5. Cấu trúc luận văn
2.2.2 Hình ảnh biểu tượng con người lãng tử, giang hồ xê dịch
Con người lãng tử, giang hồ xê dịch cũng vẫn mang trong mình vẻ đẹp tài hoa tài tử như những con người tài hoa nghệ sĩ của một thời vang bóng. Họ chỉ khác ở chỗ họ là những người trẻ tuổi tràn đầy sinh lực và khát vọng tự do giải phóng cái Tôi cá nhân, đam mê xê dịch và muốn tận hưởng cho no say mọi hương sắc của cuộc sống trần thế.
Chủ nghĩa xê dịch vốn là lý thuyết vay mượn của phương Tây chủ trương đi không mục đích, chỉ luôn thay đổi chỗ để đi tìm cảm giác mới lạ và thoát ly mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Trước Cách mạng tháng Tám, đối với Nguyễn Tuân cuộc sống đầy hư vinh, giả tạo.Ông phá vỡ mọi lề lối, ông khinh bạc trước những gì ông cho là tầm thường, thấp kém.Và càng khinh bạc hơn khi ông nhận ra, trong cuộc sống xô bồ đâu đâu cũng mưu cầu danh lợi.Vì vậy Nguyễn Tuân luôn muốn thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, tù túng và cách duy nhất để thoát khỏi nó là tìm đến những chuyến đi vô định.Lối sống nhà văn chọn cho mình
lúc bầy giờ là giang hồ - “xê dịch”. Ông quan niệm “Xê dịch là hình thức đẹp
nhất của thoát li. Thoát li khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày, khỏi phiền phức của sự an bài…”.Có thể nói, giang hồ xê dịch là đề tài phù hợp
nhất với phong cách sống và con người Ngyễn Tuân và cũng thể hiện rõ nét nhất chất nghệ sĩ tài tử của Nguyễn Tuân. Các nhân vật của đề tài này dù trực tiếp xưng “tôi” hay mang một cái tên cụ thể là Bạch, Nguyễn, Vi, Hoàng… dù già, trẻ đều là những người mang đậm chất nghệ sĩ giang hồ, lãng tử, xem bốn bể là nhà. Đó là những con người đối lập hoàn toàn với xã hội, không chịu sự
ràng buộc của bất cứ thế lực nào. Họ luôn tìm đến thú tiêu dao để kiếm tìm cảm giác mới lạ, để thay đổi, để làm phong phú cái thực đơn của giác quan và họ coi đó là nguồn sinh thú lớn nhất của cuộc đời.
Một chuyến đi có thể xem là một chuyến xê dịch để săn tìm cảm giác
nhưng phải là cảm giác mãnh liệt mới lạ. Hình ảnh nhân vật “Tôi” là một người tài hoa tài tử ham thích thú phiêu bồng, một lãng tử coi cuộc đời chỉ như một trường du hí không chấp nhận cuộc sống ngột ngạt, tù đọng, bế tắc,
giam hãm quyền tự do của con người. “Đối với tôi, sự đổi chỗ trong không
gian là một cớ thoát ly màu nhiệm nhất, thoát ly khỏi cảnh tủn mủn của cuộc đời đứng yên mãi một chỗ, thoát ly khỏi sự trói buộc bần tiện của cuộc đời hàng ngày dạy mãi cho người những thói quen nô lệ” [26; 241]. Đi là một
điều quý giá nhất đem lại hạnh phúc “Cái gì quý giá tức là thi vị ngụ trong sự
được đi mà không bao giờ phải ngừng [26; 247].Những tưởng đi là để tìm
mình, xê dịch là sẽ trốn khỏi thực tại bế tắc nhừng càng đi cái Tôi Nguyễn càng thấy cô đơn, sầu não trước cuộc đời. Đó là nỗi cô đơn của một con người không tìm thấy tri âm tri kỷ, không bầu bạn, tự mình chuốc chén mời mình
trong bữa rượu giang hồ “Còn gì buồn hơn là độc ẩm. Uống bữa rượu ngon
không gặp tri kỷ, ta thấy nhiều lắm. Cái nghĩa thiếu nhiều ở giờ phút này ngụ ý tìm một linh hồn bầu bạn” [26; 240]. Tất cả xung quanh đều trống rỗng,
không sự đồng điệu cảm thông chia sẻ, Nguyễn thấy “Cõi lòng mênh mông
hiu quạnh và trên cái ồn ào của hành động tầm thường, tôi nghĩ đến nỗi lặng lẽ không bờ bến của một linh hồn không được cảm thông với chung quanh”
[26; 243]. Cô đơn buồn chán đó là lúc chàng định sống cho hết sức vui vẻ và có lúc niềm ham sống bùng lên, Nguyễn đã liên tưởng đến người xưa thắp đuốc đi chơi đêm để làm cho dài thêm cuộc đời vốn ngắn ngủi và Nguyễn muốn săn tìm những cảm giác mãnh liệt mới mẻ. Hồng Kông, đất ăn chơi hoa lệ đã thỏa mãn sự thèm khát thanh sắc mới lạ của Nguyễn.
