6. Cấu trúc luận văn
3.2.3.3. Khắc họa tính cách nhân vật qua độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lý
tâm lý nhân vật
Có thể nói, thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật và độc thoại nội tâm, qua đó khắc họa tính cách nhân vật là thủ pháp hay đƣợc sử dụng trong tiểu thuyết hiện đại. Trong tác một tác phẩm, việc miêu tả tâm lý nhân vật và những độc thoại nội
86
tâm của nhân vật sẽ làm nhân vật đó hiện lên toàn diện hơn, giúp khai phá nhiều khía cạnh, nhiều uẩn khúc xung quanh các nhân vật văn học.
Để làm nổi bật các nhân vật chính của mình, Nguyễn Triệu Luật thƣờng sử dụng thủ pháp này trong trần thuật. Trong tác phẩm Hòm đựng người, chƣơng V, tác giả đã giành nhiều đoạn miêu tả sự giằng co nội tâm phức tạp của nhân vật Tố Hà và Ấu Mai. Sau khi vụ vụng trộm giữa Ấu Mai và Vũ Lăng hầu bị phanh phui, tất cả những kẻ liên quan đến vụ án đều bị giam lại chờ xét xử, lúc này, tâm trí Tố Hà đã diễn ra một cuộc tranh đấu dữ dội giữa một bên là hại ngƣời chị em tốt của mình là Ấu Mai sẽ đau khổ, sẽ không nỡ nhƣ thế nào và một bên là giữ tình bạn nhƣng mối thù chung không thể trả, nỗi mong ngóng gặp gỡ gia đình, ngƣời thân và ngƣời yêu ở quê nhà thì mãi không nguôi. Ở phần này, có đoạn tác giả còn cho nhân vật này phân thân làm hai để đấu tranh, dằn vặt nhau, đấu tố lẫn nhau:
“Một đêm, nàng tự xẻ khối óc ra làm đôi, một nửa làm quan toà buộc cái tội trái lời thề, trái lời thề với ngƣời bạn thân, một nửa làm thày cãi hộ biện cho cái phải vị kỷ của nàng.
- Tố Hà! Mày phải nhớ ơn cha mẹ. Ơn ấy không thể sao quên đƣợc. Tội gì mà vì chút tình bằng hữu mới mẻ, bỏ ngƣời sinh ra mày, cơm nặng, áo may cho mày!
- Tố Hà mày nhẫn tâm giết ngƣời để tìm bố mẹ à? Mà bố mẹ mày đã chắc gì còn sống! Tình bằng hữu tuy mới, nhƣng là ngƣời còn sống; bố mẹ dẫu là ơn đầy sống bể nhƣng là ngƣời không chắc đã còn. Mày giết mấy mạng ngƣời, mày giết một gia đình để đi tìm lũ ngƣời có lẽ chết rồi ƣ?
…
- Cái đó cũng có lẽ... Cha mẹ tôi, anh em tôi đều là máu mủ họ Mạc, có lẽ đều bị giết hại cả rồi, cái đó cũng có lẽ... Nhƣng Cao Trƣờng Bộ thì có máu mủ gì với họ Mạc mà bị nạn ấy. Tôi phải đi tìm ngƣời cũ của tôi, ngƣời đã cùng tôi non chỉ bể thề. Một lời đã ƣớc đến chết không quên.
87
- Chết thế nào đến trăm mạng đƣợc. Việc vỡ ra chỉ chết Ấu Mai và vài đứa đầy tớ nhà Ấu Mai mà thôi.
- Đổi một ngƣời bạn lấy một ngƣời chồng mà cũng vì tình thế bắt buộc chứ nào tôi có nhẫn tâm phụ ai?” [33, tr.72 – 73].
Ở Bà chúa Chè, nhân vật Đặng Thị Huệ cũng có một bức tranh tâm trạng đầy tranh đấu trong cái đêm dám cãi lời cha chuẩn bị theo bà Tiệp dƣ vào làm con đòi trong phủ chúa: “Đêm hôm ấy, hai cha con đều trằn trọc không ngủ đƣợc. ông Đồ vì tủi nhục, Huệ vì cái định kiến và cái hi vọng của nàng. Nàng nghĩ: Thì cơ, muốn có thì phải đổi chỗ ở, bƣớc sang một dịp cầu khác. May ra... Ta cũng chẳng cầu gì làm một đứa thị nữ, ta chỉ cầu lọt vào hoàng cung vƣơng phủ để chờ xem có dịp gì không. Không vào rừng, sao bắt đƣợc cọp, mà đã vào rừng thì vào đƣờng hoàng hay vào chui rúc cũng thế mà thôi” [33, tr.144]. Qua đoạn độc thoại nội tâm này, ta phần nào thấy đƣợc nét tính cách vừa quyết đoán, vừa thực dụng, không muốn sống cuộc sống gò bó, cam chịu định mệnh của Đặng Thị Huệ.
