Các thành tố văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 38)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Các thành tố văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

Giá trị văn hóa hay còn gọi là những giá trị xã hội, nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Mỗi xã hội lại có những tiêu chí giá trị khác nhau tạo nên

39

một hệ thống các giá trị nhất định và dựa vào đó con ngƣời trong xã hội sẽ phát triển và nuôi dƣỡng nhân cách của mình. Trên cơ sở ấy, mỗi nhà văn trƣớc hết có tƣ cách là một cá nhân của xã hội nên sáng tác của họ sẽ bị chi phối bởi hệ thống giá trị, quan niệm thẩm mỹ của xã hội đó. Những tác phẩm văn học vô hình trung sẽ là kết tinh những tiêu chuẩn giá trị của xã hội sản sinh ra chúng hay là kết tinh những giá trị văn hóa từ xã hội đó. Ở một tiểu thuyết lịch sử thì những giá trị này lại có những điểm khác biệt so với các thể tài khác bởi nó không chỉ bị chi phối bởi hệ giá trị thẩm mỹ của thời đại nó sinh ra mà còn chịu tác động sâu sắc bởi những tiêu chuẩn giá trị trong xã hội quá khứ mà nó đề cập.

Với đặc thù riêng biệt của mình, viết về những nhân vật, những hiện tƣợng những sự kiện xảy ra trong quá khứ, tiểu thuyết lịch sử phải có một phƣơng hƣớng tiếp cận văn hóa học khác biệt. Việc tác giả, một cá nhân của thời điểm hiện tại, chịu sự chi phối bởi các quan điểm thẩm mỹ, các giá trị văn hóa ở thời điểm hiện tại nhƣng lại kể cho chúng ta một câu chuyện mang đề tài của quá khứ, tái hiện con ngƣời, bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa xa xƣa khiến cho việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử dƣới góc độ văn hóa đặt ra một vấn đề phải tìm hiểu giá trị văn hóa mà nội dung tác phẩm đề cập dƣới sự soi chiếu rộng hơn, trải dài từ quá khứ đến hiện tại, tìm thấy mối liên kết giữa chúng.

Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật cũng mang trong mình vấn đề nhƣ vậy. Là tiểu thuyết lịch sử, lẽ dĩ nhiên các tác phẩm ấy phải kể lại một câu chuyện lấy các chi tiết lịch sử đã xa thời điểm sáng tác làm “đinh treo”. Số lƣợng lớn các tác phẩm tập trung miêu tả giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh thế kỷ XVII, XVIII nhƣng lại câu chuyện quá khứ ấy lại đƣợc kể bởi một nhà văn hiện đại, con ngƣời của thời điểm hiện tại Nguyễn Triệu Luật. Vì thế, khi tiếp cận các tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa tức là nghiên cứu những yếu tố không gian văn hóa, về con ngƣời - những chủ thể văn hóa đƣợc miêu tả trong tác phẩm thấy đƣợc những giá trị văn hóa xƣa, từ đó xem xét nó trong các giá trị văn hóa của của chính thời đại sinh ra nó (thời đại

40

mà tác giả sống) và những quan điểm văn hóa của tác giả Nguyễn Triệu Luật (trong tƣ cách một cá nhân của hiện tại).

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 38)