Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Nhƣ chúng ta đã biết: văn học là một thành tố của văn hóa, nằm trong văn hóa và vì thế chịu sự chi phối của văn hóa. Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Bakhtin khi cho rằng: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [39, tr.29]. Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải tạo nên đứa con tinh thần dựa trên một nền tảng rộng lớn là văn hóa dân tộc và nhân loại. Có thể coi văn học là một tấm gƣơng phản chiếu bộ mặt văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc và nó là sự kết tinh toàn bộ các phƣơng diện của văn hóa vào trong thế giới nghệ thuật của mình.

Sử dụng sức mạnh của ngôn từ, văn chƣơng có lợi thế diễn đạt trực tiếp lớp vỏ tƣ duy lẫn bề sâu của cảm xúc, có khả năng to lớn trong việc hình thành giá trị tinh thần và đời sống của văn hóa dân tộc. Vì thế, nếu hiểu văn hóa là những giá trị đọng lại trong tâm trí con ngƣời sau sự vùi dập của thời gian thì hình ảnh đẹp và sâu sắc của diện mạo, bản sắc văn hóa Việt Nam lại thể hiện rõ nét qua văn học. Để xây dựng tác phẩm văn học, nhà văn có thể dựa vào những tƣ liệu từ sử học, kinh tế học, thống kê học, xã hội học, dân tộc học. Chẳng thế mà các tiểu thuyết của Banzac luôn đƣợc coi nhƣ một kho tƣ liệu phong phú về văn hóa, kinh tế, phong tục của nƣớc Pháp hay những tác phẩm của M.Gorki bao chứa trong nó những hình ảnh sâu lắng của văn hóa Nga (con ngƣời, xã hội, phong tục tập quán, …) và “tƣ tƣởng về tính tích cực xã hội của văn học ở Gorki có các cội nguồn văn hóa sâu xa” [44].

Vì tính chất đặc thù kể trên mà văn học thƣờng đƣợc coi là một sản phẩm văn hóa đặc biệt và là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa, một yếu tố chủ đạo

37

trong hệ thống văn hóa. Song, nó không phải là một yếu tố bất biến, nó cũng thƣờng xuyên thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn văn hóa. Văn học biết tiếp thu những gì ngoài hệ thống vốn có để phát triển. Nếu nhƣ tiếp thu đến một mức độ nhất định thì yếu tố văn học sẽ không còn phù hợp với hệ thống văn hóa nữa, nó sẽ chống lại hệ thống, làm cho hệ thống phải thay đổi cùng với nó. Tuy vậy văn học vẫn chỉ là một yếu tố của văn hóa, nó không thể trực tiếp tác động đến hệ thống xã hội mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa và chỉ có thể tác động đến hệ thống xã hội thông qua văn hóa. Cho nên, nghiên cứu văn học phải dựa trên cái khung nghiên cứu văn hóa.

Tìm hiểu một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa là vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của các tác phẩm. Một cách tổng quát phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa ƣu tiên cho việc phục nguyên các không gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời , xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣời cũng nhƣ sự chi phối của các phƣơng tiện khác nhau. Phƣơng pháp này là sự tổng hợp, trung gian giữa những phƣơng pháp tìm hiểu văn bản khác nhau nhƣng vẫn có đặc trƣng riêng: thiên về giải mã các hiện tƣợng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng đồng thời nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian. Tác giả Trần Nho Thìn định nghĩa: “Cách tiếp cận văn hóa học… không chủ trƣơng miêu tả thế giới nghệ thuật của các tác phẩm nhƣ một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm đƣợc sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con ngƣời, về không gian, thời gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học thực chất là tiếp cận liên ngành, nơi yêu cầu vận dụng tổng hợp tri thức về lịch sử, tôn giáo, khảo cổ học, nhân loại học, … để giải mã các hiện tƣợng thi pháp tác phẩm văn học” [48, tr.19].

Hiện nay ở nƣớc ta đã có không ít những công trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu văn học trong mối quan hệ với văn hóa nhƣ nghiên cứu của tác

38

giả Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997) của Trần Ngọc Vƣơng,

Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học (1997) của Đỗ Thị Minh Thúy, Từ cái nhìn văn hóa (1999) của Đỗ Lai Thúy, Văn học trung dại Việt Nam dưới cái nhìn văn hóa (2007) của Trần Nho Thìn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa (2011) của Lê Nguyên Cẩn, … Từ thực tế và những thành quả mà các công trình nghiên cứu kể trên mang lại, chúng ta thấy đƣợc một số thế mạnh trong việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận văn học dƣới góc nhìn văn hóa.

Việc tiếp cận tác phẩm văn học dƣới góc nhìn văn hóa đã cho phép khắc phục đƣợc tình trạng đánh giá văn học trong phạm vi hạn hẹp, chuyên biệt. Bản chất của văn hóa là phạm vi rộng bao gồm rất nhiều yếu tố, việc văn học đƣợc chiếu qua lăng kính văn hóa sẽ giúp chúng ta có đƣợc cái nhìn nhiều chiều, đa dạng hơn, tránh sự phiến diện, cực đoan, cảm tính trong nghiên cứu. “Việc nghiên cứu nhƣ cũ thì phạm vi văn học bị hạn hẹp, còn chuyển sang nghiên cứu văn hóa thì sẽ làm cho nghiên cứu văn học gắn với đời sống đƣơng đại, là một cách để nó tự cứu mình” [45, 2].

Nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa cũng là tìm hiểu vị trí của nhà văn trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc. Mỗi nhà văn luôn sáng tác dƣới sự chi phối của một nền văn hóa nhất định. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn, một cá nhân lịch sử trong một nền văn hóa cụ thể. Vì thế, mỗi nhà văn cũng có tƣ cách nhƣ nhà văn hóa, họ phản ánh lại trong chính tác phẩm của mình những tinh hoa của văn hóa dân tộc mỗi giai đoạn.

Nhƣ vậy, việc tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn và mới mẻ hơn và tác phẩm văn học. Trong công cuộc hội nhập và giao lƣu mạnh mẽ về văn hóa nhƣ hiện nay thì việc nhìn văn học nhƣ một hiện tƣợng văn hóa sẽ làm cho nghiên cứu văn học gắn bó hơn với đời sống đƣơng đại tạo nên sự hấp dẫn, sáng tạo trên việc tiếp nhận văn học.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)