Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 88)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Ngôn ngữ

Mỗi nhà văn trƣớc hết phải là một nhà nghệ sĩ của ngôn từ. Bởi ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, nó là yếu tố đầu tiên của văn học. Nhà văn muốn có tác phẩm hay thì trƣớc tiên anh ta phải có đƣợc một hệ thống ngôn từ phong phú, có phong cách riêng bằng cách liên tục trau dồi, học hỏi từ nhiều nguồn, cả trong sách vở lẫn ngoài thực tế. Đối với tiểu thuyết lịch sử, dạng tiểu thuyết mang tính chất đặc thù thì việc trau chuốt ngôn ngữ càng phải đƣợc coi trọng. Tiểu thuyết lịch sử do chịu sự chi phối của đặc trƣng thể loại nên bản thân nó phải tạo nên đƣợc một bức tranh ngôn từ đặc biệt, sao cho ngƣời đọc

89

thấy đƣợc ngôn ngữ đó phải mang màu sắc lịch sử của không gian lịch sử mà tác phẩm đề cập, nhƣng không đƣợc quá khiêng cƣỡng, xa rời độc giả hiện đại. Theo khảo sát của chúng tôi, nếu phân chia theo không gian văn hóa, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật tồn tại hai lớp ngôn ngữ: ngôn ngữ cung đình và ngôn ngữ bình dân.

* Ngôn ngữ cung đình cổ kính, trang trọng

Đa số các tác phẩm đều xuất hiện một không gian cung đình nhà Lê - Trịnh cho nên ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong bối cảnh không gian này mang đậm màu sắc lịch sử, trang trọng. Biểu hiện đầu tiên của loại ngôn ngữ này là các cung cách xƣng hô của vua quan trong triều đình, việc nhắc tƣớc vị trƣớc tên ngƣời trong tác phẩm. Trong các tác phẩm thƣờng xảy ra hiện tƣợng xuất hiện dày đặc các tƣớc hiệu khác nhau của quan lại, vua chúa, ví dụ nhƣ trong văn bản trang 230 của Chúa Trịnh Khải in trong Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, Nxb Khoa học Xã hội, 2011 xuất hiện bốn vị quan thì khi viết tên cả bốn đều có tên tƣớc hiệu ở đằng trƣớc: Tuân Sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân, Đốc đồng Ngô Thì Nhậm, Hân Quận công Nguyễn Phƣơng Đĩnh, Hồng Lĩnh hầu Nguyễn Ly. Việc nhắc tƣớc hiệu nhƣ vậy tuy là có thể làm cho văn bản thêm giàu màu sắc lịch sử và cung cách cung đình nhƣng lại khiến độc giả rất khó theo dõi, dễ gây nhầm lẫn các nhân vật với nhau. Trong một số trƣờng hợp, việc sử dụng tƣớc hiệu quá nhiều sẽ làm mất đi sự tự nhiên của câu văn, khiến văn mất đi sức hút. Ngoài ra, các từ dùng để xƣng hô trong giao tiếp, đối thoại nơi cung vua, phủ chúa cũng mang đậm dấu ấn cung đình nhƣ: vƣơng thƣợng, thƣợng công, thế tử, hoàng tử, trừ quân, chúa, trƣởng tử, hoàng hậu, thái phi, tiệp dƣ, lệnh bà, khanh, trẫm, chầu, … thực sự hiệu quả trong việc gây dựng nên một không gian cung đình xƣa với những nét trang trọng chuẩn mực của nó.

Biểu hiện thứ hai của ngôn ngữ mang màu sắc cung đình là kiểu ngôn ngữ sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Theo công trình Phong cách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật của Mai Thị Thanh Hà, tác giả đã thống kê đƣợc 39 lần điển tích, điển cố đƣợc sử dụng [20, tr.110]. Trong đó, việc sử dụng điển tích, điển cố

90

thƣờng đƣợc dùng riêng trong ngôn ngữ của tầng lớp quan lại, vua chúa trong tác phẩm. Ví dụ, trong Bà chúa Chè, đoạn đối thoại giữa Đặng Thị Huệ và chúa Trịnh Sâm xung quanh việc đập vỡ viên ngọc quý làm ta có thể thấy đƣợc việc khéo léo sử dụng điển cố văn chƣơng một cách tự nhiên, thoải mái của họ:

“Có thế mà nàng tru tréo lên:

- Chúa Thƣợng quí vật hơn ngƣời! Lỡ ra vỡ thì chúa thƣợng giết thần thiếp chứ gì! Thôi thì tấm thân đã không đƣợc chuộng bằng hòn đá Quảng Nam thì thà chết cho xong, sống làm gì. Đầu thần thiếp cùng ngọc này cùng vỡ!

