với ảo tưởng về danh tiếng của mình vẫn hướng tới mục tiêu phấn đấu trở thành một trường có trình độ ngang tầm khu vực hoặc thế giới, mặc dù chưa bao giờ tìm hiểu hình ảnh và vị thế thực sự của mình so với các trường quốc tế.

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi GDĐH cần phải hội nhập đầy đủ với GDĐH của thế giới với tốc độ khẩn trương và sát thực tiễn. Muốn phát triển được TH thì các trường ĐH ngoài việc giữ vững chất lượng trên mọi

48

mặt còn rất cần chú ý tới việc đào tạo theo nhu cầu xã hội và phổ biến rộng rãi những nỗ lực hoàn thiện nhà trường trong mắt mọi người dân Việt Nam. Đẩy mạnh THGDĐH thông qua BĐT là một trong những cách TT hợp thời và là hướng đi hiệu quả để phát triển THGDĐH Việt Nam. Đại học Vinh là một trong những ngôi trường đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thông qua Internet và BĐT: ỘKết quả tìm kiếm theo tên đại học Vinh nhận được số lượng và thứ hạng khá cao trên Internet. Một trường đại học thu hút được sinh viên nghĩa là ngôi trường đó đã để lại ấn tượng tốt trong lòng giới trẻ. Với nỗ lực củng cố và hoàn thiện trên mọi mặt, số lượng sinh viên nộp hồ sơ vào đại học Vinh ngày càng tăng mỗi năm, điều này chứng tỏ trong suốt thời gian qua nhà trường đã đi đúng hướng và tạo dựng được thương hiệu của mìnhỢ

(PGS.TS Đinh Xuân Khoa Ờ Bắ thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Vinh)

2.2.1.1. Báo điện tử đề cao khả năng phát triển tương lai cho sinh viên của các trường đại học

Xu hướng trên thế giới hướng tới đa ngành nghề nhằm giúp cho cá nhân tự thắch nghi đáp ứng với những ngành mới hay những thay đổi trong những ngành hiện tại. Như vậy, chương trình đào tạo ĐH cần phải giúp cho sinh viên tiếp tục đánh giá lại những năng lực, tắnh cách, sở thắch và đam mê ở bên trong mỗi cá nhân sinh viên và liên tục giúp cho họ đánh giá lại những ngành nghề có phù hợp hay không. Nói một cách khác, công tác hướng nghiệp cần phải thực hiện thường xuyên và công khai trên các phương tiện TT đại chúng để học sinh hiểu rõ năng lực bản thân cũng như năng lực đào tạo của trường ĐH mong muốn. BĐT đã có những bài viết đánh giá năng lực, kỹ năng, tắnh cách và quan tâm nghề nghiệp, các thông tin về nghề nghiệp, các yếu tố thay đổi nghề nghiệp trong các ngành, dự báo về nguồn nhân lực liên tục được cập nhật và truyền tải tới các bạn sinh viên.

Báo Giáo dục và Thời đại online đã có một loạt bài đánh giá triển vọng, cơ hội việc làm của nhiều chuyên ngành ĐH bằng những dẫn chứng thực tế rất

49

thuyết phục. Từ những thông tin đó, bài báo đã liệt kê các trường ĐH đang đào tạo ngành nghề này:

ỘNgành khoa học cây trồng hiện có đào tạo ở nhiều trường ĐH trong cả nước như ĐH Nông nghiệp I, ĐH Cần Thơ, ĐH Tiền Giang, ĐH Tây Nguyên, ĐH Thái Nguyên, ĐH VinhẦ Về cơ hội nghề nghiệp, theo ông Hữu Hải, Khoa học cây trồng là một ngành tương đối rộng nên tùy vào sở thắch và khả năng, sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực mình yêu thắch nên khi tốt nghiệp sinh viên chắc chắn sẽ đáp ứng tốt yêu cầu công việc của các nhà tuyển

dụngỢ(Cơ hội cho thắ sinh chọn ngành Khoa học cây trồng Ờ ngày 20/2/2014)

