Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 77)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ

“ Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Xét về chất liệu, khi sáng tác văn học,

nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như một chất liệu, một biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú, đa dạng của muôn loài. Ngôn ngữ văn học thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác, tính cá thể, vì vậy M.Gorki đã gọi ngôn ngữ là “ yếu tố thứ nhất’’ của văn học’’ [ 25; 49]

Như vậy ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được dùng trong các tác phẩm văn chương, do người nghệ sĩ sáng tạo ra trên cơ sở ngôn ngữ thông

thường để thực hiện các nhiệm vụ, các chức năng nghệ thuật mà người viết đặt ra. Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của một nhà văn là nói đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ, câu văn và giọng điệu trong việc thể hiện những vấn đề, những

hiện tượng của cuộc sống mà nhà văn đó quan tâm. Mỗi nhà văn lại có những nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.

Với Nguyễn Tuân, ông là nhà văn có công đầu tiên trong việc mở

đường xây đắp và phát triển ngôn ngữ văn xuôi tiếng Việt hiện đại. Đánh giá về Nguyễn Tuân, các nhà nghiên cứu đã không tiếc lời ca ngợi. Hoài Anh cho

rằng ông là “nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa’’, Mai Quốc Liên

cho ông là “ bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam’’, Vương Trí Nhàn lại ca ngợi ông là “ huyền thoại một thời’’…. Đó không phải là những ý kiến ca

ngợi quá lời mà là những cách nhấn mạnh nhằm khẳng định, tôn vinh một tài

3.1.1 Ngôn ngữ phóng túng, sáng tạo, đầy cá tính

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 77)