Hệ thống từ láy phong phú và tinh tế

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 80)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1.2. Hệ thống từ láy phong phú và tinh tế

Từ láy trong tác phẩm Nguyễn Tuân làm thành một hệ thống phong phú, có thể nói nó trở thành một nhân tố không thể thiếu được trong quá trình tạo lập hình ảnh tạo nên chất mượt mà của lời văn trong tác phẩm. Trong tác

phẩm Chùa Đàn, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh bộ tam tấu Bá Nhỡ- Cô

Tơ- Lãnh út làm nên hình tượng nhân vật tài hoa có thể chết vì nghệ thuật. Và người đọc sẽ còn ấn tượng mãi với lối miêu tả độc đáo của Nguyễn Tuân khi ông ghi lại tiếng đàn của Cô Tơ ngân lên trước khi Bá Nhỡ gục xuống, từ giã

cõi trần “chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ‘‘ ngậm ngùi’’ của tiếng đàn

gian. Nó “nghẹn ngào”, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết đươc ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc “bưng bít”. Nó giống như cái trạng huống “than thở” của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái “tấm tức” sinh lý của một sự giao hoan “lưng chừng”. Nó là niềm vang dội “quằn quại” của những tiếng chung tình. Nó là những cái dư ba của bể chiều dứt chân sang. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu “dầm dề” mưa ẩm và “nhức nhối” xương tủy. Nó là cái lá bay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh “hiu hiu” ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của chỉ tơ con phím.Nó là một chuyện ‘‘ vướng vít’’ nửa vời’’ [28; 90,91]. Chỉ trong

một đoạn văn miêu tả tiếng đàn mà nhà văn đã sử dụng 14 từ láy. Qua những từ láy ấy người đọc như rung lên những cảm giác vừa nghẹn ngào vừa uất ức, lúc thoi thóp yếu ớt, lúc lại bùng cháy bay bổng trong khúc nhạc ngôn từ.

Đọc các trang viết của Nguyễn Tuân, chúng tôi còn chọn lọc ra được một hệ thống từ láy rất phong phú và đa dạng chứng tỏ nhà văn đã có công

tìm tòi tích lũy không biết mệt mỏi: sụt sùi, lom dom, co ro, rôm rả, lổn nhổn,

nhốn nháo, ồ ồ, dằng dặc, chênh vênh,nơm nớp, hau háu, xa xa, thon thó, lận đận, bời bời, lù bù, dịu dàng, mù mịt, ầm ầm, lãng lờ, lêu đêu, bồn chồn, hợm hĩnh, tíu tít, vội vã, rỉ rả, lũ lĩ, xúm xít, hao háo, hăm hở, bê bết, hổn hển, mỏng manh,mênh mông, rậm rịt, trệu trạo, ào ào, lêu nghêu, khuỳnh khuỳnh, tới tắp, lừ lừ, nhăn nhúm, vòi vọi, tỉ mỉ...Những từ láy được liệt kê ở trên

mang giá trị tạo hình, đa phần mang sắc thái nhấn mạnh ý nghĩa của những hình ảnh biểu tượng. Người đọc tự hỏi vì sao Nguyễn Tuân lại thích dùng và dùng nhiều từ láy đến vậy?. Kho từ vựng Việt Nam vô cùng phong phú, và từ láy vỗn có giá trị biểu cảm rất cao, nó giúp người viết thể hiện được ý đồ, cảm xúc của mình. Vì có khi chi cần một từ nhưng nếu được dùng chính xác sẽ có giá trị gấp 3-4 lần những câu văn miêu tả dài dòng. Vốn là một nghệ sỹ tài hoa lãng tử trong cả truyện ngắn lẫn tùy bút thì việc sử dụng nhiều từ láy như

đã nói ở trên đã tạo ra một hiện tượng giao thoa giữa hai thể loại này, tạo ra trong văn của ông vừa có cảm xúc của tùy bút vừa có bút pháp chấm phá của truyện ngắn.