Với Nguyễn Tuân, đi là để “Thay thực đơn cho giác quan”, đi mà không cần mục đích và mong muốn “Mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải
cho tôi cái say của rượu tối tân hôn” (Một lá thư không gửi). Ngay mở đầu
tiểu thuyết “Thiếu quê hương”, Nguyễn Tuân đã lấy câu nói nổi tiếng của
Paul Morand làm châm ngôn “Ta muốn sau khi ta chết đi có người thuộc da
ta làm chiếc va ly” [26; 669]. Tiểu thuyết dài 370 trang chủ yếu xoay quanh
nhân vật Bạch với căn bệnh xê dịch, luôn thích đi, thèm đi để “thay thực đơn
cho giác quan”, đi để thoát khỏi mọi trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, đất
nước, quê hương, đi không cần mục đích “Lấy nguyên cái việc đi làm cái thú
ở đời” [26; 840]. Không được đi “Bạch lấy làm đau khổ vô cùng…Bạch thấy mình bây giờ đã hết là mình rồi và những ngày sống chỉ còn là rất dài và rất nhạt thôi” [26; 735]. Với Bạch, hình ảnh một bến nước, một sân ga, một tiếng
còi tàu, một người bạn ra đi, thậm chí cả mùi của khói than đá chợt thoảng đến cũng đã gợi lên nỗi nhớ, nỗi khát khao được đi của chàng và cái hạnh
phúc êm ấm của cuộc sống gia đình chẳng hề có ý nghĩa gì “Chỉ có nhà ga,
bến tàu, con đường thiên lý, mặt nước rộng là mời gợi được cho Bạch ý nghĩa của cuộc sống đích đáng” [26; 847]. Bạch đã ân hận vì lấy vợ, đẻ con, tự ràng
buộc mình với cuộc sống gia đình để phải vướng chân, bận mình không được xê dịch. Thậm chí chàng còn tìm mọi cớ để ghét vợ, để ly dị vợ mặc dù người
vợ ấy rất hiền, rất mực yêu chồng thương con “Bạch đâm ra buồn bã và bực
dọc khi sực nhớ thấy mình cũng là một người đàn ông có vợ” [26; 748].Trong
cái thú xê dịch, Bạch khám phá được nhiều điều thú vị.Chàng thấy “Giang hồ
không những là một nghệ thuật mà lại còn là một khoa học thực nghiệm nữa. Người giang hồ lại lấy luôn cái đời giang hồ ra làm trường học và tự mình đem luôn cái thân mình ra làm thực nghiệm và tìm bài học ở những cái quán bỏ vắng bên đường, ở một vũng bùn nước giữa nghìn dặm cát, ở một cái lều cát thiếu củi lửa trên đỉnh non băng, ở một ngụm nước ngọt phải dành dụm hàng tuần lễ trên một cái mặt bể lạc phương hướng” [26; 944]. Cùng với
Bạch, những người bạn của chàng như Sương, Tần cũng là những người thèm đi “những bệnh nhân của không gian”.Tiểu thuyết kết thúc bằng chuyến đi hụt ra hải ngoại của Bạch với gia đình, vợ con vậy mà trong lòng Bạch vẫn hướng tới chuyến lãng du với niềm ngậm ngùi.Bạch đang ở nhà mình mà giống như một người khách lạ, đang sống giữa quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương. Một tâm trạng muốn đập phá tung hê tất cả nhưng chưa dám đập phá một cái gì thật sự đành chịu thân phận muôn năm phải đứng yên để mãi mãi du lịch trong tưởng tượng bằng tấm lòng đau khổ.
Đối với Nguyễn Tuân, cuộc sống là bể rộng mênh mông và người nghệ
sĩ là con thuyền lênh đênh không bến neo đậu. Ông đã từng quan niệm “Hạnh
phúc có lẽ chỉ thấy ở những nhà ga” và từng có niềm mong ước giống Paul
Morand “Ta muốn sau khi ta chết đi có người thuộc da ta làm chiếc va ly”.
