Hƣ cấu hoàn toàn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.2. Hƣ cấu hoàn toàn

Một số ý kiến đánh giá tiểu thyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là loại tiểu thuyết “khô khan, dài dòng, mải khoe kiến thức” (Phạm Thế Ngũ), hoặc là ôm đồm các chi tiết, các nhân vật lịch sử, bản thân Nguyễn Triệu Luật cũng là một nhà nghiên cứu lịch sử nên việc tìm tòi sử liệu đƣa vào trong tác phẩm văn học đối với ông cũng không khó khăn gì, song không vì vậy, các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật thiếu đi những trang viết về các nhân vật, sự kiện hoàn toàn hƣ cấu. Chính tác giả từng tâm niệm rằng: “Trái lại, viết tiểu thuyết lịch sử (Roman historique) không cần theo phép của sử học, không cần có sự thật. Tác giả chỉ phải

75

tƣởng tƣợng ra một câu chuyện “có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm sống một thời đại. Những tiểu thuyết “Notre dame de Paris” “Quatre vingt treize” của Victor Hugo đều là bịa đặt, nhƣng đọc chuyện đó ta thấy cả thời đại hồi vua Louis hồi Đại Cách mạng sống lại” (trích Lời nói đầu cuốn Hòm đựng người).

Cuốn Hòm đựng người của Nguyễn Triệu Luật là một tiểu thuyết lịch sử đậm chất hƣ cấu, hầu hết các truyện trong tác phẩm là hƣ cấu hoàn toàn chỉ dựa trên cái nền của một giai đoạn lịch sử xác định mà thôi. Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm đều là do chính tác giả tạo ra nhƣ Ấu Mai, Vũ Lăng hầu, Đặng tri phủ, Tố Hà, mẹ Ấu Mai, Thúy Hồng, Kiều Cảnh,… Trong đó câu chuyện tình yêu giữa Ấu Mai và Vũ Lăng hầu là một hƣ cấu mang nhiều dấu ấn của các tiểu thuyết lãng mạn đầu thế kỷ XX. Trên các nền các biến cố lịch sử của triều đại Lê mạt cuối thế kỷ XVII, với không gian cung đình, sơn lăng của vua Lê chúa Trịnh, tác giả đã khéo léo gài lồng một cốt truyện ly kì về vụ án dâm loạn tại Quả Thịnh lăng của cung nữ Ấu Mai và Vũ Lăng hầu. Những tình tiết của cốt truyện ấy đa phần hƣ cấu: từ cuộc gặp gỡ của đôi nam nữ lần đầu tiên khi Ấu Mai đang trên đƣờng rời cung về thăm nhà bị bọn cƣớp chặn đƣờng trêu ghẹo đƣợc Vũ Lăng hầu giải cứu, đến việc Ấu Mai thông đồng cùng ngƣời tình và con hầu Thúy Hồng mang trai vào Sơn Lăng tằng tịu, hoặc chuyện Tố Hà, bạn thân của Ấu Mai phản bội nàng, tên Kiều Cảnh đày tớ của gia đình Ấu Mai bán đứng chủ nhân nhƣ… tất cả đều hƣ cấu. Nửa sau của tác phẩm này là Tòa án xét xử vụ thông dâm giữa Ấu Mai và ông hoàng Duy Lễ Vũ Lăng hầu đƣợc viết dựa trên những kiến thức của tác giả về việc xét xử, tra tấn, các kiểu cung hình từ nhẹ đến nặng thời phong kiến của tác giả. Đan xen vào những trang viết liệt kê các kiểu hình phạt dã man và có phần khô khan ấy, là những hƣ cấu của tác giả về diễn biến nội tâm phức tạp của các nhân vật Ấu Mai, Tố Hà (hiện lên rất rõ trong chƣơng V của tác phẩm). Chƣơng cuối cùng là những hƣ cấu của tác giả về cái chết đầy bi kịch của Ấu Mai và Tố Hà, hai nhân vật nữ chính. Ấu Mai khi biết gia đình đều đã chết vì tra tấn, một mình trên tháp chuông Thiên Bảo chịu phơi nắng sƣơng, nàng toan chết thì lại bị ngăn lại. Tố

76

Hà sau khi phản bội Ấu Mai đƣợc thả tự do, đáng lẽ nên vui vẻ tiếp tục sống nhƣng do cắn dứt chuyện Ấu Mai cô trở về tìm nàng trên tháp chuông, rồi cùng Ấu Mai tự vẫn. Hai cung nữ Ấu Mai, Tố Hà, hai ngƣời phụ nữ sinh ra trong sự kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến nhƣng sớm do mƣu cầu hạnh phúc cá nhân đã vƣợt ra ngoài khuôn khổ. Cái chết bi thảm của những ngƣời phụ nữ có lối sống vƣợt ra khỏi vòng lễ giáo nhƣ một điều tất yếu, hiển nhiên đã đƣợc báo trƣớc.

