Hình ảnh biểu tượng núi rừng

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 33)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Hình ảnh biểu tượng núi rừng

Núi rừng có một giá trị đặc biệt đối với đời sống con người, nó là nơi trú ngụ của đồng bào vùng cao, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm, những nguyên vật liệu phục vụ đời sống con người. Có lẽ vì vậy mà không gian núi rừng đã tác động sâu sắc đến trái tim người nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Núi rừng xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Tuân khá nhiều ở giai đoạn trước và

sau cách mạng. Với những tác phẩm Một người tỉnh rượu đốt cháy rừng

trúc - truyện ngắn -1941, Xác ngọc lam - Truyện ngắn-1943, Trên đỉnh non Tản - Truyện ngắn-1939... Đặc biệt là những sáng tác sau Cách mạng tháng

Tám: Chùa Đàn Truyện vừa-1946, Chú Giao làng Seo- Truyện thiếu nhi- 1953, Tình chiến dịch- Tùy bút- 1950, Mùa xuân trên Tây Bắc - tùy bút 1959, Sông Đà ,Tùy bút-1960. Đố ai quét sạch lá rừng-1964, Tình rừng -

1967...

Trong sáng tác của Nguyễn Tuân hình ảnh núi rừng hiện lên như những biểu tượng nghệ thuật đầy sức ám gợi với người đọc về những bí ẩn, những kì diệu của thiên nhiên. Núi rừng ở đây không xuất hiện như một địa danh cụ thể hoặc một không gian hoạt động thuần túy mà nó đóng vai trò như những yếu tố tác động gợi thức liên tưởng nhiều chiều để từ đó người đọc có thể chiêm nghiệm chiều sâu cuộc dời và chính tâm hồn mình.

Trong Trên đỉnh non tản, không gian núi rừng được miêu tả thật nguyên sơ mà đầy sức quyến rũ. Đó là một bức tranh về cảnh trí thiên đàng: “

Đây là một khu đá mặt bằng độ rộng một mẫu mà xung quanh là những vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cách chả lại có mây trắng mây vang đánh đai...” Cảnh trí nơi non tiên khiến con người ta chỉ nghe kể lại thôi cũng

muốn chí ít một lần được dạo chơi.Ở trên ấy đẹp lắm, ngày tháng thì dài mà

không thấy sốt ruột. Hoa quả lành ngọt và thơm như hết thảy những cái gì không phải là trần hủ sống gửi ở mặt đất cõi trần. Những cái êm dịu trong sáng, thơm lành trên non tiên nếu được đem thuật lại với người làng, ông cụ Sần tin rằng sẽ có khối người đoạn tuyệt với cố hương, tìm vào ngàn cao cho thỏa cái tai và cái mắt...”[26; 624].

Nguyễn Tuân là người say mê cái đẹp nên suốt đời ông đi tìm cái đẹp , cái đẹp ở lối sống, ở cách viết, ở những con người và ở trong cảnh vật. Bởi vậy sẽ không có gì là khó hiểu khi ông dựng lên khung cảnh núi rừng trên đền Thượng của Thánh Tản Viên đến độ cánh thợ mộc làng Tràng Thôn được mời lên lần hai mà vẫn cứ tần ngần “ngơ ngẩn với non xanh”. Nơi ấy đẹp và còn chứa đựng những điều kì lạ, con người trên ấy không cần phải lo cái ăn cái

uống, mọi thứ đều sẵn có như một tặng vật riêng của núi rừng. “Thức ăn bốn

mùa trên sơn thượng là giống đào rợ hồ... muốn đổi bữa thì đã sẵn chim trên cành và cá dưới lòng khe...còn ngũ cốc... cứ những hòn cuội kia đập ra là lúa gạo , cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng là lúa nếp, còn cuội trắng... muốn uống rượu thì đập vỡ cuội trắng ra, lấy nhân đá trắng hòa với nước suối mà uống”

[26; 635, 636]. Có lẽ đó là một thế giới trong niềm mơ ước, khát khao của người dân, một thế giới không phân biệt ngày và đêm, một thế giới với cuộc sống hạnh phúc và yên bình.