Nói đoạn, nàng cầm hòn ngọc quật xuống thềm vỡ tan rồi ngồi phục xuống: - Tấm thân vứt bỏ xin chịu tội trƣớc mặt chúa thƣợng.

Chúa Tĩnh Đô phải lấy tay đỡ nàng dậy rồi dỗ dành:

- Thôi đi! Cô Lạn Tƣơng Nhƣ! Đây không phải triều đƣờng nƣớc Tần mà cô cũng không phải sứ nƣớc Triệu mà đe "thần đầu dữ bích câu toái" (đầu tôi cùng ngọc này cùng vỡ).

Nàng đứng dậy nói:

- Chúa thƣợng tiếc hòn ngọc là phải. Hòn ngọc ấy cũng có giá liên thành. - Không phải là ta quý hòn ngọc hơn ái khanh, nhƣng hòn ngọc ấy quân sĩ đã vƣợt ngàn dặm mang về, ta quí là quí tƣớng sĩ đã xông pha tên đạn, dãi gió, dầm sƣơng... mới mang đƣợc hai trấn Thuận Quảng với hòn ngọc ấy về. Nay khanh đập vỡ thì thôi.

Những câu nói của nàng đều khéo dùng điển cố văn chƣơng khiến chúa Trịnh đã yêu lại càng thêm yêu, đã nể lại tăng bội phần nể” [33, 176]

Đây là đoạn đối thoại có sử dụng câu nói nổi tiếng “thần đầu kim dữ bích câu toái” của Lạn Tƣơng Nhƣ, sứ giả nƣớc Triệu khi xƣa. Theo tích cũ, ngƣời này đã đem viên dạ Minh Châu từ nƣớc Triệu sang đổi lấy 15 thành nƣớc Tần mặc dù biết rõ ý đồ của Tần vƣơng là cƣớp ngọc rồi xóa bỏ giao ƣớc ngay sau đó. Trong truyện, để đối phó với vua Tần, ông ta đã dùng kế đem viên ngọc quý toan đập vỡ để đe dọa Tần vƣơng phải giữ đúng lời hứa (dựa theo tác phẩm Đông Chu liệt quốc

91

của Phùng Mộng Long cuối đời Minh, chƣơng 96 do Nxb Tác gia Bắc Kinh phát hành) [38].

* Ngôn ngữ bình dân

Ngoài không gian cung đình, các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật còn tồn tại không gian văn hóa làng quê, phố thị, những không gian sinh hoạt của ngƣời bình dân xƣa. Ở đó, tác giả đã sử dụng một loạt ngôn ngữ mang màu sắc bình dân vừa giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, đồng thời vừa đảm bảo tính lịch sử của thời điểm lịch sử mà tác phẩm đề cập.

Biểu hiện đầu tiên của ngôn ngữ dân gian là các tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân. Ví nhƣ trong Bà chúa Chè, có riêng một đoạn toàn là các câu hát, ca dao dân ca dân gian:

“Rồi thì nƣơng chè vang lên những tiếng hát đúm, hát quan họ: Đêm qua mất một cành sòi

Để thuốc em nhạt để sồi kém thâm

Đó là tiếng hát một cô trách vì đâu mà nồi thuốc nhuộm của mình nhạt, nên tấm sồi nàng nhuộm kém thâm.

Đáp câu ấy, một cô khác thay con trai trả lời: Đêm qua anh bẻ cành sòi

Anh vin lá thắm tìm tòi nhà em

Một cô khác, ý chừng ghen cách ăn mặc của chị em, hát chua ngoa: Chị giầu chị mặc xống xanh,

Chúng em khốn khó quấn quanh lụa đào Chị giầu chị tát cá ao

Chúng em khốn khó đi trao cá mè. Chị giầu chị lấy ông Nghè Chúng em khốn khó trở về lấy vua Một chị khác đáp lại:

Lấy vua chầu chực trong cung

92

Những câu hát dân gian ấy đã góp phần làm sinh động không gian văn hóa làng quê miền Bắc, tạo nên những nét đẹp rất riêng của vùng quê Kinh Bắc cái nôi của những điệu hát quan họ, hát đúm lay động lòng ngƣời. Ngoài ra, trong các tác phẩm còn sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục ngữ. Theo Mai Thị Thanh Hà tổng kết thì trong Hòm đựng người có 30 câu thành ngữ, tục ngữ, Bà chúa Chè có 10 câu,

