5. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Hình ảnh biểu tượng thần tiên
Thế giới thần tiên thường gợi cho con người ta liên tưởng đến một nơi đẹp đẽ, kì lạ ở đó quanh năm ánh nắng chan hoà, hoa thơm cỏ lạ, nở rực rỡ, ở nơi đó còn có cả những người kì lạ, phi thường về diện mạo lẫn tài năng. Đó
cũng là điều Nguyễn Tuân miêu tả trong truyện ngắn Trên đỉnh non Tản .
Thế giới thần tiên này là nơi ngự trị của Thánh Tản Viên ( một trong Tứ bất tử). Thánh Tản Viên được miêu tả là một cụ già râu tóc lông mi đều trắng xốp như bông, chống một cây gậy trúc đùi gà vàng óng, dáng vẻ khoan thai, đĩnh đạc, cổ kính. Ông có thể sai khiến đàn voi trắng đi lấy gỗ, sai con tê giác xanh lấy sừng soi sáng cho đám thợ làm. Nơi đây có đá xanh, đá vàng là cơm, là xôi, đá trắng pha vào nước là rượu, hoa quả chim cá nhiều vô kể, một thế giới không có ngày và đêm quanh năm hoa thơm quả ngọt, mây tía bao phủ. Đó là thế giới của cuộc sống hạnh phúc, yên bình, thế giới của mơ ước, khát vọng. Thế giới thần tiên ấy cũng vô cùng bí hiểm với lời thề độc: cái chết sẽ đến với những ai tiết lộ bí mật về những điều trông thấy ở núi Tản, cái chết đột ngột
của Nhiêu Tàm, bác phó mộc đã từng lên sửa đền Thượng là một sự trừng
phạt, một lời cảnh báo đối với những ai không biết giữ lời hứa với “ chúa
ngàn thiêng”.
Biểu tượng thần tiên còn được thể hiện thông qua hình ảnh cô Dó trong
Xác ngọc lam. Cô Dó là người con gái của rừng xanh sống trong thân cây dó
cổ thụ với tiếng hát du dương khiến người ta quên đi sự mệt nhọc. Tấm chân tình của cậu Năm làng Hồ khẩu đã khiến cô Dó cảm động mà theo cậu về dưới xuôi giúp cậu và con cháu nhiều đời của cậu làm ra thứ giấy Chu Hồ quý giá . Nhưng có lẽ người con của đại ngàn, người sơn thần nữ ấy chỉ thuộc về những gì thiêng liêng, cao cả, thanh khiết như người mẹ đại ngàn,như tình yêu của cậu Năm, cho nên khi cô Dó rơi vào tay Huyện Khoẻ, một kẻ phàm phu tục tử, cô Dó đã không thể sống, xác cô biến thành một khối thuý ngọc
toàn bích: “ Cô Dó đã thành người của một thế giới khác, của một thế giới
ngọc đá muôn năm. Cái màu xanh ở tấm áo đã đậm và bóng hẳn lên thành một thứ ngọc lam trong sáng” [ 27; 693, 694]. Với hình ảnh biểu tượng thần
tiên này, Nguyễn Tuân như muốn mình chứng một điều : Những gì thanh cao, thanh khiết thì không thể sống chung với những mưu toan, tính toán, tầm thường; không thể tồn tại cùng những kẻ không biết phụng sự nghệ thuật và cái đẹp.