Đây là hình thức tư vấn kết hợp phát triển thương hiệu, giúp người học nhìn thấy được tiềm năng, cơ hội và tương lai mà chuyên ngành đào tạo của nhiều trường ĐH đem lại:

Học chuyên ngành CNSH, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại

rất nhiều vị trắ: Chuyên viên tại các viện Kiểm nghiệm, viện Nghiên cứu, các cơ quan Y tế, bệnh viện, xắ nghiệp Dược,Ầ Các doanh nghiệp trong nước chuyên về môi trường, xử lý nước thải, cây xanhẦ. Một số các công ty nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên trong ngành này là: Unilever, Bia Việt Nam, SanMiguel, Dutch Lady, công ty CNSH NanogenẦ Ngoài ra còn có rất nhiều các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân hay bệnh viện trong nước chuyên

về xử lý chất thải, môi trường, thực phẩm, phân bón, sinh phẩmẦỢ(Cơ hội việc

làm rộng mở với ngành Công nghệ sinh học Ờ ngày 23/2/2014)

Báo Giáo dục và Thời đại online ngày 03/05/2014 có bài viết: ỘCơ hội việc

làm cử nhân ngành Nhân họcỢ với những thông tin bổ ắch mang tắch gợi mở,

định hướng cho người học về một ngành chưa phổ biến là Nhân học. Với tâm lý

chung của đa số mọi người, những ngành học càng quen thuộc thì mức độ rủi

ro sau khi tốt nghiệp Đại học Ờ điển hình là vấn đề việc làm sẽ hạn chế hơn. Suy

50

những nhóm ngành đặc biệt, bài báo đã góp phần thay đổi quan điểm của độc

giả về vấn đề này:

ỘHiệp hội Nhân học Mĩ có những gợi ý rằng các nhà Nhân học giờ đây không chỉ hoạt động ở các địa bàn xa xôi hẻo lánh mà họ còn làm việc trong các doanh nghiệp, ở tất cả các cấp chắnh quyền, ở các cơ sở giáo dục và các tổ chức phi lợi nhuận. Các nhà nhân học thậm chắ còn làm việc ở những nơi bị thiên tai đe doạ như Ground Zero ở New York và Gulf Coast sau trận bão lớn mang tên KatrinaẦỢ

Bên cạnh những yếu tố đánh giá toàn diện chất lượng trường ĐH, những điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển tương lai cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá chất lượng hay TH một trường ĐH. Đặc biệt, vấn đề việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp đang rất nóng ở Việt Nam hiện nay và tác động trực tiếp đến tâm lý chọn trường, chọn ngành ĐH của người dân. Nhà trường cần cô ̣ng hưởng ra bên ngoài với các doanh nghiê ̣p , các hiệp hội, các chương trình hỗ trợ, các doanh ng hiê ̣p xã hô ̣i nhằm gia tăng giá tri ̣ cho các chương trình hướng nghiê ̣p cho sinh viên . BĐT là công cụ thông tin có khả năng lan truyền nhanh, rộng trong xã hội sẽ là cầu nối giữa nhà trường và người học. Vì vậy, để chứng minh được năng lực của mình, các trường ĐH cần đẩy mạnh phát triển THtrên BĐT song song với quá trình hoàn thiện và đổi mới của mình.

2.2.1.2. Báo điện tử góp phần khẳng định chất lượng của các trường đại học Việt Nam

Những trường ĐH tốt nhất là những trường có động lực nội tại trong việc tự cải thiện để hoàn thiện và cho người học thấy được khả năng phát triển lâu

dài về mọi mặt. BĐT đã khẳng định chất lượng đào tạo cũng như khả năng của

sinh viên các trường ĐH Việt Nam không hề thua kém so với khu vực và trên thế giới.

51

Báo Giáo dục và Thời đại online ngày 6/6/2013 có bài viết: "Trường ĐH

Việt Nam nuôi dưỡng tố chất lãnh đạo của SV" phỏng vấn 4 gương mặt sinh viên xuất sắc nhất của các trường Học viện Ngoại giao, ĐH Ngoại thương Hà Nội

và ĐH KHXH&NV TP.HCM đại diện Việt Nam tham dự Chương trình Sáng kiến

Tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi lần thứ 12 (HYLI). Bài viết tuy nhằm mục đắch biểu

dương cá nhân tiêu biểu nhưng thông qua cách đặt title bài báo "Trường ĐH

Việt Nam nuôi dưỡng tố chất lãnh đạo của SV" đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về những trường ĐH mà các sinh viên đó đang theo học.