Có lẽ chỉ có chiếc va li mới có khả năng chở cả tâm hồn và ước muốn của
Nguyễn Tuân đi khắp nhân gian. Trong tùy bút Chiếc va ly mới, hình ảnh con
người lãng tử giang hồ xê dịch là nhân vật Tôi với quan niệm sống phiêu dạt giang hồ, xem bốn bể là nhà, tứ xứ là quê hương. Ở tác phẩm này Nguyễn Tuân đã đứng ở ngôi thứ nhất xưng Tôi để bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm còn lắng sâu, chất chứa tận đáy lòng mình. Nhân vật Tôi có một mong
muốn duy nhất là “Đi để viết, viết để lấy cái mà đi” [27; 585] và anh quan niệm, chỉ có giang hồ mới cho con người ta túi khôn “Không giang hồ, không
bôn ba sao nói được những câu khôn như cái khôn của người sắp từ trần như thế? Sách vở nào mà chép dạy được những lời ấy, chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có đường đời vô thường vô định mới dạy cho người ta biết được những câu đẹp đẽ” [27; 588].
Ngay cả chiếc valy cũng phải nhuốm màu bụi bặm của chất lãng tử, phong trần của kẻ bôn ba phơi mình trên đường trường nắng gió thì mới là cái valy đẹp. Với những chiếc valy mới còn bóng màu da, anh đã được lời
lên đường thì nên lấy ngay ít nước trà tàu hoặc cà phê đậm tẩm cho vỏ valy và bôi thêm ít vệt dầu máy vào cáimặt da mới. Có những vật chỉ cũ mỏi đi thì mới có giá’’ [27; 587]. Đối với nhân vật tôi, dừng chân là một sự trói buộc
nên anh đã làm một cuộc hành trình dài vươn tầm mắt đến những chân trời mới lạ, những khoảng không gian mênh mông, rộng lớn để tìm những cảm giác mới, những cảm giác bất thình lình và không chờ đợi. Đi và đi, nó trở thành một mệnh lệnh để thực thi trong suốt cuộc đời nhân vật cũng như trong suốt cuộc đời nhà văn Nguyễn Tuân.
Trong truyện Đánh thơ ta lại bắt gặp một đôi tài tử , giai nhân giang hồ
xê dịch, đó là ông Phó Sứ và cô Mộng Liên. Cặp đôi tài tử giai nhân này với lối sống của những kẻ giang hồ, lữ thứ đã đem cái chiếu bạc văn chương bày ra ở khắp mọi nơI mà họ đặt chân tới từ phủ nha, huyện nha cho đến tư thất
của người đốc bộ đường.Họ trở thành những ‘‘bậc kỳ tài trong xê dịch’’. Thời
gian của họ là vô định, không gian thì mênh mông vô tận với những cuộc vui
chơi, ‘‘ xê dịch’’ theo tháng ngày ‘‘ suốt một dải Trung Kì, họ đi về như là
trẩy hội…. Mỗi tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh…. Vợ chồng ông Phó Sứ chưa bao giờ nghĩ đến việc làm một cáI tổ ở một chỗ nhất định nào.Quê hương của họ là Cờ bạc và Đờn hát.Nhà cửa của đôi lưu đãng ấy gửi cả vào cái truy hoan của thiên hạ’’ [26; 523].Cuộc sống với những ngày tháng xê
dịch không làm loãng đi không khí tù đọng bao quanh họ.Cuộc đời xê dịch chẳng đem lại cái gì ngoài sự trống rỗng, bẽ bàng và hơn nữa, một cái chết.Phó Sứ chết ở chân Đèo Ngang trên bước đường xê dịch của mình.
Qua những trang viết của ông về đề tài Xê dịch, người đọc thấy một cái tôi nhà văn luôn muốn vượt ra khỏi cái vòng kiêm tỏa của xã hội, vượt ra khỏi sự giàng buộc, thoat ra khỏi sự chật chội, tù túng của cuộc đời để tìm đến vùng đất của riêng mình. Thế nhưng chúng ta thấy, quan niệm ‘‘ xê dịch’’ của Nguyễn Tuân cũng có lúc mâu thuẫn, không thống nhất. Nhiều lúc ông cho
mục đích tối thượng của cuộc đời’’, đi để quên đi tất cả hiện thực tối tăm
trước mắt. Nhiều lúc cái “ sự đi lại thể hiện nỗi buồn chán, thất vọng’’ của
Nguyễn Tuân khiến ông rơi vào bế tắc, tuyệt vang, phải than thở kêu la “ Ta
đi để mà đau khổ cả lúc đi lẫn lúc nghỉ, ối ta ơi là ta ơi’’. Có những lúc ông
lại hoàn toàn phủ định triết lý xê dịch và cho rằng “ Không bao giờ người ta
có thể nâng sự xê dịch lên thành một lý tưởng được’’. Như vậy, xét đến cùng
chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa xê dịch, thú giang hồ lãng tử của Nguyễn Tuân chính là sự thoát ly, sự phản ứng của Nguyễn Tuân với môi trường tù đọng, buồn tẻ, chán ngắt và nhạt nhẽo. Đó cũng là cách Nguyễn Tuân phủ nhận thực tế xã hội thực dân thối nát, xã hội mà mỗi người dân sống trên quê hương mình mà vẫn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, vẫn thấy thiếu quê hương.
