Hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 26)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân

1.2.1. Tiểu sử và con người

Nguyễn Tuân sinh ngày 10-07-1910 quê ở xã Nhân Mục (thường gọi là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, Hà Nội.Ông được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học.Nhưng lúc này Nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời Tây - Tàu nhố nhăng, sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Nguyễn An Lan, thân sinh của Nguyễn Tuân). Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng.Năm 1929, Nguyễn Tuân bị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào trên toàn cõi Đông Dương (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam tại trường trung học Nam Định). Ông cùng một nhóm bạn vượt biên giới sang Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa. Kể từ đây, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, trở thành kẻ “đại bất đắc chí”, như một kẻ “hư hỏng hoàn toàn”.

Ông bắt đầu cầm bút cũng từ những năm này với những bút danh: Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Long, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc...Ngoài viết truyện, tùy bút, phê bình văn học, dịch thuật, ông còn đóng phim, diễn kịch.

Năm 1938 tham gia đoàn làm phim Cánh đồng ma quay tại Hồng

Cách mạng tháng Tám -1945 đã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết của Nguyễn Tuân ông hân hoan chào đón cuộc đổi đời lịch sử, tự “Lột xác” và chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn cách mạng.

Năm 1950, ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, từ 1948-1958 là tổng thư ký hội văn nghệ Việt Nam. Nguyễn Tuân luôn hăng hái tham gia vào hai cuộc kháng chiến tiếp tục đi nhiều, có mặt ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn chương ngợi ca đất nước cùng nhân dân đánh giặc.

Nguyễn Tuân mất ngày 28-07-1987 tại Hà Nội.

Nguyễn Tuân là một tri thức dân tộc rất mực tài hoa uyên bác. Ông am tường cả Hán học lẫn Tây học, ông không chỉ viết văn mà còn am tường nhiều loại hình nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Đặc biệt, ông có lòng say mê thiết tha đối với tiếng Việt. Rất đề cao và chú tâm gìn giữ nhân cách nghệ sĩ nên Nguyễn Tuân căm ghét thói xấu xa, đê tiện, rởm đời, vô văn hóa. Nguyễn Tuân là con người ưa “xê dịch” thích khám

phá vẻ đẹp mới lạ, độc đáo. Nói như Mai Quốc Liên thì “cuộc đời Nguyễn

Tuân hầu như nằm trong những chuyến đi. Đi để dậy gió cảm xúc, lịch lãm, sự đời, thoát ra những eo sèo phàm tục” [37 ; 205]. Những chuyến đi này

thực sự mang lại cho văn ông hơi thở ấm nóng của vốn sống thực tế và không khí thời đại.

Nguyễn Tuân có một lối sống và một lối viết độc đáo. Ông là người rất cầu kỳ, kỹ tính và tinh tế trong đời sống cũng như trong nghệ thuật. Con người cá tính ấy mang trong mình cái duyên tài tử của một người nghệ sỹ và cái ngông của một người có tài năng và nhân cách hơn người.

Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của mình. Đời viết văn hơn nửa thế kỷ của ông là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao của sự nghiệp, ông cũng không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt mà ngược lại ông luôn tỏ ra nghiêm khắc với chính

mình. Đây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật” ( Nguyễn Đình Thi). Tự nhận mình “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.

Trước Cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nước mất, xã hội đảo điên “lộn tùng phèo” mọi thứ quan niệm, mọi giá trị, Nguyễn Tuân đứng hẳn về phía dân tộc và truyền thống, dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Sáng tác của ông thời kỳ này dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã hội. Trên trang viết Nguyễn Tuân, những “vẻ đẹp xưa” chợt sống dậy trong niềm xót xa, nuối tiếc khôn nguôi. Dù điều kiện bấy giờ không cho phép nhà văn bộc lộ trực tiếp tâm sự u hoài đối với dân, với nước, người đọc vẫn cảm nhận được một tấm lòng chân thành và rất mực thủy chung. Nếu có thể ví trang sách như những lá chắn hữu hiệu thì nhà văn Nguyễn Tuân - giai đoạn trước 1945 chính là người cảm tử quân đang chiến đấu với cái ác, tử thủ ở thành trì chân - thiện - mỹ.Từ sau 1945, Nguyễn Tuân viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi, vừa mở lòng đón nhận bao nhiêu thanh sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi. Nếu trước kia chỉ có thể bộc lộ tâm sự yêu nước một cách kín đáo thì giờ đây con người tài hoa uyên bác ấy như được tháo cũi, sổ lồng, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới.