Bên cạnh đó Nguyễn Tuân dường như bao giờ cũng muốn khai thác đến tận cùng những gì mình chạm đến và taọ bằng được ấn tượng đối với người đọc nên ông sử dụng từ láy có giá trị nhấn mạnh và dồn nhiều từ láy trong một câu, một chỗ. Chính ý đồ sử dụng từ láy như vậy đã giúp Nguyễn Tuân đạt được hiệu quả đáng kể trong diễn đạt và miêu tả hình tượng khiến người

đọc chú ý và ghi nhớ những điều mà nhà văn muốn nói đến: “Mắt anh em

thăm thẳm, vòi vọi như mắt người đi bể”, “Sóng núi rập rờn trong sương và nhấp nhô trên cánh đồng đá” [ 43; 110-111]; “ Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn đá nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả mặt nước chỗ này”

[43; 71], “cái đông đúc hôm nay không thấm gì với khung cảnh mênh mông,

rậm rịt ở chỗ khuỷnh sông, trên cái mỏm sông cheo leo này” [43; 209].

Với những câu văn dồn nhiều từ láy như vậy, người đọc như được nhân đôi cảm giác , cảm tưởng lời văn như cô đọng súc tích hơn, những hình ảnh biểu tượng hiện lên sinh động, độc đáo hơn. Hệ thống từ láy mà Nguyễn Tuân sử dụng đã chứng tỏ Nguyễn Tuân là nhà văn có vốn từ phong phú, cách dùng từ độc đáo, sáng tạo và cũng rất kỳ công.

3.1.2.Ngôn ngữ so sánh giàu hình ảnh, âm thanh nhạc điệu 3.1.2.1. Ngôn ngữ so sánh giàu hình ảnh

Nguyễn Tuân là một nghệ sỹ say mê đi tìm cái đẹp, cái mới lạ, độc đáo. Vì vậy, khi khám phá và miêu tả đối tượng, nhà văn luôn có ý thức tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc về đối tượng miêu tả.Và một trong những cách tạo ấn tượng ấy là việc dùng ngôn ngữ so sánh.Có thể nói đây là thủ pháp xuyên suốt trong các trang viết của ông trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Trước Cách mạng tháng Tám, viết về quá khứ một thời vang bóng với hình ảnh biểu tượng của những con người tài hoa tài tử, Nguyễn Tuân đã sử

dụng những câu văn với nhiều từ ngữ so sánh giàu hình ảnh để tạo dựng không khí cổ kính trang nghiêm và thơ mộng.Đó là cảnh gặp gỡ của đôi giai

nhân tài tử Ấm Hai – Chiêu Tần: ‘‘ Mà mỗi sớm chèo thuyền đi lấy rượu theo

lời cha dặn, cô Chiêu Tần đã diễn ra trên dòng nước con sông Mã một cảnh tượng giống như trong tranh thủy mặc của người Tàu. Một người con gái mà cái dáng điệu dịu dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài trang, tóc búi cánh phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành một cái ý nghĩa chan chứa màu thơ- ngày xuân cảnh sớm, bơi thuyền lấy rượu cho hoa- đủ làm lãng tử được thấy cái vẻ đẹp ấy phải đưa mình vào mộng (... ). Cậu ấm Hai, cô Chiêu Tần cùng nhau thi lễ: người xuống ngựa , khách đứng chèo, nơi giang đầu lại có cảnh tượng hệt như cảnh tả trong bài thơ của Bạch Lạc Thiên’’ [26; 137-138]. Cũng có khi lối so sánh ví von ấy lại

đậm chất khinh bạc của một kẻ tài tử muốn chơi ngông, coi thường thói ô trọc

ở đời “ Thủy tinh bóng đèn điện không có lửa, dưới ánh nắng bóng bểnh như

đồ tế nhuyễn mạ và vô liêm sỉ như những cuộc đời không có chân giá, mỗi tí hào nhoáng phủ lên trên chỉ toàn là của đi mượn”(Chiếc lư đồng mắt cua).

Để nói về hình ảnh biểu tượng người lãng tử, giang hồ xê dịch ông có cách so sánh liên tưởng rất thú vị làm nổi bật lên hình tượng cũng như tính cách của

những bệnh nhân không gian này: Bạch sai đồng tiền cũng như Bạch khiến

cuộc đời chàng chỉ có tiêu, chàng tiêu tiền, tiêu thời giờ, chàng tiêu cuộc đời chàng. Chàng đem cả ngày tháng của mình ra mà đánh bạc và cuộc sống như một người chờ đợi một cái gì rất quan trọng nhưng mãi chưa xảy đến” [27;

728] . “ Một người cai thuốc phiện nhớ ngọn đèn dầu lạc như thế nào thì

Bạch nhớ con tàu tốc hành như thế” [27; 745], “Một đợt gió gay gắt thổi bay những chiếc cà vạt sặc sỡ những màu của Phương Nam ra khơi và nắng ráo. Họ cười, nhìn vào khảng không.Những nét cười của họ cũng tươi thắm như những màu vàng tơ dệt đính ở cổ áo trước ngực họ. Họ cũng là những lữ khách sung sướng’’ [27; 746].Có thể nói, nhờ những so sánh liên tưởng vậy

mà người đọc nhận thức sâu sắc hơn về những ‘‘lãng nhân, những kẻ du sĩ”.

