Khắc họa tính cách nhân vật thông qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.1. Khắc họa tính cách nhân vật thông qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả

miêu tả ngoại hình.

Cũng giống nhƣ nhiều tiểu thuyết lịch sử đƣơng thời, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật cũng ít nhiều xuất hiện yếu tố của tiểu thuyết chƣơng hồi từ xây dựng nhân vật theo lối xây dựng nhân vật nhƣ là khắc họa tính cách nhân vật thông qua việc giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình. Thủ pháp này cho phép nhà văn thông qua việc giới thiệu tiểu sử nhân vật hé lộ tính cách của nhân vật.

81

Trong tác phẩm Bà chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã sử dụng đối thoại giữa những ngƣời tổng Ném về gia cảnh của Đặng Thị Huệ để hiện lên phần nào những đức tính tốt đẹp của nàng:

“- Tội nghiệp con bé! Một thân lo cả trăm chiều. Mới tí tuổi đầu đã vất vả. Thế mới biết không gì bằng có mẹ. Bố nó là học trò lại gặp cảnh gà trống nuôi con, thành ra con bé phải gánh vác cả. Sáng mờ đất đã phải lên đồi hái chè rồi về thổi cơm. Cơm xong đi bán chè, trƣa về nộp tiền cho ông Quản, rồi thì băm bèo nấu cám, vá áo,... thôi trăm công nghìn việc. Con bé cũng ngoan.

- Rồi thì trời đền công cho. Bé vất vả rồi sau lớn mới sƣớng, nhƣ thế càng hay. Con bé tuy còn bé, nhƣng trông ngƣời khá lắm. Nhất là cái dáng đi, cái miệng cƣời thật là ung dung nhƣ bà chúa. Ra ngoài, tôi đố ai biết nó phải lo nghĩ.” [33, tr.132]

Ở đây tác giả đã sử dụng cả hai cách, dùng tiểu sử nhân vật lẫn miêu tả ngoại hình để làm tôn lên đƣợc đức hi sinh, chịu thƣơng chịu khó của cô gái trẻ mới mƣời lăm tuổi đã phải sớm gánh vác nỗi lo cơm áo của gia đình. Việc miêu tả ngoại hình “cái dáng đi, cái miệng cƣời ung dung nhƣ bà chúa” cho ta thấy đƣợc một phần bản lĩnh, khí chất hơn ngƣời, luôn tìm cách khắc phục hoàn cảnh của Thị Huệ, và liên tƣởng tới ngƣời đàn bà “quyền nghiêng thiên hạ” sau này.

Hay trong đoạn khác tác giả miêu tả nhan sắc của Đặng Thị Huệ để thể hiện tính cách, khí chất, qua đó dự cảm trƣớc số phận lắm thị phi của nàng: “Mặt nàng trái xoan, đôi mắt hơi xếch điểm bộ lòng đen đen ngời. Cái vẻ sáng nhƣ gƣơng, sắc nhƣ dao của khoé mắt đƣợc cái sắc đen thẫm của lòng đen làm dịu lại. Thật là sáng nhƣ tia chớp mà êm đềm nhƣ nƣớc hồ thu.

Nàng cúi gầm mặt xuống, thì nhƣ đem cả làn thu ba chìm tận đáy lòng, mà khi nàng ngƣớc mắt nhìn lên thì nhƣ đem hết tinh hoa bật lên một tia sáng làm chóa mắt ngƣời xem” [33, 142].

Từ đoạn văn trên, ta có thể thấy đƣợc một cách rõ nét nhan sắc khuynh thành của Đặng Thị Huệ. Nhƣng bên cạnh đó, thần thái từ nhan sắc đó nhƣ “đôi mắt xếch điểm bộ lòng đen ngời ngời”, “khi nàng ngƣớc mắt lên…bật lên một tia

82

sáng làm chóa mắt ngƣời xem” thì có vẻ nhƣ quá sắc sảo, quá rực rỡ. Những nét đẹp đó tuy nổi trội nhƣng lại khiến ngƣời ta dễ dàng phật ý, ganh ghét. Những đƣờng nét sắc sảo ấy cũng thể hiện một phần nét tính cách mạnh mẽ, dám đƣơng đầu với mọi rào cản xã hội của Đặng Thị Huệ.

Ở tác phẩm Hòm đựng người, đoạn miêu tả tiểu sử Thái hậu Trịnh Thị Hành đã cho ta thấy phần nào tính cách nham hiểm của bà ta: “Con mẹ Trịnh Thị Hành (tên thái hậu) nó ác nghiệt quá, Hoàng Khảo tôi không biết quí gì mà lấy nó. Trƣớc nó lấy Cƣơng Quận công Lê Trụ, đã đƣợc bốn con. Sau Trụ mƣu trừ họ Trịnh, bố nó là thằng Trịnh Tráng mới lôi nó về đem vào cung tiến Hoàng Khảo tôi. Giá không có nó thì tôi lên ngôi quí chứ còn gì đến thằng ranh Duy Vũ (tên vua Huyền Tông), mà không có nó thì cô đâu phải uổng hoài xuân xanh trong cung cấm mãi thế” [33, tr.51].