Nếu như hình ảnh biểu tượng núi rừng của Trên đỉnh non Tản thể hiện

giấc mơ hạnh phúc của con người hàng bao thế kỷ không nguôi thì núi rừng

trong Xác ngọc lam lại là nơi chứa đựng tinh hoa của một nghề truyền thống-

nghề làm giấy dó của làng Hồ Khẩu - Yên Thái ( cũng được gọi là Kẻ Bưởi) ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Không biết nghề làm giấy dó ở vùng này xuất hiện từ bao lâu rồi nhưng nó đã trở nên nổi tiếng và trở thành một nét đặc trưng cho các làng nghề ở đất Thăng Long Hà Nội. Âm thanh của tiếng chày giã vỏ dó làm giấy đã đi vào ca

dao, dân ca và đã gợi cảm hứng cho những tâm hồn thi nhân, nghệ sĩ qua

nhiều thế kỷ. Có lẽ cùng xuất phát từ cảm hứng ấy mà Nguyễn Tuân đã viết

Xác ngọc lam như một chứng tích về sự độc đáo của làng nghề cổ truyền này.

Giấy dó được làm từ thân cây dó, loại cây trung bình thường chỉ cao hơn

đầu người và Nguyễn Tuân đã miêu tả rừng Hoành Bồ với một nương dó “

Rộng sâu lắm, cũng gần thành một cánh rừng riêng. Gió thung lũng thổi vật vào nương dó, mỗi đợt muốn đi gấp qua hết lòng nương thì cũng phải tàn hết nửa điếu thuốc quấn. Trong cái chỗ cùng tịt của rừng dó có một cây dó không rõ mọc từ đời nào mà cao vụt, cành lá vênh váo át cả những cây thiên niên tùng gần đó’’. [27; 674].Hình ảnh cánh rừng bạt ngàn với một điểm nhấn là

cây dó lạ thường ấy chứa đựng một mối tình thiêng liêng sâu nặng và cũng là một tặng vật vô giá của thiên nhiên dành cho nghề làm giấy ở Hồ Khẩu. Sống trong cây dó cổ thụ ấy là nàng Dó với áo xanh màu lam và tiếng hát làm say đắm lòng người. Cô sống với rừng đại ngàn và hát cho những người đi rừng bóc vỏ dó nghe.

Cuộc sống của cô sẽ cứ tiếp diễn như vậy năm này qua năm khác, đời này qua đời khác nếu như không có sự chân tình si mê của cậu Năm nhà họ Chu ven hồ Lãng Bạc. Mối chân tình của cậu trai dưới xuôi đã khiến cô Dó xúc động xao lòng mà bỏ đại ngàn thảo mộc theo cậu về dưới kinh. Rừng đại ngàn mất đi người con gái đẹp với tiếng hát huyền bí, cây dó cổ thụ bỗng đổ vật một tiếng ầm, đất này chỉ còn trơ lại những lá úa sầu. Nhưng cũng từ ấy ở dưới xuôi ven Hồ Tây và trên dòng sông Tô Lịch có được tiếng hát của cô Dó và có được một loại giấy dó quý làm nên tên tuổi của nhà họ Chu làng Hồ Khẩu- Giấy dó Chu Hồ. Người con của rừng đại ngàn về đây ẩn mình trong phiến đá nghề giấy. Sống bằng hương vỏ dó, bằng thứ tình yêu thiêng liêng

say đắm để cho ra đời loại giấy dó. “ Mặt giấy xốp, nghiêng giấy ra sáng mà

nhìn chất cát dó thì nó như làn da má trinh nữ phẳng đượm chất tuyết của lớp lông măng. Vuốt vào mặt giấy người ta có cái cảm tưởng được sống là một

điều dễ chịu” [27; 670].‘‘ Nó đẹp đến nỗi mỗi người đều yên chí rằng dẫu đứa thất phu có cầm bút vẽ bậy vào đấy thì những nét lếu láo ấy cũng vẫn cứ thành được hình chữ’’ [27; 671].

Thiên nhiên thì mãi vĩnh hằng với dòng thời gian trôi chảy, cô Dó vẫn cứ mãi trẻ trung trước sự khác nghiệt của thời gian, nhưng cậu Năm thì không, cậu là con người và cậu chịu sự chi phối của cuộc đời hữu hạn, cậu trăm tuổi và đã ra đi để lại cô Dó một mình buồn tủi. Cái phiến đá màu xanh nơi cô ẩn mình bỗng chuyển ra màu trắng tang thương. Cho dù đau buồn nhưng người con của đại ngàn vốn mang trong mình khối tình sâu nặng và vẫn cứ ở lại để giúp đời con đời cháu nhà họ Chu sản xuất ra thứ giấy thơm và đẹp. Có như vậy mới thấu hiểu được tấm chân tình của thiên nhiên dành cho con người. Nhưng trong số những con người kia mấy ai đã biết trân trọng những quà tặng quý báu của thiên nhiên?