Báo điện tử Dân trắ ngày 9/7/2013 đã có bài viết: ỘLựa chọn trường ĐH

uy tắn, chất lượng caoỢ để giới thiệu về trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. Bài viết đề cao những ưu điểm của trường bằng những dẫn chứng cụ thể đầy tắnh thuyết phục đã giúp hình ảnh của ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM ấn tượng và nổi bật hơn rất nhiều trong mắt độc giả:

ỘĐội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên HUTECH có trình độ chuyên môn cao, giỏi về nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy tốt. Trường hiện có hơn 660 giảng viên cơ hữu gồm 4 Giáo sư, 10 Phó Giáo sư, 153 Tiến sỹ khoa học - Tiến sỹ và 350 Thạc sỹẦTrường hiện sở hữu các khu học xá được xây dựng khang trang, hiện đại với tổng diện tắch xây dựng trên 50.000m2 gồm 200 phòng học lý thuyết chuẩn quốc tế, được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập như máy tắnh, projector, trên 60 phòng thực hành thắ nghiệm với công nghệ cao, tiên tiếnỢ

Chất lượng của trường Đại học bao gồm nhiều yếu tố như: phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, trình độ của giảng viên, sinh viên,Ầ so với tương quan trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. Bất cứ sinh viên nào cũng có nguyện vọng chắnh đáng là được theo học trong môi trường Đại học toàn diện với đầy đủ các yếu tố tốt nhất phục vụ cho việc học tập của mình. Chắnh vì vậy, báo điện tử đã tập trung khai thác khắa cạnh này để nhằm củng cố và phát triển

52

thương hiệu cho giáo dục Đại học Việt Nam, thu hút sự quan tâm và lựa chọn của người học.

2.2.1.3. Báo điện tử góp phần khuyến khắch người học ưu tiên lựa chọn các trường đại học Việt Nam

Bên cạnh việc PR cho THGDĐH trong nước, BĐT cũng góp phần định hướng dư luận và tạo ra sức cạnh tranh với các trường ĐH quốc tế, các hình thức đào tạo liên kết, du học tại chỗ, du học,Ầ

Việt Nam hiện nay đã có trên 30.000 SV đang du học tự túc ở nước ngoài, chi phắ ước tắnh khoảng 300 triệu Đôla/ năm. Xu hướng du học nước ngoài tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada có khuynh hướng ngày càng được ưa thắch mặc dù đi du học không hề rẻ so với tương quan thu nhập ở Việt Nam. Du học được xem là một hành động đầu tư cho tương lai, những người du học từ các nước sẽ có thể tìm được cho mình một công việc với một mức lương mong muốn một cách dễ dàng hơn so với những người học tập trong nước. Bằng cấp nước ngoài luôn là một lợi thế trong thị trường việc làm và tạo ra cơ hội làm việc ở bất kỳ quốc gia nào dựa trên khả năng và thành tắch học tập. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ắch to lớn đó, lựa chọn đi du học thay vì học ĐH trong nước cũng kéo theo rất nhiều áp lực và thách thức:

Đi du học không phải là con đường trải toàn hoa hồng, không phải lúc

nào cũng là những giây phút vui vẻ, thú vị mà cũng có những chông gai, khó khăn vì phải xa nhà, phải sống tự lập; khi những ngày lễ Tết chỉ có thể nói chuyện được nửa tiếng với bố mẹ...Đó là chưa kể việc phần lớn các bạn trẻ Việt Nam muốn đi du học thường gặp khó khăn về mặt tài chắnh vì chi phắ ăn học ở bên nước ngoài rất tốn kém, vắ dụ, ở trường Princeton, tổng chi phắ học tập và sinh hoạt lên đến gần $57000 một năm và ở các trường rẻ nhất ở Mỹ cũng