Nếu trước Cách mạng tháng Tám, quan niệm về cái đẹp của Nguyễn

Tuân mang đậm màu sắc chủ quan “không bà con gì với tâm lý thời đại”, thì

giờ đây, đã có sự hài hòa, thân thiết . Bởi cái đẹp giờ hiện hữu trong thực tại, là đời sống muôn màu của nhân dân, như có thể cầm lên tay mà nâng niu ngắm nghía. Hoài cổ không còn mang ý nghĩa níu kéo dĩ vãng mà được nâng lên thành ý thức về sự góp mặt của dĩ vãng ở hiện tại.

Tất cả cá tính, phong cách sống và con người Nguyễn Tuân đã tạo nên thành công cho những trang viết của ông. Nguyễn Tuân xứng đáng được

nhiều người tôn vinh là “Một định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ chân

1.2.2. Sự nghiệp văn học

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân viết nhiều tác phẩm với nhiều thể loại :

Một chuyến đi (du ký, đăng báo từ 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất bản

1941)

Vang bóng một thời (Tập truyện ngắn, đăng báo từ 1939, Tân Dân xuất

bản 1940)

Ngọn đèn dầu lạc (Phóng sự, Mai Lĩnh, Hà Nội 1939)

Thiếu quê hương (tiểu thuyết, đăng báo từ 1940,Hà Nội xuất bản 1943) Tàn đèn dầu lạc (Phóng sự, Mai Lĩnh, Hà Nội 1941)

Chiếc lư đồng mắt cua (Tùy bút, Hàn Thuyên, Hà Nội 1941) Tùy bút I (Công lực, Hà Nội, 1941)

Tùy bút II (Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943) Tóc chị Hoài (Tùy bút, Lượm lúa vàng, 1943) Nguyễn (Tập truyện, thời đại, Hà Nội, 1945)

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân có những tác phẩm chính:

Chùa Đàn (Truyện, Quốc văn, Hà Nội, 1946)

Đường vui (Tập tùy bút, Hội văn nghệ Việt Nam, 1949) Tình chiến dịch (Tập tùy bút, Hội văn nghệ Việt Nam, 1950)

Thắng càn (Truyện, Văn nghệ, 1953)

Chú Giao làng Seo (Sách Kim Đồng, 1953)

Bút ký đi thăm Trung Hoa (Văn nghệ, Hà Nội, 1955)

Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I, Văn ghệ Hà Nội, 1955) Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập II, Văn ghệ Hà Nội, 1955) Truyện một cái thuyền đất (Sách Kim Đồng, 1958)

Sông Đà( Tập tùy bút, Văn học, Hà Nội, 1960) Tôi đọc (Văn học, 1963)

Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (Hội văn nghệ Hà Nội, 1972) Ký (Văn học, Hà Nội, 1976)

1.2.3. Nội dung trong sáng tác của Nguyễn Tuân

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân bước vào văn đàn và gắn liền với trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam.Đây là thời điểm thực dân Pháp bộc lộ bộ mặt phản động sâu sắc và rõ nét nhất không khí ngột ngạt và tù túng bao trùm toàn bộ xã hội Việt Nam.Đây cũng là thời điểm văn học lãng mạn bộc lộ những biểu hiện cực đoan, tiêu cực còn những yếu tố tích cực, tiến bộ đang dần mờ nhạt và ngày càng lùi xa.Cái tôi lãng mạn rơi vào bế tắc, chán chường.Các văn nghệ sĩ luôn cảm thấy bất hòa sâu sắc với xã hội bức bối ngột ngạt nên trong ý thức của mỗi nhà văn họ muốn tìm sự giải thoát. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông đã tìm lối giải thoát cho mình vào những chuyến “Xê dịch” vô định, tìm về “Một thời vang bóng” và sa vào đời sống trụy lạc.

