Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 98)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập

Thế giới nhân vật mà Nguyễn Tuân yêu thích là những con người tài hoa nghệ sĩ. Xuất phát từ quan điểm ấy nên thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân gồm hai loại người đối lập nhau: loại người tài hoa nghệ sĩ say mê cái đẹp, luôn đặt cái đẹp lên trên hết và những kẻ tiểu nhân phàm tục. Nguyễn Tuân luôn đặt hai loại người này cạnh nhau để tô điểm vẻ đẹp khác thường, phi thường của những người tài hoa nghệ sĩ.

Trong Thả thơ, cụ Phủ ông đã nhìn bọn phàm phu, tục tử bằng con mắt

giễu cợt, mỉa mai. Đồng thời cụ cũng dùng cái tài hoa của mình như một thứ vũ khí để chơi lại bọn có tiền nhưng bất tài, ngu dốt. Bọn người dốt nát kia muốn hưởng cái thú chơi văn chương, muốn được hưởng cái danh am hiểu

chữ nghĩa thì phải trả tiền.Vợ chồng ông Phó Sứ ( Đánh thơ) sẵn sàng phô

diễn tài hoa của mình để chơi ngông với đời, để khinh bỉ những kẻ tiểu nhân háo danh, háo lợi đang sống cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị. Đó là một ông Thừa nào đó cũng tưởng mình tài hoa muốn bước chân vào cõi văn chương nhưng lại với mục đích thực dụng là kiếm tiền của thiên hạ. Hay một cụ Tuần kia lộ nguyên hình là một con buôn vụ lợi trên mảnh đất thiêng liêng của văn

chương đồng thời cũng là kẻ có nhân cách thấp hèn ‘‘ Ai đời lại đi mặc cả với

họ mỗi buổi đánh thơ xong, phải đưa cho mình số tiền nhất định là bao nhiêu, mặc dầu họ thua hay được. Không những thế, Cụ lại còn quấy nhiễu họ giữa những tiếng bạc lớn.Lấy tiền nhà cái, lúc năm đồng, lúc mười chữ, tẹp nhẹp quá. Hình như Cụ còn chớt nhả cả với mụ Mộng Liên nữa’’[ 26; 527].

Nguyễn Tuân đã đặt vợ chồng Phó Sứ giỏi đàn, giỏi thơ, tính tình phóng khoáng bên cạnh những người như cụ Tuần, ông Thừa để tôn cao thêm vẻ đẹp của những người tài hoa nghệ sĩ.

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, đối lập với những kẻ ‘‘ xô bồ’’,

đám cặn bã của xã hội chuyên sống bằng lọc lừa, tàn nhẫn là nhân vật Huấn

mộtbản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” [26 ; 568]. Trong hoàn cảnh

lao tù, trong thế giới ngự trị của cái ác thì tài năng và tấm lòng của Huấn Cao càng tỏa sáng. Huấn Cao cùng viên quản ngục và thầy thơ lại đã làm nên một

cảnh tượng ‘‘ Xưa nay chưa từng có’’: ‘‘ trong một buồng tối chật hẹp, ẩm

ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián…Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tử tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội núm khúm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt lên trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực’’.[26; 574,575].

Có thể nói đây là đoạn văn trác tuyệt của Nguyễn Tuân, nói như nhà văn

Nguyễn Khải là đạt đến ‘‘ Thần bút’’, ‘‘ Thần mượn tay người viết’’.

Cảnhcho chữ được thăng hoa trong cảm hứng lãng mạn, cảm hứng của cái tôi đầy cảm xúc để hướng tới cái phi thường, cái tuyệt mĩ thông qua trí tưởng tượng mãnh liệt và các phép đối lập tương phản.

Tương phản ở khung cảnh cho chữ: Việc cho chữ xưa nay thường diễn ra ở những nơi thanh cao nhưng ở đây lại diễn ra ở một nhà tù tối tăm, bẩn thỉu. Bên ngoài không gian vắng lặng, vẳng tiếng mõ canh, trong nhà giam nền đầy phân chuột phân gián.Vậy mà cảnh cho chữ vẫn diễn ra trang nghiêm đến mức thiêng liêng.

