Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.2.2.Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng

Trong tác phẩm văn học hình tượng và biểu tượng thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Giữa chúng vẫn có những yếu tố khác biệt. Trong

Kí hiệu văn học và sáng tạo nghệ thuật nhà nghiên cứu Khrapchenko đã nêu

lên sự khác biệt giữa hình tượng - tượng trưng, nhưng thực chất ông muốn nói đến biểu tượng với hình tượng lãng mạn chủ nghĩa ‘‘ thông thường’’ : ‘‘ Nếu

ở hình tượng lãng mạn và hiện thực, cái chung cái điển hình lộ ra thông qua tính cách cá nhân thì ở tượng trưng, những nét và đặc tính chủ đạo của hình tượng được đề lên hàng đầu’’. [20 ; 105] Theo ông, hình tượng tượng trưng

thiên về ý nghĩa bao quát tính ước lệ của hình tượng tô đậm còn những hình tượng cụ thể (hình tượng nhân vật) trong các tác phẩm không mang tính ước lệ, chuyển nghĩa ... thì chỉ đơn thuần là những hình tượng văn học, không phải là biểu tượng, Như vậy, đặc điểm khác biệt rõ nhất giữa hình tượng và biểu tượng là tính kí hiệu ở biểu tượng là một đặc điểm nổi bật dặc trưng, còn ở hình tượng văn học thì không nổi rõ. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện biểu tượng trong tác phẩm văn học là một tín hiệu để người đọc nắm bắt được ý nghĩa của tác phẩm, đi vào mạch nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ, Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ mà trong đó những hình ảnh biểu tượng, tượng trưng là một hệ thống tín hiệu nhỏ nằm trong chỉnh thể lớn ấy. Với tư cách là một hệ thống tín hiệu thẩm mỹ tạo thành một chỉnh thể hình tượng toàn vẹn, những hình ảnh biểu tượng vừa góp phần tạo ra sự thống nhất hình tượng của tác phẩm, vừa thể hiện sự phong phú, đa dạng của hiện thực tác phẩm, trình độ tài năng của tác giả, vừa có khả năng vật chất hóa, hữu hình hóa những yếu tố tinh thần của tác phẩm dưới hình thức cảm quan, dễ nhận biết là cái có ý nghĩa giá trị cao hơn, sâu hơn cái hình ảnh trong hiện thực.

Như vậy, khi nói đến những đặc tính, vai trò tác dụng của biểu tượng với tư cách là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, chúng ta phần nào giải mã được những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân và phần nào lý

giải được vì sao biểu tượng lại trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Nguyễn Tuân nói riêng.

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 25)