Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2.2 Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu

Nguyễn Tuân là nhà nghệ sĩ ngôn từ rất chú trọng tới nhịp điệu, âm điệu của văn xuôi. Ông thường nói người làm nghề viết văn phải biết tạo ra những câu văn có khớp xưong, biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người ta đọc của mình những câu văn tê thấp. Bởi vậy đọc các sáng tác của Nguyễn Tuân, người ta thường gặp những từ đồng âm, từ tượng thanh... kết hợp với lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, các biện pháp tu từ tạo nên tính cân đối nhịp nhàng uyển chuyển, êm ái, du dương cho câu văn.

Khi viết về tiếng đàn lời ca, Nguyễn Tuân đã tạo nên những bản nhạc về

văn xuôi mới lạ. TrongChiếc lư đồng mắt cua tiếng phách và giọng hát của Đào Tâm gợi bao nỗi buồn. Nếu “ Tiếng phách ròn vui như tiếng chim buổi

sớm mai trong bụi cây’’ thì trái lại “giọng hát Tâm đượm mùi sầu xứ, mỗi hơi chuyển từ làn này sang làn khác là một giọng cảm động đầy tha hương thương nhớ’’ [27; 377]. Nhờ giọng hát thần tình ấy mà “ tất cả những bẩn thỉu

trát vào kể từ lúc dẫn thân vào nghề của âm’’ như được gột rửa hết, tiếng đàn hát đã trở thành “ thứ tiếng của tâm hồn’.

Âm thanh của tiếng đàn đáy, của tiếng trống chầu, của con phách gỗ và của tiếng hát cô đầu ngoài đời đã là một nét đẹp diệu kì, cuốn hút. Những âm

thanh ấy khi vào truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân càng trở nên kỳ ảo,

huyền bí hơn nhờ lối so sánh độc đáo, đó là tiếng đàn của Bá Nhỡ mong muốn giúp Lãnh út thức tỉnh, hồi sinh lại để sống cho đúng nghĩa của cuộc sống. Bá Nhỡ biết khi đàn hết bản nhạc kia cũng là lúc mình phải rời bỏ cõi đời này, có lẽ vì vậy mà tiếng đàn như tiếng thanh ba ngắc ngứ rùng rợn

“Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó

nghẹn ngào liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm (...) nó là một chuyện vương vít nửa vời’’[28; 90]. Đó là tiếng đôi lá phách của cô Tơ,

người đàn bà chung tình với người chồng quá cố, thương cảm cho tấm lòng của Bá Nhỡ với chủ, cô Tơ biết được điều gì sẽ xảy ra khi Bá Nhỡ dám đụng đến cây đàn ma quái của chồng, nên đôi lá phách của Cô Tơ cũng như đang

trong cơn cuồng phong: “Tiếng phách như tiếng chim kêu thương trên dậm

cát nổi bão lốc’’[28; 92]. Đó là tiếng trống điểm chầu của Cậu Lãnh.Cậu

Lãnh từ ngày vợ cậu chết đi cuộc sống của cậu chỉ chìm trong bóngtối, trong rượu, trong căn buồng đóng cửa kín mít để đến nỗi cậu chỉ còn là bộ da bọc xương chẳng thể làm gì. Bây giờ trong cuộc đàn hát này tiếng trống chầu của

cậu như đang tái hiện lại những mất mát, buồn đau trong cuộc đời cậu “

những lâu đài cung điện của cuộc đời nhỡn tiền đều tan rã theo một cái roi quật xuống mặt da loài thú“ [28; 93] hoà chung vào tiếng đàn nhịp phách ấy

là tiếng hát “ tái sinh” của cô Tơ mê hoặc dị thường: “Tiếng hát mọc cánh,

thăm thẳm trong trắng, tinh khiết quá pha lê gọt. Cô đang gọi nước suối đá ngọt trào dân lên. Tiếng phách trúc díu dan như cô đúc lại được muôn điệu của muôn giống chim.Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vưon mình dựng dậy như vách thành ...” [28; 93].Có lẽ để viết được đoạn miêu tả

cuộc phối âm có một không hai này ngoài việc sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã phải vận dụng hết tài thẩm âm của mình, vận dụng hết sự am hiểu về hát cô đầu để lột tả tiếng đàn, tiếng trống, tiếng phách, tiếng hát để hồi sinh tâm hồn Lãnh út tưởng như đã chết lặng từ bao giờ.

Không chỉ có ở biểu tượng của con người tài hoa nghệ sĩ mới có lối so sánh giàu âm thanh nhạc điệu mà khi viết về biểu tượng gió mưa, lối so sánh ấy cũng được phô diễn triệt để. Khi viết về biểu tượng gió mưa gắn với tâm

trạng buồn tủi của những kẻ tha hương, Nguyễn Tuân đã viết “ Tôi cúi mặt

nhìn sân tàu ẩm ướt và lắng giọt mưa lộp độp trên vai như cảnh ở cạn, giọt thu thất tịch thánh thót vỗ tầu tiêu. Âm điệu giọt mưa rơi không khác gì âm điệu giọt đồng hồ. Lắng mưa rơi như khóc, nhầm nó với giọt thời gian cứ đều đều rút vợi mực nước đồng hồ, tôi đinh ninh tôi như là một triết nhân muốn tắt lửa lòng” [26; 376], cùng với việc thể hiện tiếng mưa rơi nhưng ở những

khoảnh khắc khác nhau, Nguyễn Tuân lại sử dụng những từ ngữ mới lạ, độc

đáo.Trong Thiếu quê hương, tiếng mưa lại là “ Mưa trên sông rộng lộp độp

xuống nón mê và áo tơi phu phà đang cong mình trên đầu mũisào…. Mưa trên sông mau hột, tựa như tơ nhện giăng đầy trong cái tia sáng lóe của đèn pha. Ngoài khu vực luồng sáng của đèn là sông đen như mực trát rộng rãi, với gió thổi mưa, với mưa vờn mặt nước, với nước du mạn phà. Chỉ có róc rách, lộp độp và ào ào (26; 696). Nhưng cũng giọt mưa ấy, khi ở đầu tẩu

thuốc lại là những tiếng “kêu sèo sèo”, “lắm lúc mưa nặng hột quá, hạt mưa

rớt mạnh vào tàn thuốc cháy, kêu một tiếng sèo thật to gần bằng tiếng một con thiêu thân lúc cháy cánh vỗ bụng trên một ngọn đèn thờ. Cái tẩu thuốc lá đượm cứ như thế mà sèo sèo, hòa nhịp đầu sào dùi xuống nước xiết.Lúc trầm, lúc bổng, cái tẩu thuốc là cũng đang ca một bài hát lên đường’’ (26;

697).Cùng một tiếng mưa rơi nhưng Nguyễn Tuân đã tạo ra vô vàn những âm thanh mới lạ với cái nhìn tinh tế, độc đáo của mình.

Ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Tuân là ngôn ngữ của con người tài hoa. Nhà văn Anh Đức hoàn toàn xác đáng khi nhận xét về ngôn ngữ

Nguyễn Tuân “Một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật

ngôn từ, ta không hề thấy ngại miệng. Một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngòi bút đều như có đóng một dấu triện riêng’’

[36; 583]. Bằng ngôn ngữ của mình, Nguyễn Tuân đã tạo nên một phong cách riêng, độc đáo: phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)