Tương phản ở người xin chữ và cho chữ: Người cho chữ là tên tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn đường hoàng, hiên ngang. Kẻ xin chữ là viên quản ngục thì khúm núm, thầy thơ lại thì run run bưng chậu mực. Cảnh tượng ấy chứa đựng một triết lý: Cái đẹp được sản sinh từ miền đất chết( nhà tù) bởi một người sắp chết( tử tù Huấn Cao) nhưng cái đẹp đã chiến thắng, nó đã xóa nhòa ranh giới giữa hai thế lực thù địch, chỉ còn lại đó là những người yêu cái đẹp đang say mê sáng tạo nghệ thuật.

Tương phản được đẩy lên đến đỉnh điểm là ở những dòng kết truyện ‘‘

làm cho nghẹn ngào : kẻ mê muội này xin bái lĩnh’’[26; 575]. Cái vái lạy

không khiến quản ngục trở thành kẻ thấp hèn mà khiến ông bỗng bừng sáng trong chốn lao tù tối tăm.

Tương phản đối lập đã làm nổi bật hình tượng cái đẹp, cái tài hoa, thiên lương.Hình tượng Huấn Cao chính là biểu tượng rực rỡ cho lý tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Tác phẩm này của Nguyễn Tuân cũng là một minh chứng

tiêu biểu cho câu nói của Đôxtôiepxki ‘‘ Cái đẹp cứu rỗi nhân loại’’.

Thủ pháp đối lập tương phản còn phát huy tác dụng khi Nguyễn Tuân miêu tả những hành động trái khoáy, kỳ quặc, thách đố với thiên hạ, cố tỏ ra khác đời, khác người của các nhân vật ‘‘tôi’’, Nguyễn, Bạch, Vi, Hoàng….Người ta mong được khỏe thì Nguyễn mong được ốm. Nguyễn thích nghe tiếng rừng trúc cháy lách tách trong lửa. Khác với thiên hạ sống một cuộc đời nề nếp, an phận, Nguyễn muốn sống một cuộc đời vô định.

Như vậy bằng bút pháp tương phản, đối lập Nguyễn Tuân đã miêu tả thành công vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những con người một thời vang bóng, tâm trạng chán chường của những nhân vật giang hồ xê dịch để một lần nữa người đọc thấy được sự độc đáo trong trang viết của Nguyễn Tuân.

KẾT LUẬN

Biểu tượng là một phương tiện tạo hình và biểu hiện hữu hiệu trong tư duy nghệ thuật.Chúng được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật độc đáo để tạo nên giá trị khái quát tượng trưng cho hình tượng văn học. Trong văn học, hệ thống hình ảnh biểu tượng tồn tại như những ‘‘ mã’’ nghệ thuật, những cái mốc để đánh dấu sự phát triển của tư duy nghệ thuật trong tiến trình đổi mới nền văn học dân tộc. Mặt khác khi luận giải khái niệm biểu tượng với tư cách là một loại hình tượng văn học đặc biệt, đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm biểu tượng trong các lĩnh vực văn hóa học, tâm lý học, mỹ học…chúng ta đã phần nào cắt nghĩa được vì sao biểu tượng lại là phương thức phản ánh được lựa chọn trong văn xuôi Nguyễn Tuân nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung.

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học hiếm hoi.Sở dĩ như vậy là bởi ông đã hòa mình vào thế giới nghệ

thuật mà không lẫn. Hơn thế nữa ông còn là nhà văn ‘‘ đứng hẳn ra một phái

riêng, cả về lối văn lẫn tư tưởng’’. Thông qua việc tìm hiểu những định nghĩa,

khái niệm về biểu tượng và tìm hiểu những biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, chúng ta càng hiểu rõ hơn lý do vì sao Nguyễn Tuân luôn có một chỗ đứng trang trọng trong lịch sử văn học Việt Nam và trong lòng bạn đọc. Hệ thống hình ảnh biểu tượng ấy vừa thể hiện thế giới nhân vật vừa góp phần làm gia tăng tính triết lý, tính trữ tình cho tác phẩm vừa tạo nên những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Hệ thống hình ảnh biểu tượng của ông thực sự là những tín hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, mới mẻ: vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa lý tưởng vừa đời thường, đẫm triết lý mà lại giàu chất trữ tình.

