7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Vai trò của báo điện tử trong việc truyền thông phát triển, quảng bá
Hiện nay, trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, các trường ĐH ngày càng nhận ra tầm quan trọng của TT trong việc kết nối với xã hội, với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các đối tác và cả với người học. Một đơn vị mạnh, có
cơ sở vật chất tốt, hoạt động hiệu quả, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
mà không kết nối được ra bên ngoài, không quảng bá rộng rãi thì sẽ không phát
huy được thế mạnh của mình, không thu hút được các nguồn lực phục vụ phát
triển.
Tại Việt Nam, một số lượng không nhỏ các trường ĐH và cao đẳng mới,
cả công lập và ngoài công lập, đã được mở trong những năm gần đây, tạo ra
một môi trường cạnh tranh rất khó khăn. Hiện tượng các trường ĐH, cao đẳng
39
còn là chuyện dễ dàng như trước, đặc biệt là với những trường chưa có Ộthương hiệuỢ. Điều này được thể hiện phần nào thông qua các kz thi tuyển sinh ĐH, khi có không ắt trường ĐH không thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu với điểm
sàn (vốn đã rất thấp) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra, và buộc phải hủy bỏ
một số ngành đào tạo. Ngoài ra, Quốc hội đã ban hành Luật quảng cáo số
16/2012/QH13, tại chương 3, mục 2, Điều 23 nêu rõ những quy định cụ thể về
Quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử. Đồng thời, Luật số 12/1999/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chắ (Quốc hội Khoá X, kz họp thứ 5), chương III, điều 10 quy định Những điều không được thông tin
trên báo chắ. Các văn bản pháp quy này sẽ tạo tiền đề pháp lý để các trường đại
học Việt Nam mạnh dạn sử dụng BĐT như một công cụ quảng bá hình ảnh của
mình. Trong một lĩnh vực nhạy cảm như giáo dục, với yếu tố quảng bá trên báo
chắ, nhất là BĐT tại Việt Nam còn nhiều bất cập, lệch lạc như hiện nay, cơ chế
quản lý hoạt động báo chắ nói chung rất cần thiết.
Nhờ vào các ưu thế đặc trưng, BĐT là công cụ hữu hiệu để phát triển, quảng bá THGDĐH Việt Nam. Trước hết, khả năng tương tác đa chiều của BĐT chắnh là cầu nối hữu hiệu thu hẹp khoảng cách và phạm vi giao tiếp giữa các
trường ĐH với các yếu tố xã hội khác. Qua các website, rất nhiều thông tin mà
trường ĐH đó muốn công bố sẽ được cập nhật và lan truyền chỉ thông qua những thao tác đơn giản. Từ đó, sinh viên, người muốn theo học, doanh nghiệp
muốn đầu tư, hợp tác sẽ có cái nhìn trực quan và toàn diện về trường. Chắnh
khả năng kết nối không biên giới của BĐT giúp cho mọi người dù không chung phạm vi lãnh thổ với trường ĐH cũng có thể nắm bắt thông tin mà không cần phải di chuyển.
Trên thực tế, đa số học viên trước khi quyết định nộp hồ sơ đều dành thời gian nghiên cứu tỉ mỉ xem trường ĐH đó có thực sự phù hợp, có phải
40
Ộmiền đất hứaỢ để họ phát triển bản thân không. Và lúc này, việc tra cứu thông tin trở nên vô cùng quan trọng như: thông tin tuyển sinh, chất lượng cơ sở vật chất, hoạt động ngoại khóa cũng như các cơ hội để tiếp cận với môi trường làm việc,Ầ Trên BC, thư viện hay học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước đều có thể giải quyết được vấn đề này, nhưng không một cách thức nào đơn giản
và nhanh chóng bằng việc ngồi trước máy vi tắnh để tra cứu. Với khả năng tìm
kiếm cho ra khối lượng kết quả khổng lồ chỉ trong vài giây, BĐT xứng đáng là
kho thông tin tư liệu, là thư viện ảo để PR hình ảnh rất tốt cho các trường ĐH.