Chúa Trịnh Khải có 7 câu, Loạn kiêu binh có 21 câu. Những câu nhƣ : đoán già đoán non, tình ngay lí gian, còn nƣớc còn tát, dây cà dây muống, dãi gió dầm sƣơng, cháy nhà ra mặt chuột… [20, tr.112]. Nhƣ vậy, trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật có nhiều đoạn xen lẫn lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động: đó là thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đối thoại hàng ngày, trong những sinh hoạt lao động sản xuất, trong cả những làn điệu hát đối đáp đƣợc cất lên cho khuây khỏa nỗi cực nhọc mƣu sinh… Từ việc sử dụng nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ, ca dao, tác giả đã đƣa tiểu thuyết lịch sử đến gần với nhiều đối tƣợng độc giả hơn, và giúp bạn đọc thêm hiểu, thêm yêu, gắn bó hơn với cái giá trị truyền thống tốt đẹp, các nét đẹp văn hóa của làng quê Bắc Bộ.

Là một nhà tiểu thuyết tận tâm, luôn đòi hỏi sự chân thực cao độ trong các tác phẩm của mình, ở một số chỗ, tác giả còn sử dụng phƣơng ngữ. Trong sự kiện loạn quân Tam phủ đƣợc nhắc đến trong bộ ba tác phẩm Bà chúa Chè, Chúa Trịnh KhảiLoạn kiêu binh, tác giả bên cạnh việc gài lồng các sự kiện lịch sử có thật còn sử dụng phƣơng ngữ nhƣ một công cụ tạo độ chân thực cho các trang viết. Nắm bắt đặc điểm của bọn quân Tam phủ, những kẻ vốn xuất thân từ vùng Thanh Nghệ, nên ngôn ngữ hàng ngày của họ đƣợc tác giả tái hiện khác biệt với ngôn ngữ của dân chúng kinh thành: trong những đối thoại, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của quân Tam phủ, tác giả sử dụng nhiều phƣơng ngữ: mần, răng, bay, đù, xứ Đù, chi, mi, mô, rứa, … mang đến cảm giác chân thực, hấp dẫn cho nội dung văn bản.

Nhƣ vậy, với hai lớp ngôn ngữ kể trên, ta có thể thấy đƣợc tài sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phù hợp, sự lựa chọn vốn từ với sự đầu tƣ nghiên cứu tỉ mỉ, công phu của tác giả. Đó là cái tài và cũng là cái tâm của một nhà tiểu thuyết lịch sử chân chính. Tuy vậy, ở các tác phẩm thƣờng xuất hiện việc sử dụng rất nhiều từ cổ

93

khiến tác giả phải liên tục chú thích làm cho độc giả không thể theo dõi câu chuyện một cách liền mạch, gây tình trạng khó đọc, khó theo dõi tác phẩm.

Tóm lại, bên cạnh việc tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật dƣới góc độ văn hóa, tìm hiểu các tác phẩm góc độ thi pháp học, ta có đƣợc một bức tranh tổng thể về các đặc điểm, tƣ tƣởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật. Cũng qua đó, ta thấy đƣợc phong cách viết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, đánh giá đƣợc khả năng sử dụng và khai thác các chất liệu lịch sử trong sáng tác của ông, cũng nhƣ những đóng góp về cách tân tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật trong quá trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX.

94

KẾT LUẬN

Là một trong hai cây bút viết tiểu thuyết lịch sử của nhóm Tân Dân (bên cạnh Lan Khai), Nguyễn Triệu Luật đã để lại cho đời “một khối lƣợng tác phẩm có giá trị đủ để “định vị” ông trong văn học Việt Nam [theo Phạm Xuân Nguyên, tài liệu 19, tr.16]. Khác nhà văn Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật không lựa chọn nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau mà hầu hết chỉ tập trung vào một giai đoạn lịch sử Lê Trịnh thế kỷ XVIII. Trong tám quyển tiểu thuyết lịch sử hoàn chỉnh của Nguyễn Triệu Luật còn sót lại, chúng tôi đã lựa chọn ra bốn quyển tiểu thuyết tiêu biểu chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh, Hòm đựng người để phân tích và làm rõ các giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật dƣới góc độ văn hóa và thi pháp.

