Hình ảnh biểu tượng ma quỷ

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 71)

5. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Hình ảnh biểu tượng ma quỷ

Thế giới ma quỷ là thế giới ảo nó không tồn tại ngoài đời thực mà nó hiện hữu trong tâm thức của mỗi người và cũng như thế giới thần tiên, thế giới ma quỷ có một sức mạnh ghê gớm, có thể điều khiển được tất cả. Nói về thế giới ma quỷ, Nguyễn Tuân xây dựng những hình ảnh hồn ma biết báo ân báo oán, biết trả nghĩa đền ơn.

Trong truyện Khoa thi cuối cùng, tác giả dựng lên quang cảnh trường

thi khoa Mậu Ngọ giữa mùa nước lụt với hai nhân vật chính ông Đầu Xứ Anh và ông Đầu Xứ Em, cả hai anh em là những người văn hay chữ tốt đứng

đầu vùng Sơn Nam Hạ. Họ hàng, dân làng đều kỳ vọng hai người con ưu tú này sẽ làm rạng danh quê hương. Thế nhưng cả hai đều trượt ngay từ vòng

đầu vì cứ đang làm bài thi thì bị hồn ma lên báo oán “ một người đàn bà trẻ,

xoã tóc, ẵm con, hiện ngay lên dưới lều, ngay chỗ đầu võng, kêu gào giữ dịt lấy tay không cho viết” [26 ; 649]. Thì ra đó là hồn ma của đời trước về báo

oán “ lúc sinh thời cụ Huấn ( người đẻ ra hai anh em ông Đầu Xứ) đã phạm

vào một việc thất đức. Hồi còn mồ ma cụ Huấn, cụ đã mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái chết của một người nàng hầu tài hoa nổi tiếng một thời. Người thiếp đó lúc tự ải có mang được sáu, bảy tháng”. Mượn những hình

ảnh ghê rợn của hồn ma người đàn bà trẻ, tác giả đã đưa ra thực trạng không thể hiểu nổi của xã hội lúc bấy giờ- xã hội không tạo điều kiện cho những con người thông minh tài hoa được phát triển khả năng của bản thân. Và con người chỉ biết cam chịu chấp nhận định mệnh đó như một tất yếu không thể

vùng vẫy hay làm khác được. Đó là sự bế tắc trong tư tưởng- “ Một nguồn

sống bồng bột tắc lối thoát”.

Nếu trong Khoa thi cuối cùng, hồn ma hiện lên để báo oán thì ở Loạn

âm hồn ma lại hiện lên để báo ân. Truyện ngắn Loạn âm kể về ông Kinh Lịch

họ Trịnh được cáo đình gián về quê giữ tang mẹ thì gặp hồn ma người bạn cũ báo cho biết Diêm Vương sắp gây ra nạn dịch tả vì ngài cần bắt nhiều phu xuống âm phủ để làm đường. Vị quan âm ấy đặc biêt ưu ái cho phép ông Kinh

Lịch có thể xin cho bất kì ai không phải chết “ có ai là ân nhân riêng của thế

huynh, hoặc người trong họ gần họ xa hoặc những người mà thế huynh biết là hay tu nhân tích đức làm đình chùa, xây cầu quán và hay tô tượng đúc chuông thì xin thế huynh kê riêng ra mảnh giấy này. Em sẽ liệu cách châm chước. nghĩa là sẽ để nguyên cho họ làm người.” [27 ; 751]. Sở dĩ Quan ôn

cho ông đặc quyền này vì nghĩ đến tình nghĩa xưa khi còn ở dương gian, còn học chung một thầy. Nhưng đó chưa phải là sự lạ kì nhất của truyện. Kì lạ hơn là ở chỗ : ông Kinh Lịch không vì tình riêng mà chữa lại mệnh trời- xoá

ten người thân trong cuốn sổ bắt phu của Diêm Vương. Cũng nhờ đức tính này mà ông Kinh Lịch được Diêm vương phong chức quan nhưng không phải xuống âm phủ. Một lần nữa Nguyễn Tuân lại ca ngợi những con người tài hoa đầy nghĩa khí, dù sống ở cõi trần hay cõi âm họ vẫn bộc lộ cái tài hoa nghĩa khí ấy của mình.

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 71)