Kết cấu lồng ghép

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 95)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2 Kết cấu lồng ghép

Nếu như kết cấu tự do dẫn dắt linh hoạt phóng túng thường gặp trong tuỳ bút thì đến kiểu kết cấu lồng ghép lại chủ yếu thấy trong thể loại truyện ngắn của Nguyễn Tuân.

Trong truyện ngắn có truyện đơn tuyến và truyện đa tuyến . Truyện ngắn đơn tuyến chỉ có một câu chuyện với các sự kiện được sắp xếp theo trình

tự thời gian, đi từ tình thái đầu tiên đến tình thái cuối cùng của câu chuyện. Những truyện ngắn này thường dễ đọc, dễ hiểu nhưng cũng trở nên dễ nhàm chán, ý thức được điều này, các nhà văn trăn trở tìm kiếm các cách thức tổ

chức tác phẩm mới và sáng tạo ra kiểu truyện ngắn đa tuyến với kết cấu vòng tròn, kết cấu đảo ngược, kết cấu lồng ghép...Trong đó chúng tôi thấy Nguyễn Tuân đặc biệt ưa thích kiểu kết cấu lồng ghép đan xen.

Kết cấu lồng ghép được sử dụng chủ yếu trong các truyện ngắn gồm một tuyến truyện chính và một tuyến truyện phụ, trong đó tuyến truyện phụ đóng vai trò là đối tượng quy chiếu, lien tưởng, giải thích cho tuyến truyện

chính.Câu truyện trong tuyến truyện chính được thuật lại đầy đủ, còn câu chuyện trong tuyến truyện phụ thường chỉ là những trích đoạn ngắn được ghép rải rác vào câu chuyện chính.

Mặc dù Nguyễn Tuân không dành nhiều tâm lực trong việc xây dựng kết cấu cho truyện ngắn của mình, nhưng ở một số tác phẩm ta vẫn thấy được dụng tâm của nhà văn khi lồng ghép các truyện vào với nhau như trong truyện

Những chiếc ấm đất, Chén trà sương, Ngôi mả cũ, Trên đỉnh non Tản,

Nhà Nguyễn....Sự đan xen, lồng ghép những chuyện như thế sẽ “ tăng cường

thêm sức khêu gợi, liên tưởng và khái quát” [ 25; 308] các câu chuyện lồng

ghép, đan xen thường mở đầu ở thời điểm hiện tại để trở về một thời điểm nào đó trong quá khứ.

“ Tôi nhớ hồi còn nhỏ...” ( Chén trà sương)

“ Có lẽ hồi nhỏ, những lúc ở trong thành xây đá tổ ong tỉnh sơn, hồi

thầy còn ở choc...” ( Ngôi mả cũ)

“ Tục truyền có những trận hồng thuỷ dữ dội tàn khốc...” hay “ người

ta truyền lại rằng...”( Trên đỉnh non Tản)

“ Ngày xưa có một người ăn mày cổ quái” ( Những chiếc ấm đất) “ Rượu ngà ngà, Hoàng nhớ đến một đoạn truyện Tam quốc”

Trong truyện ngắn Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân viết về thú uống trà của các cụ đồ Nho thời trước với biết bao hương vị triết lí, uống trà tàu là cả một nghệ thuật công phu, một nghi thức đậm chất văn hoá. Để tăng sức nặng cho câu truyện, Nguyễn Tuân đã lồng vào đó một câu truyện về “ người ăn mày cổ quái” sành trà chỉ chọn những nhà đại gia để xin và chỉ xin được uống trà rồi muốn tự tay pha cho mình một ấm trà để thưởng thức với phong thái ung dung tự tại của bậc triết nhân đang ngẫm “ thế sự du du” và lão ăn mày xin trà ấy còn có thể phát hiện cả những mảnh trấu lẫn trong trà. Để người ăn càng trở nên bí ẩn hơn, nhà văn đã miêu tả qua lăng kính của một nhân vật trong truyện là ông khách nọ, bạn trà của cụ Sáu. Trước cái người “

ăn mày trà” cao quý ấy, cụ Sáu phải thốt lên “ Tôi chắc cái lão ăn mày này đã

tiêu cả một cái sản nghiệp vào rừng trà Vũ Di Sơn nên hắn mới sành thế và mới đến nỗi cầm bị, gậy” và ao ước “ giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon” [68; 88]. Những lời xen ngoại lệ, những câu chuyện thêm thắt của

tác giả như thế này đã làm tăng thêm sức suy tưởng và chất trữ tình cho tác phẩm.

