Khắc họa tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.2. Khắc họa tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động

Một đặc điểm khác trong xây dựng nhân vật của tiểu thuyết chƣơng hồi chữ Hán là khắc họa tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động. Với việc miêu tả hành động, các nhà tiểu thuyết cổ điển có thể nêu bật đƣợc tính cách của nhân vật trong diễn biến của cốt truyện. Cũng mang đặc điểm đó, nhiều nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật đƣợc khắc họa rõ nét hơn qua chính hành động của mình.

Trong tác phẩm Bà chúa Chè, hành động trông thấy ngọc quý chúa đang đeo liền “thò tay rút hòn ngọc ra ngắm nghía mãi rồi lại tung lên lấy tay đỡ lấy để đùa”, sau đó tru chéo: “Chúa Thƣợng quí vật hơn ngƣời! Lỡ ra vỡ thì chúa thƣợng giết thần thiếp chứ gì! Thôi thì tấm thân đã không đƣợc chuộng bằng hòn đá Quảng Nam thì thà chết cho xong, sống làm gì. Đầu thần thiếp cùng ngọc này cùng vỡ! Nói đoạn, nàng cầm hòn ngọc quật xuống thềm vỡ tan rồi ngồi phục xuống: Tấm thân vứt bỏ xin chịu tội trƣớc mặt chúa thƣợng” [33, tr.175] đã bộc lộ đƣợc phần nào tính cách ngang ngƣợc, “coi trời bằng vung” của Đặng Thị Huệ. Tuy vậy chính việc dám đập ngọc mà khéo lại gài một tích cũ trong sách cổ, rồi dám ví chúa quí ngọc hơn ngƣời của Đặng Thị Huệ khiến chúng ta thấy đƣợc phần nào nét tinh ranh của nàng. Nàng đập một viên ngọc “giá trị liên thành” nhƣng dùng nó thể hiện sự hiểu biết về điển tích, điển cố khiến chúa không những không thể giận mà lại càng nể phục, thƣơng yêu.

Trong Loạn kiêu binh, hành động của Thái tử Duy Vĩ khi bị giáng tội oan trƣớc Trịnh Sâm thể hiện rất rõ lòng tự tôn, sự dũng cảm và và ý chí không chịu khuất phục, luồn cúi của vị Thái tử tài hoa bạc mệnh:

“Đến phủ, trƣớc mặt chúa Trịnh, Thái tử đứng thẳng ngƣời, trừng mắt nhìn mà không thèm nói gì. Huy Định sai cởi trói rồi quát:

85 - Lê Duy Vĩ, sao không lạy?

Thái tử không chịu:

- Việc thoán thí phế lập, họ hàng nhà chúng bay đã quen đi rồi. Khi nào tao lại phải lạy đứa loạn thần. Hay giở làm sao sau này đã có thanh sử đó. Tao có tội gì?” [33, tr.297].

Nhân vật Nguyễn Huệ tuy chỉ xuất hiện vài dòng ngắn ngủi nhƣng với thủ pháp khắc họa tính cách bằng hành động, tác giả đã cho chúng ta thấy đƣợc hình ảnh của một ngƣời vừa khí khái, vừa công bằng, có tầm nhìn, lại có tấm lòng tốt đẹp: “Long Nhƣơng tƣớng quân nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ vỗ vào thi thể Trịnh Vƣơng:

- Đáng tiếc! Ngƣời đẹp trai nhƣ thế này! Thật đáng tiếc. Nếu sớm biết hàng ta thì cũng đƣợc giàu sang! Sao mà thân làm tội đời nhƣ thế này!

Đoạn cho khâm liệm đúng lễ đối với một bực vƣơng giả, sai lấy cỗ xe Tiểu long Bình đính đƣa đến an táng ở trại Phƣơng Liệt, gần mộ Cung Quốc công Trịnh Cán” [33, tr.276]. Việc Nguyễn Huệ, ngƣời thắng trận, ngƣời đang đứng ở vị thế cao hơn lại có thái độ cởi mở, tôn trọng, hòa nhã với kẻ thất bại, kẻ đã mất hết quyền lực trong tay đã thể hiện đƣợc phần nào nhân cách cao đẹp của nhân vật.

Nhìn chung, cũng giống nhƣ nhiều nhà tiểu thuyết đƣơng thời, tác giả Nguyễn Triệu Luật thƣờng sử dụng thủ phápkhắc họa tính cách nhân vật thông qua những hành động, thậm chí nhiều ngƣời còn cho rằng: đa phần nhân vật trong tác phẩm của ông nặng về hành động nhiều hơn là tâm lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những trang miêu tả tâm lý của nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật cũng không hề kém phần giá trị.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 84)