Chủ nghĩa xê dịch vốn là lý thuyết vay mượn của phương Tây chủ trương đi không mục đích, chỉ luôn thay đổi chỗ để đi tìm cảm giác mới lạ và thoát ly mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Giang hồ xê dịch là cách sống mà Nguyễn Tuân lựa chọn cho mình, đây cũng là một đề tài trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Trên con đường xê dịch, Nguyễn Tuân có dịp ghi lại những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước đồng thời cũng bộc lộ rõ nét cái tôi cô đơn,

giang hồ lãng tử tài hoa của mình (Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Chiếc

lư đồng mắt cua...) Để giải tỏa nỗi chán chường, bức bối của tâm hồn,

Nguyễn Tuân để cho nhân vật của mình tìm đến sự “đi” mong thoát khỏi “hoàn cảnh tủn mủn” và “sự trói buộc bần tiện của cuộc đời”. Nhưng càng vùng vẫy, càng lún sâu hơn vào bế tắc tuyệt vọng, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ với những vẻ đẹp của “một thời vang bóng” đẹp đẽ, thanh cao, thánh thiện, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại tầm thường. Nhân vật trong trang viết của Nguyễn Tuân lúc này là những nhà nho tài tử, những người con

gái tài sắc với những phong tục đẹp: uống trà, uống rượu (Chén trà sương,

chơi chữ, chơi hoa (Thả thơ, Đánh thơ, Chữ người tử tù).những cách ứng xử giữa người với người, với người đầy nghi lễ, đạo đức :Ngôi mả cũ bên

đường”, “Vườn xuân lan tạ chủ...”. Những trang viết về vẻ đẹp “Vang bóng

một thời” của Nguyễn Tuân đã trở thành bảo tàng lưu giữ những nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc.Đây cũng là một đóng góp độc đáo của Nguyễn Tuân trong văn học hiện đại.

Xê dịch và tìm về quá khứ, Nguyễn Tuân vẫn cảm thấy quá khứ chật chội, bế tắc. Và con người ta cũng không thể chỉ sống bằng quá khứ, ôm ấp mãi những vẻ đẹp của một thời đã qua. Quay trở về đời sống thực tại, đối mặt với xã hội “ối a ba phèng”, Nguyễn Tuân lại một lần nữa phản ứng thực trạng xã hội một cách gay gắt cực đoan. Ông đã lao vào cuộc sống hưởng lạc bên bàn thuốc phiện, hát cô đầu. Ông tìm đến ngọn đèn dầu lạc, tìm đến tiếng

trống chầu, tiếng phách, điệu đàn để có tri âm, tri kỷ, để quên đi thực tại (

Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc...). Đến với thuốc phiện ông đã

quên đi trách nhiệm của mình với gia đình, với xã hội, dần đánh mất cả lương tâm và sĩ diện. Nhưng chính ở đây ông cũng đã thấy được lối sống trụy lạc khiến con người trở nên bất nhân bất nghĩa, dám làm mọi việc trái với luân

thường đạo lý (Tàn đèn dầu lạc). Với những trang viết này, Nguyễn Tuân đã

hướng ngòi bút của mình trực tiếp phê phán xã hội xấu xa, đồng thời qua đó cũng bộc lộ cá tính độc đáo trong sáng tạo văn chương của ông và trên hết là một nhân cách cao đẹp.

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một bầu trời mới cho con người Việt Nam-bầu trời của hạnh phúc, tự do, độc lập. Đồng thời Cách mạng tháng Tám cũng mở ra suy nghĩ mới trong con người nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Ông không còn bất hòa với thực tại, không trốn chạy thực tại nữa mà giờ đây con người ấy nhìn vào đâu cũng thấy sức sống, sự hồi sinh mãnh liệt. Nguyễn Tuân đã thực sự được ‘‘ Lột xác’’ trở về sống giữa mọi người, hòa cùng sự thay da đổi thịt từng ngày của quê hương, đất nước. Sau thời khắc ‘‘lột xác’’

ấy, Nguyễn Tuân bắt đầu dạo lên bản hòa tấu giữa cuộc đời. Ông đã theo những chuyến xe đưa người tấp nập lên Tây Bắc xây dựng cuộc sống mới để thấy được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên đất nước, thấy được chất vàng mười mang sẵn trong tâm trí những con người đang ngày đêm xây dựng Tây Bắc (

Người lái đò sông Đà, Đường lên Tây Bắc, Dọn nhà lên Điện Biên…).