Cách mạng tháng Tám thành công đã mang lại nhiều thay đổi mới. Lịch sử Việt Nam sang một trang mới, từ thân phận nô lệ sau 80 năm đã tiến lên làm chủ đất nước độc lập. Sự thay đổi ấy còn in đậm dấu ấn với nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà văn Nguyễn Đình Thi từng bày tỏ niềm hân hoan,
xúc động, tự hào: “ Cách mạng tháng Tám như một lưỡi cày khổng lồ đào xới
mảnh đất Việt Nam đau thương để gieo sự sống trở lại trên những luống đất đẫm máu và nước mắt’’. Và Cách mạng tháng Tám cũng đã gieo vào tâm hồn
Nguyễn Tuân những thức tỉnh, những nhận thức mới.Ông vẫn chủ trương đi, nhưng không còn là những chuyến đi dài lê thê, vô nghĩa lý như trước nữa mà bây giờ ông đi để có những kiến thức, những hiểu biết mới phục vụ cho việc
viết văn. Ông cho rằng, muốn viết hay thì phải đi nhiều, nhà văn phải“ đi vào
thực tế cuộc sống để được từng trải chuyện đời, người đời. Nói một cách khác, họ đi để tích lũy vốn sống, Không có cái vốn sống, cái từng trải thực tế ấy thì làm sao mà tưởng tượng được, làm sao mà hư cấu được? Cho nên đi vào thực tế đời sống là một nhu cầu có tính nghề nghiệp của bất cứ ai định làm ăn một cách chính đáng bằng con đường văn’’. Quan trọng hơn, ông đi là
trắng vừa giải phóng, tôi đã là một lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới. Ban ngày nếu không đi biểu tình thì ra Hàng Đào xem người ta dọn hàng đỏ, đông cứ như họp chợ tơ. Cờ lớn, cờ nhỏ. Phố Hàng Đào đã mang tên phố Hàng Cờ, đỏ rực một góc trời’’ ( Ngày tuổi tôi đầy Cách mệnh). Bước chân Nguyễn Tuân vẫn in dấu trên khắp các nẻo đường,
không vô định thui thủi một mình như trước đây mà bây giờ là những nẻo đường vui, dọc đường đi có cả dân công, bộ đội, cán bộ….
Đương vui chính là niềm hân hoan nhà văn tìm thấy trên những nẻo
đường bộ hành kháng chiến.Hơn nữa, hành trình của Đường vui chủ yếu
là…hai chân- nhân vật tôi lấy làm tâm đắc và thích thú vì di chuyển không
cần xe cộ cũng là cách “thủ tiêu được một thứ mại bản’’. Đây là bức tranh hiện lên qua nét vẽ tài tình của Nguyễn “ Rừng mai, rừng trúc, chậm lại mà
thấm lấy phong quang của cảnh sắc quê hương. Chỗ nào là núi đất, rừng nứa, ta nhanh bước lên, muỗi vắt nhiều lắm đấy. Suối trong mời ta tắm vò giặtluôn quần áo trên những tảng đá của tranh thủy mặc Tàu” [ 28; 146].Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh rất tinh tế khi nhận thấy trong tập tùy bút
Đường vui có “ chất men Cách mạng pha lẫn rượu giang hồ’’. Cảm hứng
của đường vui là cảm hứng của ân tình, ân nghĩa. Chỉ một lời chào thoáng qua của người du kích không tên thôi cũng đủ cho nhà văn thấy một biểu tượng như gạch nối giữa hiện tại và tương lai vang hưởng mãi đến mai sau.
Trên những nẻo đường vui ấy, Nguyễn Tuân đã bén duyên với Tình
chiến dịch. Ông thấy “ vẫn chưa đeo số hiệu đơn vị, nhưng lòng tôi đã ùn lên một mối tình đơn vị’’, “ nhiều đồng bào đã nhớ tên tôi và cả người tôi đã thấm sâu vào cảnh, vào người mộc mạc, đáng yêu nhất’’ [28; 363]. Nguyễn
Tuân cảm nhận rõ hơn bao giờ hết cái chân lý thời đại. Ông vẫn xách valy đi dọc chiều dài của đất nước, nhưng không phải là những chuyến đi vô định của Nguyễn, của Bạch…mà là cuộc hành trình của người nghệ sĩ tìm kiếm cái đẹp ngay trong cuộc đời, để điểm tô cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn và có