Hình tƣợng những trung thần

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.3. Hình tƣợng những trung thần

Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật nổi bật lên những anh hùng dám hi sinh tính mạng xả thân vì lợi ích của vƣơng triều phong kiến, mà cụ thể là đấng quân chủ của mình. Nho giáo đề cao Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa bốn đức tính cần có của ngƣời quân tử. Trong đó ngƣời quân tử phải một lòng thờ đức quân vƣơng của mình vô điều kiện, dám liều mình xả thân để bảo vệ lợi ích của vƣơng triều phong kiến. Nhƣ tác giả Trần Trọng Kim từng tổng kết quan niệm “trung quân” nhƣ sau: “Ở trong nhà thì con phải hiếu với cha mẹ, ở trong nƣớc thì thần dân phải trung với quân” [29, tr.155]. Trong tác phẩm Loạn kiêu binh, ta thấy nổi lên một hình ảnh đẹp của các trung thần nhƣ Chiêm Võ một võ tƣớng sức địch muôn ngƣời nhƣng vì bảo vệ chủ nhân là Trịnh Khải phải chịu tra gƣơm vào vỏ nộp mạng cho kiêu binh để kiêu binh mặc sức mà đâm chém. Những lời trƣớc khi lìa xa cõi đời của một võ tƣớng tài ba lại vô cùng chua xót: trƣớc khi nộp mạng cho kiêu binh ông tuốt thanh Phƣợng Huy giơ lên trời:“Thanh kiếm này đã bao lần chém đầu quân nghịch tặc, ngày nay thật vô dụng” [33, tr.339]. Tấm lòng trung hiếu với đấng quân vƣơng còn thể hiện ở các nhân vật khác nhƣ Lý Trần Quán,

64

Nguyễn Đƣờng trong Chúa Trịnh Khải. Nguyễn Đƣờng vốn xuất thân trong một gia đình trung thần, khi chúa chạy loạn sau thất bại trƣớc quân Tây Sơn lại vô tình để chúa lọt vào tay em trai mình là Nguyễn Noãn, kẻ đang âm mƣu bắt sống Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn lính thƣởng. Sau khi chúa băng hà, Nguyễn Đƣờng đã tự giày vò bản thân mình cho đến tận hơi thở cuối cùng, ông còn dặn ngƣời nhà không cho các con trai ra làm quan cho triều khác để giữ gìn lòng trung hiếu với nhà Trịnh. Lý Trần Quán một viên Thiêm Sai Tri lại đã hết lòng chăm lo cho chúa những ngày tháng chạy loạn đến làng Hạ Lôi và rơi vào tay bọn phản tặc. Tuy nhiên học trò của Lý Trần Quán là Nguyễn Trang câu kết với Nguyễn Noãn bán đứng chúa, giải lên kinh giao nộp cho quân Tây Sơn. Ngăn cản không đƣợc, Lý Trần Quán sau khi chúa băng hà đã tự chôn sống mình để tỏ lòng trung với nhà Trịnh:

“Quán sai đào ở vƣờn sau nhà một cái huyệt, đặt áo quan vào đó. Đoạn đội mũ, mặc áo tiến sĩ, quay mặt về hƣớng nam lạy tám lạy:

- Tôi bất trung bất nghĩa là Lý Trần Quán xin theo Vƣơng thƣợng.

Lạy xong, ông cởi mũ áo, chít khăn trắng, mặc áo trắng, xuống huyệt nằm trong áo quan rồi bảo Trần chủ nhân:

- Ông đậy nắp ván thiên cho tôi.

Chủ nhân đậy áo quan. Đậy vừa xong, tiếng trong áo quan lại nói ra: - Còn thiếu một lời, tôi xin nói nốt.

Nắp quan tài lại mở ra: Tam niên chi hiếu dĩ hoàn Thập phần chi trung vị tận (Ba năm đạo hiếu đà đầy đủ Một nghĩa vua tôi chửa hết nào)” [33, tr.277]

Trong Bà chúa Chè Việp Quận Công Ngũ Hoàng Phúc mặc dù đã cao tuổi nhƣng vẫn quyết tâm lên đƣờng ra trận giúp chúa Trịnh Sâm mở mang và giữ yên

65

bờ cõi: “Ý chúa thƣợng đã quyết, đạo tôi phải theo. Thần còn ngày nào thì giặc Nam chƣa đáng lo ngày ấy” [33, tr.173].

Đặt trong bối cảnh xã hội nhƣng năm 30, 40 của thế kỷ XX, hình tƣợng bậc trung thần nhƣ trên mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó gợi nhắc chúng ta về một thời kỳ lịch sử trong quá khứ khi mà tồn tại giá trị tốt đẹp trung hiếu, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với cơ đồ, vận mạng của đất nƣớc, thức tỉnh mỗi con ngƣời lòng tự hào về phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời Việt trong quá khứ, cũng nhƣ truyền thống yêu nƣớc, sẵn sang xả thân cho sự nghiệp giữ vững vƣơng triều của các trung thần, nghĩa sĩ phong kiến.

Nhƣ vậy, trong chƣơng này chúng tôi đã phân tích, tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật từ góc độ văn hóa bằng cách tiếp cận không gian văn hóa, con ngƣời – những chủ thể văn hóa… Trong các tác phẩm, mặc dù Nguyễn Triệu Luật dành nhiều tình cảm trân trọng, bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp nhƣng ông cũng không hề tránh né khi nói về những điều còn chƣa đẹp. Tác giả cho rằng việc rút ra bài học của quá khứ sẽ giúp cho chúng ta hôm nay nhìn nhận lại hôm nay, thức tỉnh ta để ta nhận thấy đƣợc trách nhiệm của mình với lịch sử và văn hóa dân tộc ngày hôm nay. Ngoài ra, các hệ giá trị thẩm mỹ mới của văn hóa thế kỷ XX đã ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng các bối cảnh văn hóa, các chủ thể văn hóa (nhân vật) quá khứ của tác phẩm, làm chúng biến đổi ít nhiều, đƣa chúng ra khỏi ranh giới của những quan niệm của nền văn hóa thời kỳ phong kiến với các quan niệm, chuẩn mực Nho giáo truyền thống.

66

Chƣơng 3: TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP.

Trong chƣơng 3, chúng tôi xin đi vào tiếp cận, tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật theo hƣớng tiếp cận thi pháp học. Ở chƣơng này chúng tôi sẽ trình bày khái lƣợc về khái niệm thi pháp và thi pháp học, rồi trên cơ sở lý luận đó chúng tôi sẽ tìm hiểu phân tích các yếu tố thi pháp nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhƣ: mối quan hệ giữa chân sử và hƣ cấu nghệ thuật, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)