Chuyên đề, chuyên mục

Một phần của tài liệu Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Chuyên đề, chuyên mục

Hiện nay, các trang BĐT đều có thiết kế giao diện truyền thống gồm một thanh công cụ chứa các chuyên mục cụ thể bên trong. Nhờ đó, người đọc có thể dễ dàng tra cứu thông tin mình quan tâm trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bốn trang BĐT: Giáo dục và Thời đại, Giáo dục Việt Nam, Dân trắ và Tiền phong cũng có chung cấu trúc dàn trang như vậy. Chuyên mục giáo dục trên các tờ báo này đều có điểm chung là cập nhật thông tin tuyển sinh, giới thiệu trường ĐH, ngành học và tuyên truyền các quy định, thông tin mới của lĩnh vực GDĐH.

BĐT cũng tham gia vào việc phát triển và quảng bá THGDĐH Việt Nam thông qua các bài chuyên đề. Chuyên đề cũng là một hình thức trao đổi, phổ biến thông tin, kiến thức như tọa đàm, nhưng có một phạm vi rộng hơn và một chủ đề rõ rệt hơn, tập trung hơn.

Báo Giáo dục Việt Nam đã có hai bài chuyên đề về thực trạng của các trường ĐH tư thục ở Việt Nam và chia thành 2 kỳ: ỘCông bằng cho trường ngoài công lậpỢ (ngày 26/02/2013) và ỘCông bằng cho trường ngoài công lập (Kỳ 2):

69

Nhập nhằng tư trong côngỘ (27/02/2013) với nội dung phân tắch, đánh giá tình hình thực tế, những khó khăn mà các trường ĐH tư nhân Việt Nam đang gặp phải. Các bài viết này đã trình bày một cách tuần tự về quá trình thành lập, các vướng mắc về chắnh sách quản lý, những bất cập trong tuyển sinh, sự cạnh tranh gay gắt của các trường công lập,Ầ Bằng lập luận chặt chẽ, các dẫn chứng thuyết phục, quan điểm của người viết được nêu rõ ràng trong bài đã giúp độc giả thay đổi cách nhìn nhận đối với các trường ĐH ngoài công lập hiện nay.

Khi thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo có chắnh sách đổi mới Luật GDĐH có nội dung quy định quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, mà trước hết là tự tuyển sinh đầu vào các trang BĐT cũng đã lên tiếng bằng một loạt bài viết chuyên đề về vấn đề này. Báo điện tử Dân trắ đã có các bài báo: ỘThứ trưởng GD-ĐT: ỘCơi nớiỢ quyền tự chủ cho mọi trường ĐHỢ (ngày 16/7/2012), ỘChỉ giao tự chủ khi văn bản dưới Luật được ban hànhỢ (ngày 2/1/2013), ỘBộ GD-ĐT luôn tạo điều kiện cho các trường được tự chủ tuyển sinhỢ (07/02/2013). Các bài báo này không chỉ cung cấp thông tin cho người đọc mà còn tập trung đánh giá, theo dõi ý kiến phản hồi từ phắa các nhà quản lý và công chúng, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chắnh sách mới này.

Một phần của tài liệu Phát triển và quảng bá thương hiệu giáo dục đại học Việt Nam trên báo điện tử hiện nay (Trang 77)