Giới thuyết về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 34)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.Giới thuyết về khái niệm văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

văn học

2.1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, gây nhiều tranh cãi. Theo Wikipedia, ở phƣơng Tây, theo gốc La tinh, văn hóa ban đầu đƣợc hiểu là giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trồng trọt [27]. Với cách hiểu này, văn hóa gắn liền với quá trình trong đó con ngƣời tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình giáo dục, nuôi dạy và đào tạo con ngƣời. Ở Trung Hoa, thế kỷ thứ VI trƣớc công nguyên, Khổng Tử đã dùng thuật ngữ “văn” với ý nghĩa là hình thức đẹp đẽ, biểu hiện trong lễ nhạc, đặc biệt trong ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử của con ngƣời với đồng loại. Về sau, văn đƣợc hiểu là vẻ đẹp,

hóa là sự biến đổi, văn hóa là biến cải, biến đổi bồi đắp cho đẹp. Cùng với thời gian và nhận thức của con ngƣời, ý nghĩa của văn hóa ngày càng đƣợc mở rộng phong phú. Theo Lƣơng Văn Kế trong tác phẩm Thế giới đa chiều, ngay từ những năm 1952, hai nhà nhân loại học Mĩ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới [26, tr.313]. Tại hội nghị Quốc tế UNESCO năm 1992 ở Mexico, các nhà văn hóa đến từ hơn 100 quốc gia đã thống nhất đƣa ra 200 định nghĩa về văn hóa. Văn hóa đƣợc đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhƣ dân tộc học,

35

nhân loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,… và định nghĩa về văn hóa ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó lại khác nhau. Năm 1994, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cũng sƣu tập và thống kê đƣợc đến 300 định nghĩa về văn hóa trong cuốn Văn hóa Việt Nam với cách tiếp cận mới [36, tr.104].

Tại hội nghị quốc tế UNESCO năm 1992, văn hóa đã đƣợc các nhà khoa học định nghĩa là “Tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng soi sét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý” [9, tr.5 – 6].

Văn hóa là một khái niệm nhiều ý nghĩa. Trong Tiếng Việt, văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa thông dụng chỉ học thức, lối sống, theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn, còn theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến những tín ngƣỡng, phong tục, lối sống,… Theo Từ điển Tiếng Việt (1997) của Nxb Giáo dục trang 1247, văn hóa đƣợc định nghĩa bằng 4 nghĩa: “1 - Những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời tạo ra trong lịch sử nền văn hóa của các dân tộc; 2 – Đời sống tinh thần của con ngƣời; 3 – Tri thức khoa học, trình độ học vấn; 4 – Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh” [30, tr.1247]. Trong tác phẩm Toàn thư quốc tế về văn hóa, trang 164 đã đƣa ra định nghĩa: “văn hóa là tập hợp các hệ thống biểu tƣợng, nó quy định thế ứng xử của con ngƣời và làm cho một số đông ngƣời có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt”. Tác giả Phan Ngọc thì nhận định: “Văn hóa là mối quan hệ trong óc một cá nhân hay một tộc ngƣời với cái thế giới thực tại ít nhiều bị cá nhân hay tộc ngƣời này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tƣợng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dƣới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc ngƣời khác” [37, tr.17].

36

Mặc dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhƣng tóm lại ta có thể hiểu nhƣ sau: Văn hóa là một khái niệm rộng bao gồm: giá trị, chuẩn mực quy tắc, thiết chế và những yếu tố có tính nhân tạo của một cộng đồng nhất định. Văn hóa là cái mà con ngƣời và cộng đồng hình thành nên có tính tự nhiên, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo ra tính khác biệt giữa tập hợp này với tập hợp khác. Vì thế, đặc trƣng cơ bản của văn hóa là dân tộc và thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 34)