1. Việc xem xét tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật dƣới góc độ văn hóa là một cách tiếp cận mới. Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học có thể giúp chúng ta có đƣợc một cái nhìn toàn diện hơn về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật: vận dụng tri thức về văn hóa để nhận diện, giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm, ƣu tiên việc phục nguyên các không gian văn hóa, khắc phục việc đánh giá các tác phẩm trong phạm vi hạn hẹp, chuyên biệt. Qua việc phân tích văn bản của bốn cuốn tiểu thuyết lịch sử Bà chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh, Hòm đựng người, chúng tôi đã xem xét tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhƣ là kết tinh những giá trị văn hóa bằng việc phân tích không gian văn hóa miền Bắc Việt Nam thời Lê mạt, phân tích con ngƣời - những chủ thể văn hóa của không gian đó. Khi phân tích không gian văn hóa miền Bắc Việt Nam thời Lê mạt, chúng tôi đi sâu vào việc phản ánh các hoạt động sinh hoạt, các kiến trúc văn hóa, các không gian văn hóa cổ xƣa trong mối liên tƣởng với không gian văn hóa hiện tại. Từ đó, chúng ta có thể thấy đƣợc khả năng tái hiện không gian văn hóa của tác giả trong tƣơng quan so sánh giữa hai hệ giá trị văn hóa quá khứ và lịch sử. Khi phân tích con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật nhƣ những chủ thể văn hóa, chúng tôi đã làm rõ vấn đề này qua việc tiếp cận ba loại hình tƣợng: hình tƣợng vua chúa, hình tƣợng ngƣời phụ nữ và hình tƣợng trung thần trong tiểu thuyết lịch

95

sử Nguyễn Triệu Luật. Các hình tƣợng này đƣợc vừa đƣợc xem xét dƣới góc độ là sản phẩm của nền văn hóa mà nó thuộc về trong lịch sử, vừa tìm kiếm những tƣ tƣởng, những nét mới ở chúng do sự thay đổi những hệ giá trị văn hóa của thời điểm sáng tác các tác phẩm.

2. Bên cạnh việc xem xét tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật từ góc độ văn hóa, chúng tôi cũng xem xét các tác phẩm này theo một hƣớng mới khác: từ góc độ thi pháp. Việc tiếp cận dƣới góc độ thi pháp sẽ giúp chúng ta tìm hiểu văn bản tác phẩm qua phân tích các biểu hiện nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm để khám phá các lớp ý nghĩa, tƣ tƣởng của tác phẩm. Sử dụng phƣơng pháp thi pháp học trong việc nghiên cứu văn bản tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, đầu tiên chúng tôi nghiên cứu đến mối quan hệ giữa tính chân thực và hƣ cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật qua việc chỉ ra hai hƣớng tiến hành tiếp cận: hƣ cấu từ những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử và hƣ cấu hoàn toàn. Sau đó, chúng tôi đi vào phân tích biểu hiện của các yếu tố thi pháp khác nhau trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhƣ: nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ. Qua mỗi yếu tố đƣợc chỉ rõ chúng tôi tìm cách khái quát những giá trị tƣ tƣởng, ý nghĩa ẩn sâu của tác phẩm và những nét cách tân trong sáng tác của tác giả.

3. Qua việc phân tích các văn bản từ hai góc nhìn kể trên, chúng tôi thấy đƣợc những giá trị nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật một cách đầy đủ, khoa học, tránh đƣợc tình trạng phân tích phiến diện, hạn hẹp gây những quan niệm sai lầm không đáng có. Trong các công trình tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục hệ thống, bổ sung các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật một cách đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn nữa. Khám phá các giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật, chúng tôi phần nào đã định hình đƣợc vị trí của tác giả trong dòng chảy lịch sử văn hóa nƣớc nhà. Khai thác các sử liệu trong quá khứ trong tác phẩm sử dụng phƣơng thức sáng tạo của văn học hiện đại, vì thế, so với các nhà tiểu thuyết cổ điển, Nguyễn Triệu Luật đã có một bƣớc tiến đáng kể trong việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Việc soi rọi các tiểu thuyết lịch sử của mình dƣới cả hai hệ giá trị quá khứ

96

và hiện tại đã giúp nhà văn có đƣợc nhãn quan sáng suốt trong việc xử lý các chất liệu lịch sử: tính chân thực trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật đã đạt đến mức thật hơn cả sự thật, xóa nhòa ranh giới giữa các hƣ cấu và các sự thực lịch sử trong các tiểu thuyết lịch sử của ông. Với những đóng góp nhƣ vậy, ông xứng đáng đứng vào hàng ngũ những tác gia tiểu thuyết hàng đầu trong công cuộc hiện đại

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)