Trong Loạn kiêu binh, nhân vật chú Phan Tự Minh là một nhân vật hƣ cấu hoàn toàn. Việc miêu tả quang cảnh cuộc nổi loạn của kiêu binh từ điểm hìn của nhân vật này đã làm cho những sử liệu khô khan về cuộc nổi loạn có thật trở nên chân thực, rõ nét hơn. Qua cách nhìn nhận của Phan Tự Minh về thời cuộc đang diễn ra trƣớc mắt, những hƣ cấu nghệ thuật dễ dàng len lỏi vào câu chuyện lịch sử làm sống động câu chuyện lịch sử. Ví dụ nhƣ chi tiết hƣ cấu về một cửa tiệm tên là Thái Bạch bị quân Tam phủ nổi loạn gây khó dễ (qua con mắt chú Phan Tự Minh) làm cho việc kiêu binh nhũng nhiễu dân lành vốn là sự thực lịch sử lại càng giống thật hơn (gần gũi với hiện thực đời sống), do vậy gần gũi với bạn đọc hơn:

“Vừa nói đến đấy thì tiếng ồn ào đạp phá chửi bới đã rầm rầm bên nhà xế cửa. Đứng dậy mở chiếc cửa lỗ tròn con bằng cái bát, chú ghé mắt nhìn sang.

Bên kia dãy phố trƣớc cửa hiệu Thái Bạch tửu điếm, một lũ kiêu binh đƣơng đạp phá reo hò:

- Phá cửa, đập bể trốc chúng nó ra! Bay lại chứa quân phản tặc à? Mau mau mở cửa không choa phá bể cửa thì đừng trách!

Len vào giữa tiếng quát tháo ẩm ỹ, ngƣời ta còn nghe thấy tiếng ngƣời bên trong hiệu cố hết sức cãi lại minh oan:

- Nhà hàng thì phải tiếp khách chứ!

Một lúc cửa bị phá. Bọn Kiêu binh ập vào. Tiếng bát đĩa, tiếng bàn ghế đổ, tiếng xô xát. Một lúc, họ lôi ra ba ngƣời máu me đầm đìa” [33, tr.283]

Trong Bà chúa Chè thì nhân vật ông Đồ Nam, thân sinh của Đặng Thị Huệ là một nhân vật hƣ cấu. Không có tài liệu ghi chép gì về gia thế của Đặng Thị Huệ. Nhƣng việc Đặng Thị Huệ là ngƣời cơ mƣu, giỏi giang, thông hiểu việc nƣớc,

77

đƣợc chúa Trịnh Sâm nhiều lần còn đem chuyện quốc gia ra bàn bạc cùng thì Đặng Thị thì cho rằng con nhà có học cũng là hợp lý. Tuy không phải nhân vật chính nhƣng nhân vật ông Đồ Nam, một nhà Nho “công không thành, danh không toại”, bạc nhƣợc, sống phụ thuộc vào sự tần tảo của ngƣời vợ và sau này là đứa con gái cả khá sinh động. Trong chƣơng đầu của tác phẩm Bà chúa Chè, ông Đồ Nam mặc dù đƣợc miêu tả là nghèo đói, không có khả năng mƣu sinh song dù nghèo cũng không muốn con mình vào phủ chúa làm kẻ hầu ngƣời hạ cho ngƣời khác. Chi tiết này đã thể hiện phần nào sự tấm lòng của ngƣời cha, cái sĩ khí của một nhà Nho cao khiết không muốn bi chi phối bởi miếng cơm manh áo. Sự xuất hiện của nhân vật này ở chƣơng I và chi tiết ngăn cản Huệ và cung, đã làm cho chƣơng I của tác phẩm thêm phần hấp dẫn, khiến ngƣời đọc cảm thấy tò mò cho số phận của Đặng Thị sẽ diễn biến tiếp nhƣ thế nào. Ở đây, ngƣời cha nhƣ đại diện của chuẩn mực phong kiến, cho các đạo lý Nho gia; còn cô con gái Đặng Thị Huệ là là ngƣời phá cách, muốn vƣợt lên những ràng buộc đó. Chi tiết sau mƣời hai năm xa cách, ông Đồ tìm gặp con gái, nay đã là một Vƣơng phi thất thế bị giam trong Sơn lăng giàu ý nghĩa. Ngƣời cha đến gặp con nhằm thức tỉnh cô con gái nhận ra sai lầm của cái lối “đảo hành nghịch thi” nàng đã chọn từ đầu. Song đến cuối cùng Đặng Thị vẫn cả quyết: “Con vẫn cho là phải. Con làm trái thƣờng thì đƣợc hƣởng phú quí cực vọng trong mƣời năm… Thà rằng hƣởng nhiều mà chết non còn hơn chết già mà khổ sở” [33, tr.213]. Hình ảnh ông đồ Nam buồn rầu ra về, “đi thất thểu nhƣ ngƣời điên dại” cho thấy sự khuất phục của các lễ giáo phong kiến trƣớc những ý tƣởng táo bạo mƣu cầu hạnh phúc cá nhân của con ngƣời.

Tóm lại, sự xuất hiện những hƣ cấu hoàn toàn trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn, thu hút độc giả cho các tác phẩm. Việc sử dụng loại hƣ cấu này là đặc điểm mới xuất hiện của tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX. Việc xuất hiện những nhân vật, sự kiện hoàn toàn hƣ cấu trên cái phông nền lịch sử xác định là cơ hội để nhà văn tháo gỡ đƣợc phần nào những ràng buộc của tính chân thực lịch sử, đƣa tiểu thuyết lịch sử gần gũi hơn với thời đại ngày

78

nay bằng việc cung cấp những chi tiết nhân vật, sự kiện khách quan mang ý nghĩa điển hình.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 74)