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã tham gia kháng chiến đem ngòi bút phục vụ chiến đấu. Ông đã đóng góp cho nền văn học nước nhà những trang viết sắc sảo, tài hoa, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi nhân

dân trong chiến đấu, lao động và sản xuất ( Than Quỳnh Nhai, Làng hoa, Tổ

đổi công chị Nhì…), ca ngợi những người chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh

mà vẫn hào hoa, tài tử ( Đất cũ Sơn La, ở mặt trận Hà Nội, Hà Nội ta đánh

Mỹ giỏi…)

Như vậy cả trước và sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đều thể hiện một phong cách văn chương tài hoa uyên bác. Và ở thời kỳ nào, Nguyễn Tuân cũng đi sâu khám phá con người ở chiều sâu tâm hồn, tạo nên những hình tượng nhân vật độc đáo, tài tử. Nếu trước Cách mạng ông tìm thấy vẻ đẹp con người ở chất phiêu bồng, lãng tử, bơ vơ, lạc lõng với cuộc đời thì sau Cách mạng, ông tìm thấy chất tài hoa tài tử của con người ở quảng đại quần chúng nhân dân, trong những con người bình dị ngày đêm góp sức mình để chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Chương 2

CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN TUÂN

2.1. Biểu tượng thiên nhiên

2.1.1. Hình ảnh biểu tượng núi- rừng

Núi rừng có một giá trị đặc biệt đối với đời sống con người, nó là nơi trú ngụ của đồng bào vùng cao, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm, những nguyên vật liệu phục vụ đời sống con người. Có lẽ vì vậy mà không gian núi rừng đã tác động sâu sắc đến trái tim người nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Núi rừng xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Tuân khá nhiều ở giai đoạn trước và

sau cách mạng. Với những tác phẩm Một người tỉnh rượu đốt cháy rừng

trúc - truyện ngắn -1941, Xác ngọc lam - Truyện ngắn-1943, Trên đỉnh non Tản - Truyện ngắn-1939... Đặc biệt là những sáng tác sau Cách mạng tháng

Tám: Chùa Đàn Truyện vừa-1946, Chú Giao làng Seo- Truyện thiếu nhi- 1953, Tình chiến dịch- Tùy bút- 1950, Mùa xuân trên Tây Bắc - tùy bút 1959, Sông Đà ,Tùy bút-1960. Đố ai quét sạch lá rừng-1964, Tình rừng -

1967...

Trong sáng tác của Nguyễn Tuân hình ảnh núi rừng hiện lên như những biểu tượng nghệ thuật đầy sức ám gợi với người đọc về những bí ẩn, những kì diệu của thiên nhiên. Núi rừng ở đây không xuất hiện như một địa danh cụ thể hoặc một không gian hoạt động thuần túy mà nó đóng vai trò như những yếu tố tác động gợi thức liên tưởng nhiều chiều để từ đó người đọc có thể chiêm nghiệm chiều sâu cuộc dời và chính tâm hồn mình.

Trong Trên đỉnh non tản, không gian núi rừng được miêu tả thật nguyên sơ mà đầy sức quyến rũ. Đó là một bức tranh về cảnh trí thiên đàng: “

Đây là một khu đá mặt bằng độ rộng một mẫu mà xung quanh là những vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cách chả lại có mây trắng mây vang đánh đai...” Cảnh trí nơi non tiên khiến con người ta chỉ nghe kể lại thôi cũng

muốn chí ít một lần được dạo chơi.Ở trên ấy đẹp lắm, ngày tháng thì dài mà

không thấy sốt ruột. Hoa quả lành ngọt và thơm như hết thảy những cái gì không phải là trần hủ sống gửi ở mặt đất cõi trần. Những cái êm dịu trong sáng, thơm lành trên non tiên nếu được đem thuật lại với người làng, ông cụ Sần tin rằng sẽ có khối người đoạn tuyệt với cố hương, tìm vào ngàn cao cho thỏa cái tai và cái mắt...”[26; 624].

Nguyễn Tuân là người say mê cái đẹp nên suốt đời ông đi tìm cái đẹp , cái đẹp ở lối sống, ở cách viết, ở những con người và ở trong cảnh vật. Bởi vậy sẽ không có gì là khó hiểu khi ông dựng lên khung cảnh núi rừng trên đền Thượng của Thánh Tản Viên đến độ cánh thợ mộc làng Tràng Thôn được mời

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 26)