Nhiều người đã công nhận, họ cảm thấy có ấn tượng rất tắch cực về các
trường ĐH khi truy cập website của trường hay đọc những thông tin về hoạt động bề nổi của trường trên BĐT. Hiện nay, học ĐH không chỉ đơn thuần là sự
thu nhận kiến thức, nó còn là giai đoạn quan trọng để phát triển và ghi dấu ấn
cá nhân của người học nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này. Một trường ĐH có bề dày truyền thống với phương pháp đào tạo hấp dẫn, có
nhiều người nổi tiếng và thành công đã từng theo học sẽ tạo ra sức hút mạnh
mẽ với giới trẻ. Các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng có căn cứ niềm tin vào chất lượng nguồn nhân lực do trường ĐH đó cung cấp.
Bên cạnh khả năng thông tin, các phương tiện TT còn đóng vai trò to lớn
trong việc giải quyết khủng hoảng và định hướng dư luận. Với ưu thế vượt trội, BĐT là công cụ hữu hiệu có khả năng làm tốt nhiệm vụ này. Mặc dù không vấp phải sự cạnh tranh gay gắt như trong các lĩnh vực khác, thế nhưng sự nhiễu loạn thông tin có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến THGDĐH Việt Nam. Khi thông tin sai lệch, tiêu cực xuất hiện, việc làm cấp thiết và quan trọng là phải đưa ra thông tin chắnh thống để tránh gây hoang mang dư luận.
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tắnh đến đầu năm 2012, cả nước có trên 30,6 triệu người sử dụng Internet, tương ứng với 35,11% dân số và trong 3 năm tới, tức là đến đầu năm 2015, con số này được
41
dự báo là 40-45 triệu người, bằng một nửa dân số, đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (75%), Malaysia (trên 62%), Brunei (trên 55%). Đây là một con số rất ấn tượng về tốc độ phát triển công nghệ thông tin của nước
nhà, đồng thời nó tạo ra cơ hội chuyển mình mạnh mẽ, tạo ra chỗ đứng vững
chắc và khả năng cạnh tranh cao của THGDĐH Việt Nam.
Tựu chung lại, BĐT có tiềm năng và vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển, quảng bá THGDĐH Việt Nam. Đây là kênh cung cấp thông tin đa chiều, hữu hiệu và nhanh chóng góp phần tạo dựng nên bộ nhận diện THGDĐH
cũng như tuyên truyền nó trên phạm vi rộng nhất. BĐT còn trở thành diễn đàn
quan hệ công chúng để các trường ĐH mở rộng giao lưu và gắn kết chặt chẽ
mọi hoạt động của mình với xã hội. Và khi sự cạnh tranh bắt đầu gay gắt giữa
các trường ĐH trong nước và quốc tế, nếu biết đánh giá và khai thác hiệu quả mọi ưu thế của BĐT cũng là cách để các trường ĐH bảo vệ uy tắn, phát huy thế
mạnh và tạo ra dấu ấn bản sắc riêng cho mình. Với tắnh thời sự cao, khả năng
lan truyền mạnh mẽ, số lượng người truy cập các trang BĐT ngày càng cao sẽ tạo điều kiện để THGDĐH Việt Nam phát triển.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thông qua việc tiếp cận những định nghĩa Ộthương hiệuỢ và Ộthương
hiệu đại họcỢ và các nhân tố có liên quan đã cho thấy mối tương quan giữa các
khái niệm này.
Mặc dù giáo dục đã từng được coi là một lĩnh vực hoàn toàn tách biệt với
kinh doanh, nhưng ngày nay, khi mà những nguyên tắc kinh tế thị trường ngày
càng phát triển thành một trong những nhân tố chắnh nuôi sống loài người, thì
ngành giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng, cũng đã và đang áp dụng những
nguyên tắc đó để thúc đẩy sự phát triển của mình. Nhìn từ góc độ kinh doanh,
giáo dục được coi là một ngành dịch vụ, trong đó các cơ sở đào tạo là nơi cung cấp dịch vụ, còn khách hàng chắnh là người học. Trong kinh doanh, TH càng
42
mạnh thì giá trị thặng dư nó đem về càng lớn và chủ thể mà TH đó đại diện luôn chiếm ưu thế vượt trội trong lĩnh vực đang tham gia. Tương tự như vậy, để có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh, các cơ sở giáo dục ngày nay, kể cả các cơ sở
giáo dục được nhà nước bảo trợ, không còn có thể thụ động chờ Ộkhách hàngỢ
tìm đến, mà phải tìm cách quảng bá hình ảnh và tên tuổi của mình đến càng nhiều đối tượng càng tốt, đặt ra vấn đề về Ộxây dựng và phát triển thương hiệuỢ trong giáo dục.