Nhân vật Kiều Cảnh của Hòm đựng người thì đƣợc khắc họa nét tính cách qua những miêu tả của tác giả về hình dáng của y: “Thằng Kiều Cảnh xem tƣớng mặt chuột kẹp, môi thâm da thiết bì, dáng đi nhƣ con cáo, mắt liếc nhƣ mắt lang, chắc không phải đứa tử tế. Nuôi ong tay áo, sau có việc nào, hối sao cho kịp” [33, tr.38]. Nhƣ ông bà ta vẫn nói: “trông mặt mà bắt hình dong”, dựa vào gƣơng mặt, vóc dáng, cử chỉ của một cá nhân, ngƣời Việt thƣờng suy luận, liên tƣởng đến cả phẩm chất, tính tình của họ, ví dụ nhƣ theo quan niệm nhân tƣớng học của ngƣời Việt thì một ngƣời mặt mày nhƣ ngọc, mặt mày sáng láng, buồn vui không lộ ra nét mặt nhƣ Lƣu Bị trong tiểu thuyết Tam quốc chí của Trung Quốc là ngƣời thể gây dựng sự nghiệp lớn, hay dáng ngƣời to béo đẫy đà, màu da nhờn nhợt của mụ tú bà trong Truyện Kiều là kiểu ngƣời xấu xa, lắm chiêu trò. Theo đó, một ngƣời môi thâm, mặt chuột, dáng đi nhƣ cáo rất dễ bị ngƣời ta nghi ngờ là kẻ gian xảo, phản phúc, một kẻ sẽ mang đến tai họa cho ngƣời khác trong tƣơng lai. Tóm lại, với những miêu tả kể trên về nhân vật Kiều Cảnh, ngƣời ta dễ hình dung về y nhƣ một kẻ không chỉ có ngoại hình xấu xí mà định hƣớng ngƣời đọc về nhân cách, con ngƣời y.

83

Nguyễn Hoãn trong Bà chúa Chè thì hiện lên với một tiểu sử khiến nhiều ngƣời phải nghi ngờ phẩm cách của ông: “tuy là ngƣời khoa bảng xuất thân, văn hay chữ tốt, nhƣng tính nết tròn trặn quá. Ông chỉ đáng chê ở cái chỗ tính tròn trặn quá ấy mà thôi. Vì tròn trặn, nên ông chỉ cầu "duyệt lòng ngƣời", mặc lòng cái cách "duyệt lòng ngƣời" nhiều khi có thƣơng tổn đến cái phẩm giá nhà nho của ông. Cái tính thích "duyệt lòng ngƣời" khiến ông thờ nhà Trịnh rồi lại ra đón chúa Tây Sơn, rồi lại theo Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi lại theo Võ Văn Nhậm, rồi kết cục theo nhà Tây Sơn” [33, tr.178]. Chỉ riêng cái việc xuất thân khoa bảng, chịu ảnh hƣởng của Nho học mà lại đi thờ nhiều chủ nhƣ vậy đã là một dấu hỏi lớn rồi. Nếu nhƣ vì vạn cùng bất đắc dĩ mà phải thờ hai chủ, thì nhà Nho ngày xƣa cũng thƣờng thấy đó là điều xấu hổ, là sự sỉ nhục. Nhƣng Nguyễn Hoãn lại có vẻ luôn thuận theo thế cuộc, theo đến bốn vị khác nhau (chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh, Võ Văn Nhậm) thì ông ta không lẽ nào có thể là một “chính nhân quân tử”.

Loạn kiêu binh, nhân vật Phan Tự Minh cũng đƣợc tác giả áp dụng thủ pháp này: “Những ngƣời Tàu sang ở An Nam, nếu họ vào làng ta cả, ăn mặc ta cả, thì họ xóa nhèm hẳn cả quốc tịch họ, họ hình nhƣ bị đồng hóa… Đến đời chú Phan Tự Minh chủ hiệu Nam Phan, nhà Thanh truyền đƣợc bốn đời và hơn một trăm năm. Dân Tàu đã hết coi là kẻ thù rồi và đã nhận vua nhà Thanh là chính thống rồi, nhất là sau những võ công văn trị của mấy đời Khang Hy, Kiền Long. Chú đã gọi cam Thiều Châu là cam Tàu, cam Đồng Dụ là cam ta” [33, tr.281]. Việc miêu tả tiểu sử chú Phan Tự Minh, một ngƣời Tàu đời thứ tƣ ở An Nam đã làm hiện lên phần nào nét tính cách hòa đồng, thân thiện của chú, đồng thời lý giải những quan tâm của nhân vật này đối với tình hình an nguy của Thăng Long trong “đại nạn” loạn kiêu binh.

Nhìn chung, bằng thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật qua việc miêu tả tiểu sử, ngoại hình, Nguyễn Triệu Luật đã giúp ngƣời đọc có những hình dung ban đầu về tính tình, nhân cách của nhân vật, làm tiền đề lý giải những hành động, diễn biến tâm lý của nhân vật ở phía sau. Đặc biệt, bằng việc sử dụng thủ pháp này, tác giả đã sáng tạo đƣợc những đoạn miêu tả ngoại hình nhân vật rất hiện đại, đã vƣợt

84

lên hẳn so với tiểu thuyết chƣơng hồi trƣớc đó nhƣ đoạn miêu tả ngoại hình của Đặng Thị Huệ đã nói ở trên chẳng khác nào những đoạn miêu tả các nhân vật nữ hiện đại của thế kỷ XX trong tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn cả.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 80)