Có thể nói, Nguyễn Tuân đã bộc lộ hết được những nét tài hoa, uyên bác cũng như nét độc đáo khác người khi sử dụng hệ thống những hình ảnh biểu

tượng phong phú, đa dạng. Nếu như với Hoài Anh, Nguyễn Tuân là ‘‘ Nhà

Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam’’….thì với chúng tôi ‘‘ Nguyễn Tuân là nhà quý tộc về những hình ảnh biểu tượng”. Biểu tượng khiến cho

tác phẩm của Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại ở giá trị nhất thời mà còn hướng tới sự vĩnh cửu; nó tiềm tàng trong mình sức mạnh, sức bung phá được kết tinh từ những giá trị văn hóa của dân tộc và của nhân loại…từ đó có khả năng tác động mãnh liệt đến độc giả, khơi dậy ở họ khả năng sáng tạo cũng như nguồn sức tiềm ẩn. Giải mã thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân là một cách tiếp cận giúp chúng ta khám phá được chiều sâu thế giới nghệ thuật của ông, qua đó đánh giá một cách công bằng những đống góp của nhà văn với sự phát triển của nền văn học nước nhà.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, biểu tượng với tính hàm ẩn, dồn nén, khái quát cao càng tỏ ra là một phương thức tư duy hữu hiệu. Nghiên cứu biểu tượng trong văn học ngày càng được chú ý. Đây là một hướng tiếp cân mang tính tư duy cao, nó cần sự tham gia sáng tạo của người đọc, vì vậy biểu tượng trong văn học hấp dẫn nhưng không dễ khám phá. Đặc biệt là hình ảnh biểu tượng trong trang viết của Nguyễn Tuân - Những trang viết độc đáo uyên bác. Nhưng cũng phải thấy rằng từ cái khó cái độc đáo, uyên bác ấy đã làm nên sức sống lâu bền cho những tác phẩm của ông, làm

nên một Nguyễn Tuân‘‘ Một định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ chân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. M. Arnauđôp ( 1987), Tâm lý học sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân ( 1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới,

Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cương ( 1995), Từ điển văn học

Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. M. Bakihtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà

văn, Hà Nội.

5. Roland Barthes (2008), Những huyền thoại, NXB trí thức, Hà Nội.

6. Edward Amstrong Bennet (2002), Jung đã thực sự nói gì, NXB Văn

hóa thông tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

7. Jean Chevalier, Alain Cheerbran (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa

thế giới, NXB Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng.

8. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Đặng Anh Đào (2006), Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu

thuyết Việt Nam, Tạp trí nghiên cứu văn học (số 8).

10. Phan Cự Đệ ( 1979), Nhà văn Việt Nam 2945 – 1975, Tập 2,

NXB ĐH và THCN.

11. Phan Cự Đệ ( 1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Phan Cự Đệ tuyển tập (2006), tập 3, NXB Giáo dục Hà Nội.

13. Trần Thiện Đạo (2008), Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết trúc,

NXB trí thức, Hà Nội.

14. Hà Minh Đức, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn

Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu ( 2000), Lý

15. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học, Tập 1,2, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

16. Lê Bá Hán (chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB

Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)

(2004), từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ, phong cách, thi pháp

học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Đoàn Trọng Huy (2007), Hình tượng không gian đa dạng trong

văn xuôi Nguyễn Tuân, Tạp chí ngiên cứu Văn học, Số 6.

20. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương

pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Thụy Khuê (2005), Sóng từ trường III, Văn nghệ California,

California.

22. Nguyễn Duy Lẫm (2005), Biểu trưng, NXB từ điển Bách khoa,

Hà Nội.

23. Đinh Trọng Lạc ( 1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng

Việt, NXB giáo dục, Hà Nội.

24. Thạch Lam (1940), Phê bình vang bóng một thời của Nguyễn

Tuân, Báo ngày nay số 212, 1940

25. Phương lựu (2006), Lý Luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2000), Nguyễn Tuân toàn tập-Tập 1, NXB

Văn học, Hà Nội

27. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2000), Nguyễn Tuân toàn tập-Tập 2, NXB

Văn học, Hà Nội.

28. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2000), Nguyễn Tuân toàn tập-Tập 3, NXB

29. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2000), Nguyễn Tuân toàn tập-Tập 4, NXB

Văn học, Hà Nội.

30. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2000), Nguyễn Tuân toàn tập-Tập 5, NXB

Văn học, Hà Nội.

31. Nguyễn Đăng Mạnh ( 1991), Nguyễn Tuân bàn về văn học, nghệ

thuật, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

32. Nguyễn Đăng Mạnh ( 1991), Con đường đi vào thế giới nghệ

thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

33. Mac - Ăng ghen ( 1958), Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật,

Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Thanh Minh ( 1998), Nguyễn Tuân và cái đẹp, Tác

phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, số 5

35. Nguyễn Thị Thanh Minh ( 2004), Quan niệm về cái đẹp của

Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội.

36. Tôn Thảo Miên (2006), Nguyễn Tuân dấu ấn của cá tính sáng

tạo,Tạp chí nghiên cứu văn học, số 2,tr.79

37. Tôn Thảo Miên ( Tuyển chọn và giới thiệu) ( 2003) Nguyễn

Tuân về tác gia và tác phẩm,NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Vương Trí Nhàn (1997), Nguyễn Tuân, tên tuổi còn mãi với tùy

bút, Tạp chí văn học số 6.

39. Vương Trí Nhàn (2000), Sự biến hóa của cái đẹp trong văn

Nguyễn Tuân, Báo thể thao số 55,7/ 2000.

40. Vương Trí Nhàn (2002), Một số suy nghĩ về Nguyễn Tuân và yêu

ngôn, Đăng trên website: http://vuongtrinhan.free.fr/baiviet/motso.htlm.

41. Phương Ngân ( t.c và b.s) Nguyễn Tuân- cây bút tài hoa, độc

đáo,NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

42. Lữ Huy Nguyên ( 1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân-Tập 1, NXB

43. Lữ Huy Nguyên ( 1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân-Tập 2, NXB

Văn học, Hà Nội

44. Lữ Huy Nguyên ( 1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân-Tập 3, NXB

Văn học, Hà Nội.

45. Nguyễn Thị Ninh ( 2004), Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của

Nguyễn Tuân, Luận án tiến sĩ ĐH Sư phạm Hà Nội

46. Nhiều tác giả ( 1983), Từ điển văn học, NXB Khoa học xã hội,

Hà Nội

47. Nhiều tác giả (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

48. Nhiều tác giả (2000), Văn học Việt Nam ( 1900 - 1945), NXB

Giáo dục, Hà Nội.

49. Nhiều tác giả ( 1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo

dục,Hà Nội.

50. Nhiều tác giả ( 2002), Nguyễn Tuân, tác phẩm và dư luận, NXB

Văn học, Hà Nội.

51. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại (tập 1), NXB Văn học,

Hà Nội.

52. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

53. F. Sausue ( 1976), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB

KHXH, Hà Nội.

54. Trần Hoài Phương ( 2009), Biểu tượng như một phương thức

phản ánh của văn xuôi đương đại, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH và Nhân

văn.

55. Trần Đình Sử ( 2006), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục,

Hà Nội.

57. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính

sáng tạo. NXB Văn học, Hà Nội.

58. Bùi Văn Thắng ( 2002), Truyện ngắn, những vấn đề lý luận và

thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

59. Bùi Việt Thắng ( 1999), Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học,

Hà Nội.

60. Nguyễn Bích Thu ( 1997), Giọng điệu trần thuật trong truyện

ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay, Tạp chí văn học, Số 10.

61. Vang bóng một thời ( 2003), NXB Văn học, Hà Nội.

62. Ngọc Trai ( 1991), Nhà văn Nguyễn Tuân con người và văn

nghiệp, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

63. Hải Triều (1965) Về văn học và Nghệ thuật, NXB Văn học, Hà

Nội.

64. Hoàng Trinh (1973), Văn học - ngọn nguồn sáng tạo, NXB Văn

học, Hà Nội.

65. Hoàng Trinh ( 1992), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, NXB

KHXH, Hà Nội.

66. Trần Văn Trọng (2009), Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân

trước Cách mạng, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH và Nhân văn.

67. Phùng Văn Tửu ( 1990 ), Thi pháp hiện đại những tìm tòi và đổi

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 98)