Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nghệ thuật kết cấu

Tác giả Phan Cự Đệ từng định nghĩa nhƣ sau về kết cấu: “Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tốn nhiều thành phần phức tạp. Tất cả những bộ phận khác nhau đó đƣợc nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một hệ thống, một trật tự nhất định gọi là kết cấu” [12, tr. 757]. Theo sách Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, kết cấu là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, chất liệu tạo thành nội dung của các tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hƣớng tƣ tƣởng nhất định” [15, tr.143]. Kết cấu làm nhiệm vụ nhƣ mối liên kết giữa các yếu tố nội dung và hình thức trong một tác phẩm văn học, có vai trò quan trọng trong việc định hình tác phẩm, xây dựng hình tƣợng và sự phát triển của sƣờn cốt truyện. Xét về mặt hình thức, có nhiều loại kết cấu khác nhau: kết cấu chƣơng hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu đơn tuyến, đa tuyến,… Tác giả Bùi Văn Lợi thì: “kết cấu các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 tƣơng đối đa dạng: vừa có loại kết cấu chƣơng hồi, vừa có loại kết cấu của tiểu thuyết hiện đại phƣơng Tây” [31]. Theo khảo sát của chúng tôi trên cả 8 tiểu thuyết còn sót lại, tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật không có tác phẩm nào mang kết cấu chƣơng hồi, tất cả đều đƣợc viết theo lối kết cấu của tiểu thuyết hiện đại: kết kết cấu không tuân theo trật tự tuyến tính.

Bà chúa Chè là một tiểu thuyết có nhiều sự xáo trộn thời gian trong văn bản. Nhìn chung là tác phẩm là một câu chuyện tuần tự từ khi Đặng Thị Huệ còn là cô gái hái chè làng Ném đến khi kết liễu cuộc đời ở Sơn Lăng, tuy vậy, ở mỗi chƣơng của tác phẩm thì lại có sự lắp ghép, xáo trộn các mốc thời gian với nhau: Ở chƣơng I, câu chuyện bắt đầu vào năm 1702 cùng với việc ra đời của cây cầu bắc giữa làng Bịu và làng Ném sau đó chuyển ngay đến mốc năm 1771 khi Đặng Thị Huệ 15 tuổi với cuộc sống lam lũ của cô gái hái chè. Sau đó, theo dòng suy nghĩ miên man của nhân vật, thời gian câu chuyện lại lùi về 5 năm trƣớc (khoảng năm 1766) khi mẹ

79

Đặng Thị Huệ qua đời để lại gánh nặng nuôi bố, nuôi em cho cô bé Huệ mƣời tuổi. Tiếp đó là mốc Huệ mƣời một trong ngày đầu năm mới. Cuối cùng quay trở lại tuyến tính vào thời điểm Đặng Thị Huệ 15 tuổi. Trong sáu chƣơng của tác phẩm thì chỉ hai chƣơng là hoàn toàn tuân thủ thời gian tuyến tính của tác phẩm mà thôi.

Trong tác phẩm Chúa Trịnh Khải, mặc dù nhìn chung toàn tác phẩm là câu chuyện kể với trục thời gian tuyến tính (tại thời điểm 160 năm trƣớc), song riêng chƣơng I của tác phẩm thì lại có lối kết cấu khác hẳn. Ở chƣơng mở đầu, tác giả bắt đầu với việc kéo lùi thời gian tới tận thời điểm rất hiện tại tác giả đang sống (trƣớc hai mƣơi ba năm), sau đó lại lùi đến 160 năm tới thời Tĩnh Đô vƣơng, rồi lại qua hồi tƣởng của nhân vật Ngô Thì Sĩ lùi tiếp 34 năm nữa vào buổi khai bút ngày tết ở gia đình ông, sau cùng lại quay về thời điểm 160 năm trƣớc. Trong chƣơng này có những đoạn điểm nhìn của ngƣời kể chuyện biết tuốt đã nhập hẳn vào điểm nhìn của nhân vật, ví dụ: khi miêu tả về nhân vật Ngô Thì Sĩ, ngƣời kể chuyện nhƣ hòa cả vào câu chuyện cuộc đời của nhân vật và thuật lại câu chuyện qua con mắt nhìn nhận của nhân vật này, hồi tƣởng lại quãng đời đã qua, khiến mạch truyện theo dòng hồi tƣởng ấy bị đẩy lùi thời gian về quá khứ 34 năm trƣớc.

Loạn kiêu binh, nguyên chƣơng I của tác phẩm là thời gian tuyến tính một trục nhƣng đến chƣơng hai, thời gian trở lại quá khứ đến tận thời Thái tử Duy Vĩ còn sống và mô tả những diễn biến xung quanh mối quan hệ của Thái tử Duy Vĩ và Trịnh Sâm, rồi ở chƣơng III, câu chuyện lại quay lại trục tuyến tính vốn có. Trong mỗi một chƣơng, thời gian hầu nhƣ đều tuân thủ tuyến tính nhƣng riêng đến chƣơng IV của tác phẩm thì xảy ra hiện tƣợng xáo trộn trật tự thời gian: đang nói chuyện chạy loạn của vợ con Nguyễn Lệ thì truyện lại lùi về quá khứ để miêu tả sự việc trƣớc đó (cả nhà Nguyễn Lệ đến trạm Mai Dịch thì tạm chia làm hai ngả chạy trốn kiêu binh, Nguyễn Lệ tìm đến em mình để xin cầu viện, còn vợ con lại cậy nhờ ngƣời quen ở làng Vân Giáp).

Nhìn chung về kết cấu, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật có kết cấu khá hiện đại. Không giống với tiểu thuyết chƣơng hồi cổ điển, tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật có hiện tƣợng xáo trộn các mốc thời gian, về kết cấu không tuân theo

80

tuyến tính. Mặc dù vẫn chƣa có sự chuyển biến mạnh mẽ, còn đơn giản, chƣa thực sự bứt phá, nhƣng nhờ lối kết cấu kể trên, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật đã tạo ra đƣợc một không khí lịch sử linh hoạt hơn, mới mẻ hơn so với tiểu thuyết lịch sử chƣơng hồi trƣớc đó.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật nhìn từ góc độ văn hóa và thi pháp (Trang 78)