Độc thoại nội tâm của Trịnh Khải khi còn ở Tam Nhàn đƣờng thể hiện sự tuyệt vọng hoàn toàn trƣớc cảnh ngộ bị ghét bỏ của mình, đồng thời tự mình an ủi rằng cái ngƣỡng vọng quyền lực mà mình bị tƣớc đoạt kia cũng chẳng tốt đẹp gì: “Phen này thì chết! Quân phụ bảo ta chết thì ta chết! Chết mà lại rảnh. Đất họ Trịnh nhà ta, theo phong thủy là thế đất: phi vương phi bá, quyền khuynh thiên hạ; nhị bách dư niên, tiêu tường nãi họa. Kể từ Thái vƣơng đến bây giờ đã đƣợc hơn hai trăm năm rồi. Cái vạ diệt vong chỉ đời sau là thấy. Đƣợc dựng làm chúa nữa thì bất quá cũng là giơ mình ra chịu làm con hi sinh mà thôi, quí báu gì. Âu là chết!”. Những diễn biến nội tâm đƣợc miêu tả sau đó cũng tiếp nối mạch tâm trạng này làm cho nhân vật Trịnh Khải hiện lên với hình ảnh vừa bất lực, vừa đáng thƣơng, nhƣng cũng đồng thời thể hiện đƣợc nét tính cách bạc nhƣợc, hay lo sợ, chán nản, thất vọng của nhân vật.
Với những trang viết miêu tả nội tâm cùng cách sử dụng độc thoại thƣờng xuyên của mình (hầu nhƣ tác phẩm này, chƣơng nào cũng sử dụng độc thoại), tác giả Nguyễn Triệu Luật đã xây dựng nên những nhân vật vô cùng sống động, nhƣ
88
bƣớc ra từ cuộc sống hàng ngày. Cũng vì thế mà các nhân vật lịch sử, hay sự kiện lịch sử trở nên bớt khô khan, chân thực hơn, qua đó, một lần nữa, nhân vật đƣợc nhìn nhận lại, đánh giá lại ở nhiều khía cạnh.
Nói tóm lại, trong tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Triệu Luật đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau để khắc họa tính cách nhân vật. Qua đó, các nhân vật đặc biệt là các nhân vật lịch sử hiện lên chân thực và hấp dẫn hơn hẳn, giúp chúng ta có đƣợc cái nhìn nhiều chiều về các họ hơn. Ngoài ra, đọc tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật, ta còn bắt gặp việc tác giả sử dụng cả thủ pháp miêu tả thiên nhiên trong khắc họa tâm trạng nhân vật nhƣ là đoạn miêu tả một đêm trăng đông lạnh lẽo nơi Sơn lăng cuối chƣơng II, Hòm đựng người: “Ngoài gió ngàn thổi mạnh, xao xác hơi may, thổi nghiêng khóm trúc la đà, vuốt mạnh lá thông thành tiếng. Trông khóm trúc nhƣ ngƣời tội nhân cúi đầu van ngọn cuồng phong. Nghe tiếng thông reo nhƣ tiếng rền rĩ oan thảm của chốn Sơn lăng lạnh lẽo” [33, tr.35]. Trong đoạn văn này, tác giả đã miêu tả sự lạnh lẽo, cô tịch đáng đáng sợ của cảnh vật để khắc họa tâm trạng buồn tủi, cô đơn,oán hận số phận nghiệt ngã chất chứa trong lòng của biết bao nhiêu cung nữ bị nhốt giữa bốn bức tƣờng sơn lăng (nơi thực chất là một nấm mồ chôn những ngƣời còn sống). Qua đó, ta thấy đƣợc phần nào ảnh hƣởng của dòng văn học lãng mạn đầu thế kỷ XX trong sáng tác của tác giả Nguyễn Triệu Luật.