Thiên nhiên đã ban tặng cho con người vật vô giá, nó là vĩnh hằng nhưng có lẽ thiên nhiên là một cái gì đó huyền bí mà giản dị và đơn sơ và có lẽ tặng vật của thiên nhiên cũng chỉ có thể tồn tại được ở những nơi đơn sơ, bình dị, thuần khiết mà thôi. Cô Dó sau bao đời sống bình lặng ở nhà họ Chu bỗng nhiên rơi vào tay một kẻ phàm phu tục tử vụ lợi, hám danh là huyện Khỏe tận miền Nam xa xôi. Xa rừng đại ngàn, xa chốn thân quen, xa mùi hương chất vỏ dó, cô Dó chẳng bao lâu đã trở nên người thiên cổ, thành người của một thế giới khác, một thế giới ngọc đá muôn năm. Giấy Chu Hồ cũng trở thành câu chuyện cổ tích về lịch sử giấy đẹp của nghìn xưa.

Hình ảnh biểu tượng cuả núi rừng trong Xác ngọc lam giống như một lời

thức tỉnh con người trước tài nguyên thiên nhiên quý giá. Có lẽ Nguyễn Tuân muốn khuyên con người ta biết trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên, biết tìm về với thiên nhiên, hòa nhập cùng thiên nhiên để nhận thức thế giới xung quanh và để cuộc sống tươi đẹp hơn, có giá trị hơn.

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân như càng thêm gắn bó với thiên nhiên với núi rừng. Ở giai đoạn này, khi viết về núi rừng, ông thường khoác lên mình nó một vẻ hoành tráng hiếm có, cho dù là rừng bãi Nam Bộ hay núi rừng Tây Nguyên, ngàn trầm Quang Bình hay rừng hồi Đông Bắc. Non nước Lào Cai núi thì tuyệt đỉnh với hoa đỗ quyên mặt núi nở bạt ngàn. Vùng Tây Bắc nắng tắm trên rừng thu. Rừng và núi hiện lên với một tầm vóc mới, tư thế mới mang vẻ đẹp cao vời, mang sức mạnh kì vĩ.

Đánh dấu cho hình ảnh núi rừng mang tầm vóc mới, tư thế mới ấy phải

kể đến truyện vừa Chùa Đàn-1946.

Hình ảnh núi rừng trong Chùa Đàn không mang vẻ hoang sơ, huyền bí,

lạ kỳ mà nó gần gũi với đời sống con người. Đó là những cánh rừng trúc, cánh rừng lim trổ hoa xám, rừng lau.... nơi giam giữ những cán bộ cách mạng. Và núi rừng cũng khiến cậu Lãnh út quên đi quá khứ đau thương. Cậu vốn là chủ nhân của ấp Mê Thảo sầm uất, trù phú, thế nhưng từ khi mợ Lãnh chết đi cậu chẳng màng gì đến công việc của ấp. Thương xót vợ, cậu Lãnh chỉ biết

ngày này qua ngày khác uống rượu và khóc cho đến khi “Bóng in hẳn vào

tường, đường viền quanh bóng in trông sắc gọn như nét cắt. Lấy nước cọ không đi và lấy vôi đặc quét lên mấy lần cục bóng xám trên vách ấy vẫn hiện bật lên” [ 42; 373]. Nhờ có Bá Nhỡ dám hi sinh cả mạng sống để thức tỉnh

nên cậu Lãnh mới trở về với cuộc đời thực tại. Cậu đi theo cán bộ cách mạng và bị bắt nhốt trong rừng cùng những tù nhân chính trị khác. Chính ở đây, sống cùng rừng núi, cậu đã trở thành một con người hoàn toàn khác, cậu sống có ích hơn và đặc biệt trước đây cậu chìm đắm trong rượu và đàn ca xướng họa thì bây giờ bị bắt, bị tra tấn cậu không sợ, chỉ sợ “ người mời uống và rủ đi nghe hát”.

2.12. Hình ảnh biểu tượng sông nước - con đò

Cùng với núi - rừng, biểu tượng sông nước - con đò cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Ở một xứ sở nhiều sông hồ như Việt

Nam, hình ảnh dòng sông, bến nước, con đò ăn sâu vào đời sống tâm hồn dân tộc, vừa như những không gian gần gũi quen thuộc vừa là những giới hạn khép kín biểu tượng cho sự ngáng trở, ngăn cách. Biểu tượng sông nước trong văn xuôi nguyễn Tuân dĩ nhiên không thể cắt đứt hoàn toàn với cách cảm thụ truyền thống nhưng bên cạnh đó tác giả luôn nỗ lực vượt thoát khỏi những cách nhìn, cách cảm thụ đã trở thành khuôn mẫu để thể hiện cảm quan riêng của mình.