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, các phương tiện TT đại chúng trở thành một trong những Ộmón ăn tinh thầnỢ không thể thiếu của mọi người. Nhu cầu tiếp cận thông tin để không bị tụt hậu so với tốc độ phát triển của xã hội đã vô thức hình thành nên thói quen theo dõi và cập nhật thông tin
từng ngày, thậm chắ là từng giờ, từng phút. Có cầu thì ắt có cung, BĐT dù ra đời
muộn nhưng được xem như xu thế phát triển mới của BC Việt Nam trong tương lai. Với số lượng người truy cập lên đến hàng chục triệu mỗi ngày, việc quảng bá THGDĐH trên BĐT được xem là cách thức thông minh và theo ỔỖkịp tư duy của nhiều trường ĐH trên thế giới. Muốn bán một sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, đầu tiên phải làm quảng cáo để nhiều người biết đến sản phẩm và có độ tin cậy trước khi sử dụng. Trường ĐH cũng vậy, danh tiếng rất quan trọng để sinh viên có thể biết và lựa chọn vào học. Nhất là khi mà chúng ta mở cửa hội nhập và muốn Ộnhập khẩuỢ một lượng sinh viên Ộquốc tếỢ, chứ không phải chỉ Ộxuất khẩuỢ sinh viên như bây giờ,Ầ Trao đổi về tầm quan trọng của việc phát triển, quảng bá thương hiệu đại học Việt Nam, Tiến sỹ Hoàng Văn Quang, Tạp
chắ Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội đã chia sẻ: ỘNội dung quảng bá vẫn còn
chung chung, hầu như chưa nhấn mạnh được thế mạnh của mình. Ngoài những
trường trên, còn có một bộ phận đại học vốn lâu nay đã nổi tiếng, được xã hội
43
tác quảng bá, truyền thông. Quan niệm ỘHữu xạ tự nhiên hươngỢ vẫn nặng nề, rất dễ khiến các trường ngủ quên trên chiến thắng, đến khi giật mình tỉnh dậy
thì đã muộn. Trong khi đó, những trường đại học lớn như Harvard, Oxford,
BerkeleyẦ gạt không hết tinh hoa xã hội mà hàng năm họ vẫn chi một khoản thắch đáng để quảng bá thương hiệu.Ợ. Vì vậy, nếu biết cách vận dụng và khai thác ưu thế của BĐT, THGDĐH Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển, tạo ra khả năng cạnh tranh cao, từ đó sẽ gián tiếp thúc đẩy GDĐH ngày càng lớn mạnh. Trong tương lai không xa, chúng ta có quyền tin tưởng và hi vọng THGDĐH Việt Nam sẽ được công nhận và vươn tầm ảnh hưởng ra khu vực cũng như trên thế giới.
44
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 2.1. Sơ lược về các tờ báo khảo sát
2.1.1.Báo Giáo dục và Thời đại Online (www.gdtd.vn)
Báo Giáo dục và Thời đại Online có cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, bắt đầu ra mắt và hoạt động từ năm 2002. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, báo đã liên tục cập nhật thông tin về tình hình giáo dục, tuyển sinh, cũng như giải đáp các thắc mắc về chế độ chắnh sách giáo dục.
Hiện nay, báo Báo Giáo dục và Thời đại online có 13 chuyên mục: Thời
sự, Giáo dục, Kết nối, Trao đổi, Khoa học, Công nghệ, Trẻ, Văn hóa, Gia đình,
Sức khỏe, Thế giới, Xả xì trét, Nhân ái. Mội chuyên mục lớn lại được chia thành
những tiểu mục nhỏ với nội dung cụ thể, bám sát nhu cầu tìm kiếm và thu thập
thông tin của độc giả.Trang web có khả năng tìm kiếm giúp người đọc tìm các
số báo đã ra theo chuyên mục và thời gian một cách rất nhanh chóng và tiện
ắch.