Trong truyện Trên đỉnh non Tản, để làm nổi rõ hơn quang cảnh sau trận đánh ghen của Vua Thuỷ và thánh Tản Viên ở các làng mạc tỉnh Đoài,

Nguyễn Tuân đã đưa vào truyện những hình ảnh kỳ quái: “ Những hài cốt kỳ

tại vùng này”, rồi “ nhiều bộ xương cốt của nhiều giống thuỷ quái khác nữa”

... tất cả những hình ảnh ấy là của câu chuyện về những trận đại hồng thuỷ từ hồi thánh Tản Viên gây thù kết oán với Tiểu Long Hầu con vua Thuỷ Tề vì một nàng công chúa xinh đẹp. Mối thù oán ấy cứ kéo dài mãi cho đến ngày

sau “ Mỗi kỳ đánh ghen, nước các vùng lại đổ về như thác và dâng cao mãi

lên, đỉnh non Tản muốn cho khỏi ngụp dưới làn nước ghen oán, lại có dịp để ngoi lên cao thêm nữa, thêm mãi”[26; 619], để rồi cứ mấy năm Thánh Tản lại

mời những người thợ mộc tài hoa tỉnh Sơn Tây lên đền Thượng trùng tu lại. Những câu chuyện huyền bí đan xen này đã góp phần làm lên không khí hình thiêng kỳ ảo cho thần núi Tản như nhà nghiên cứu Lê Quang Trang từng nhận

xét “ Cách viết trên đỉnh non Tản hướng nhiều về những chất liệu dân gian

nhằm tạo ra không khí huyền thoại, huyền bí linh thiêng ... “ [41; 300]

Không khí huyền thoại huyền bí ấy còn thấy trong truyện Khoa thi cuối

cùng khi tác giả lồng ghép vào việc anh em ông Đầu Xứ Ngoạt hỏng thi là

câu chuyện lúc sinh thời cụ Huấn, cha của hai ông “ đã mang lấy trách nhiệm

tinh thần về cái chết của một nàng hầu tài tình nổi tiếng một thời. Người thiếp đó lúc tự ải đã mang được 6,7 tháng’’ chính vì vậy mà khi ông Đầu Xứ Anh

đi thi đã bị oan hồn người phụ nữ kia hiện lên phá rối khiến ông bị trượt vòng đầu, bay kì kinh nghĩa, đến luợt ông Đầu Xứ Em đi thi oan hồn ấy vẫn hiện lên phá rối để rồi ông Đầu Xứ Em cũng bị trượt ngay vòng đầu.

Nói chung với kiểu kết câu lồng ghép này, để hiểu được nội dung độc giả phải vừa đọc vừa suy ngẫm vừa tham gia tích cực vào việc xây dụng ý nghĩa cho tác phẩm vì “ Các tầng bậc câu chuyện chỉ được khám phá dần dần

qua nhiều lần đọc” và Lê Quang Trang cũng đã từng nhận xét “ Nói chung

văn của Nguyễn Tuân không thể đọc vội vàng, không thể đọc theo cái kiểu lật lật từng tờ, lướt đi, chỉ nắm cho được cốt truyện mà người viết dàn dựng

“[41; 299 ] Chính điều này đã làm lên cái khó hiểu khi đọc Nguyễn Tuân nhưng cũng làm lên sức lôi cuốn hấp dẫn khi đã đọc và đã hiểu văn của Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 95)