Vốn mang trong mình dòng máu của chủ nghĩa xê dịch nên Nguyễn Tuân không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Và trong những lần xê dịch ấy, bên cạnh những nhà ga, những con tàu, những con đường thì “ sông nước - con đò” chính là những người bạn đồng hành đưa con người đến nơi họ cần đến, muốn đến.

“ Con đò” ấy đã đưa ông Đầu Xứ Anh, ông Đầu Xứ Em đến bờ thi cử

mong lập công danh “ Đáy con đò dính chắc vào đất sét lòng bến nông” “con

đò đẩy cựa quậy, bốc nhẹ, rồi trườn mình ra xa. Trời bắt đầu nổi gió rét. Mưa thu lại lộp độp rớt xuống đám áo tơi nón lá của một chuyến đò đồng“ [61;

166]. Con đò chở người sĩ tử tài ba của làng Cổ Nguyệt đi ứng thí trở lên nhỏ li ti trước xứ đồng chiêm sơn Nam Hạ bởi mùa này mưa dầm dề đã biến nơi

đây thành một vùng nước mất hẳn bờ “ Nước một mùa mưa hợp các xứ đồng

chiêm lại thành một khối lớn và trên cái đoàn kết của nước đồng hiu quạnh, những con thuyền chúng đi về như lá tre rụng mùa thu”[ 61; 161]. Con sông

bây giờ cũng lẫn vào với làn nước ngập trắng xoá kia. Dòng sông ở đây biểu tượng cho một cái gì mênh mông không xác định giữa đồng nước ngập còn con đò thì quá nhỏ bé, nhỏ đến “ li ti”. Tất cả như báo hiệu sự bao phủ trùm kín của những gì vô định không thể nắm bắt.

Cũng là biểu tượng sông nước, con đò nhưng trong truyện Trên đỉnh

non Tản lại mang một ý nghĩa khác. Không phải là những con đò đồng nhỏ “

nguời”, dòng sông cũng không bị hoà vào với cánh đồng ngập nước mà nó

thăm thẳm, chiếc thuyền thoi ấy đỗ ở bến Gòn bỏ hoang để đón những nghệ nhân tài hoa của làng Tràng Thôn, thế nhưng sau đó nó không đi theo dòng

sông mà lao vun vút, “ từ duới bay vụt thẳng lên cao”, “ cứ chọc thủng các

lớp mây” [61; 208] . Vậy là con thuyền ấy đưa đoàn người của ông phó Sần

lên non tiên để được thưởng thức những thứ kì lạ, cây cỏ, hoa, lá, chim muông, ngay cả cơm rượu cũng thật khác đời thường.

Sông nước, con đò còn là nơi con người thể hiện bản lĩnh, ý chí và nghị

lực. Nơi con người tìm thấy “ thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả

những con người ngày nay”. Đó là hình ảnh sông nước, con đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà hiện lên với hai vẻ đẹp đối lập cùng tồn tại: hung bạo và trữ

tình. Sự hung bạo thể hiện ngay ở dòng chảy của con sông “ Chúng thủy giai

Đông tẩu- Đà giang độc Bắc lưu”, rồi ở những cái thác nước lúc nào cũng

cuồn cuộn, gùn ghè, bủa vây, chặn bắt thuyền bè qua lại, thác nước luôn gào thét bài ca của gió xô sóng, sóng xô đá mấy ngàn năm. Bên cạnh đó sông Đà

còn bày ra ba vòng thạch trận, nhiều cửa tử, ít cửa sinh khiến “không thuyền

nào dám men gần”, con sông Đà như một loài thủy quái khổng lồ, nham

hiểm, hung ác sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt con người. Thế nhưng chỉ với chiếc thuyền con và cái bơi chèo, ông lái đò đã dùng ý chí kiên cường của mình để vượt qua con thủy quái ấy, trở thành người tự do trên sông nước và

để thưởng thức vẻ đẹp trữ tình của dòng sông: “ Con sông Đà tuôn dài tuôn

dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa gạo, hoa ban”, “ mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”[ 29;

452]. Tính cách hung bạo và trữ tình của dòng sông hòa quyện vào nhau được Nguyễn Tuân sử dụng như một cầu nối đưa thiên nhiên và con người xích lại gần nhau hơn. Như vậy, dòng sông Đà hung bạo chính là biểu tượng cho

những thử thách đối với con người, là nơi con người thể hiện trí tuệ tài hoa. Hình ảnh con thuyền hiện lên như một thứ vũ khí đơn sơ mà lợi hại để con người vượt qua mọi thử thách, để rồi sau đó hình ảnh dòng sông Đà trữ tình

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 33)