không ắt hơn $20000 - $ 30000Ầ.Ợ(Con đường không trải hoa hồng - Báo Giáo

53

Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, rất nhiều bậc phụ huynh có nhu cầu và đủ khả năng cho con em đi du học nước ngoài. Tâm lý này xuất phát từ mong muốn cho thế hệ sau được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến nhất, đồng thời, nó hình thành từ sự kém tin tưởng vào các trường ĐH trong nước. Bài báo này đã thể hiện chân thực cuộc sống hàng ngày của các du học sinh, những vấn đề khó khăn trong sinh hoạt, chi phắ tốn kém,Ầ Đây là một cách khéo léo để tạo ra sự cân nhắc khi lựa chọn đi du học, đồng thời, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho TH giáo dục Việt Nam.

2.2.1.4. Báo điện tử nâng cao uy tắn và tạo ra niềm tin cho người học đối với giáo dục đại học Việt Nam

BĐT đã tổng hợp những đổi mới, thành tựu mà GDĐH Việt Nam đã đạt được. Trong bài viết: ỘĐiểm vàngỢ của GDĐH năm 2013Ợ (Báo Giáo dục và Thời đại online ngày 29/1/2014) đã khái quát lại 6 điểm nổi bật đáng lưu ý của GDĐH năm 2013 như: Trả liên thông về giá trị thực, Bỏ chương trình khung giáo dục ĐH, 57 ngành không được đào tạo tiến sĩ, Các nhà khoa học ĐHQGHN công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chắ số một của thế giới Ờ Nature,PGS Phạm Văn Cương trúng tuyển hiệu trưởng ĐH Hải Phòng, Chắnh thức Ộmở cửaỢ tuyển sinh riêng. Trong bối cảnh ngành GDĐH Việt Nam chưa tạo được dấu ấn mạnh mẽ thì bài báo đã tổng hợp và nhấn mạnh những thành công mà ngành đã đạt được. Điều này giúp tạo dựng niềm tin tưởng với người học vào tương lai và sự phát triển của THGDĐH Việt Nam.

Trong bài phỏng vấn về vấn đề phát triển, quảng bá THGDĐH Việt Nam trên BĐT, Nhà báo Nguyễn Thị Hoài Thu, phụ trách mục Tuyển sinh và Du học báo điện tử 24h.com.vn đã nhận xét: ỘVài năm trở lại đây, phong trào đi du học sau khi tốt nghiệp THPT diễn ra khá phổ biến. Điều này cho thấy thế hệ trẻ ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận định một vấn đề: đó là giáo dục Đại học

54

Việt Nam chưa tạo được niềm tin và sức hút đối với người học. Nếu có khả năng hay tài chắnh thì đa số đều lựa chọn đi du học, thậm chắ là du học tự túc, tại chỗ hay lựa chọn các trường quốc tế của nước ngoài ở Việt Nam thay vì các trường trong nước. Tôi cho rằng đây là một vấn đề đáng lưu tâm, bởi các trường Đại học Việt Nam đã và đang bị Ộchảy máuỢ nhân tài và tỏ ra yếu thế hơn so với khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu cho giáo dục Đại học Việt Nam là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết trong thời buổi hiện nayỢ

Tựu chung lại, củng cố sức mạnh bên trong để thực hiện tốt nhất những cam kết của mình đối với xã hội là phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Một trường ĐH dù có môi trường học tập hoàn hảo, giảng viên xuất sắc, chương trình đào tạo cập nhật với nội dung phù hợp nhu cầu xã hội, cơ chế quản lý hiệu quả nhưng không thu hút được sinh viên vì không ai biết đến Ờ cho dù vì bất cứ lý do gì Ờ thì về hiệu quả không hơn gì một trường ĐH tồi không ai đến học, vì không thực hiện được lời cam kết của mình với xã hội. Nói cách khác, một trường ĐH không thể nói đến TH khi chưa đủ điều kiện và năng lực để thực hiện cam kết của mình, nhưng chỉ có năng lực và điều kiện thôi thì chưa đủ để có một TH mạnh, mà còn phải kèm theo đó một kế hoạch TT và quảng bá TH hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)