Sự ra mắt của báo Báo Giáo dục và Thời đại online góp thêm một loại hình truyền tải thông tin giáo dục và đào tạo, cho phép người dùng cập nhật các tin tức, sự kiện về giáo dục trong nước và thế giới một cách nhanh chóng và phong phú hơn, đặc biệt là các vấn đề nóng hổi như tuyển sinh cao đẳng Ờ ĐH, du họcẦ.
2.1.2.Báo Giáo dục Việt Nam (www.giaoduc.net.vn)
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cơ quan chủ quản là Hiệp hội các Trường ĐH, Cao đẳng ngoài công lập Việt Nam. Cũng giống như các tờ báo điện tử khác, báo điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp cho người đọc những thông tin trong nhiều lĩnh vực: Giáo dục, Xã hội, Quốc tế, Kinh tế, Văn hóa, Sức khỏe,Ầ Với sự nỗ lực không ngừng để hoàn thiện cả nội dung và hình thức,
45
website giaoduc.net.vn đã trở thành địa chỉ quen thuộc và có lượng độc giả truy cập thường xuyên khá cao.
Nếu như các trang BĐT khác, lĩnh vực Giáo dục chỉ chiếm một chuyên mục thì ở báo điện tử Giáo dục Việt Nam có ba chuyên mục lớn về nội dung này: Giáo dục 24h, Du học, Giáo dục quốc phòng. Điều này đã thể hiện sự tương đồng về số lượng thông tin cung cấp đúng với tên gọi của báo. Những bài viết ở các chuyên mục giáo dục đã phần nào bám sát được hoạt động, phản ánh thực trạng chung, thông tin nhanh chóng những diễn biến của ngành giáo dục Việt Nam nói chung. Những bài báo về GDĐH trong các mục Tuyển sinh, Chuyên gia giáo dục, Gương giáo dục được cập nhật liên tục, đảm bảo tắnh thời sự cao.
Chuyên mục giáo dục của báo có thiết kế giao diện giúp người đọc dễ theo dõi với các phần như: thông tin chắnh, đọc/xem nhiều nhất và đặc biệt là phần thảo luận mới, nơi bạn đọc trao đổi ý kiến của mình về các vấn đề của giáo dục. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng thể hiện tắnh chuyên môn cao so với các trang báo mạng khác khi đưa Giáo dục quốc phòng vào một chuyên mục riêng, phân biệt với giáo dục trường học thông thường.
2.1.3.Báo điện tử Dân trắ (www.dantri.com.vn)
Dân trắ là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam ra mắt vào tháng 4/2005, ban đầu báo kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tin tức Việt Nam.
Kết quả thống kê mới nhất của công ty khảo sát thị trường uy tắn có quy mô toàn cầu Kantar Media thì báo Dân trắ đứng thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Google và là website được dùng thường xuyên nhất ở trong nước. Còn theo
thống kê của Opera thì bản mobile của báo Dân trắ cũng chỉ đứng sau Google về
46
Theo Google Analytics, đến nay, mỗi tháng báo điện tử Dân trắ có 900 triệu lượt truy cập; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt truy cập ở cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân trắ và DTINews). Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của tờ báo này (http://www.dantri.com.vn/) xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ Ộtăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầuỢ. Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng.
Hiện nay, Dân trắ là tờ báo điện tử có tốc độ cập nhật tin tức nhanh chóng và là lựa chọn của đông đảo độc giả khi có nhu cầu tìm kiếm và theo dõi tin tức. Dân trắ có diễn đàn trực tuyến về các vấn đề kinh tế, chắnh trị, thể thao, văn hoá, giáo dục... Nhiều sự việc tuy mới diễn ra và thông tin trên báo ngay lập tức đã nhận được vô số các phản hồi từ độc giả, điều này cho thấy ưu thế và sự phát triển của báo điện tử Dân trắ so với các trang BĐT khác tại Việt Nam.
2.1.4.Báo Tiền Phong Online (www.tienphong.vn)
Báo Tiền Phong Online là Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chắ Minh, là tờ BĐT cung cấp thông tin về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là phiên bản trực tuyến của báo Tiền Phong Ờ một tờ báo có uy tắn về nội dung, luôn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đấu tranh bảo vệ lẽ phải,