Họ mang trong mình dòng máu xê dịch nên không được đi,với họ là một thảm hoạ. Họ chẳng nhớ gì mà chỉ nhớ những con đường, những quán trọ, những sân ga. Để vơi đi nỗi nhớ, Bạch thường ra ga để ngắmnhững con tàu chuyển

bánh, để thấy bụi đường bay mịt mù để thấy ‘‘những người lữ khách sung

sướng’’. Vì những so sánh thú vị ấy mà người đọc nhận thấy nhân vật của

Nguyễn Tuân thật đặc biệt, cho dù họ cư xử na ná giống nhau ở quan điểm sống, nhưng mỗi nhân vật lại có những nét khác lạ riêng, cách sống riêng.

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ so sánh, ví von để thể hiện những khung cảnh sáng trong, những cảm giác lành mạnh,

khoẻ khoắn, tiêu biểu là Người lái đò sông Đà. Có thể nói, toàn thiên tuỳ bút

là những so sánh hết sức độc đáo, đặc biệt là trong việc diễn tả cuộc giao

chiến giữa một bên là người lái đò và bên kia là thác nước: ‘‘ Tiếng thác nước

nghe như là oán trách, van xin, khiêu khích”, ‘‘ Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa” “Mặt sông rung tít lên như chiếc tuyếc - bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập”,” Mặt hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”,” Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò”,” Mặt sông trong tích tắc loá sáng lên như một cửa bể đom đóm rình ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng”. Những câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập

với những hình hảnh so sánh sinh động, mạnh mẽ đã làm nổi bật nét tính cách hung bạo của con Sông Đà, con sông có thể nuốt chửng bất cứ thuyền bè nào qua lại, hoặc nhấn chìm những tay lái sơ suất. Thế nhưng thật kỳ lạ thay, con

sông ấy lại có những khúc dịu dàng, êm đềm, trữ tình mềm mại “ Con Sông

Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa gạo, hoa ban tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân ... Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước

Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa “[ 29; 452].

Vẻ đẹp trữ tình khác biệt ấy hiện lên bởi lối so sánh đầy chất thơ của Nguyễn Tuân, Chất thơ ấy không chỉ làm cho con Sông Đà gợi cảm, quyến rũ như ‘‘một người tình nhân không quen biết’’ mà còn làm cho những trang văn của Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, êm dịu, mang lại cảm giác mát mẻ cho tâm hồn người đọc.

Đến tuỳ bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Nguyễn Tuân lại dùng lối so sánh

như một biện pháp tu từ để khắc hoạ vẻ đẹp hào hoa của mảnh đất Hà Thành,

đặc biệt là Hà Nội mùa thu “ Lòng hồ thu giữa lòng Hà Nội chống Mĩ như

một bầu gương sáng đã bao nhiêu buổi phản ánh lên những mình thoi phản lực của không quân trẻ tuổi Việt Nam đang vòng nghiêng cánh bạc mà cảnh giới bầu trời Hà Nội, mà chào Hà Nội mến yêu sau mỗi lần xuất trận” [29;

654] Hà Nội quả là sáng bừng, sáng trưng, đẹp đẽ hẳn lên trên trang viết Nguyễn Tuân, không chỉ ở cái chất lãng đãng của sắc màu mùa thu huyền

thoại mà còn hào hoa ở thế chiến đấu với kẻ thù “Đám tù Hoa Kỳ tập trung ở

chỗ gần chân đê hữu ngạn sông Hồng, đằng sau lưng chúng là nước to đang lên, đằng trước mặt chúng là cái bể thủ đô mà mỗi người Hà Nội là một con sóng dữ’’ [29; 657]. Đúng như lời nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã

nhận xét“ Đọc Nguyễn Tuân, nhà tu từ học kiếm được nhiều bằng chứng thú

vị về những phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng’’ [30; 76]

3.1.2.2 Ngôn ngữ so sánh giàu âm thanh, nhạc điệu

Nguyễn Tuân là nhà nghệ sĩ ngôn từ rất chú trọng tới nhịp điệu, âm điệu của văn xuôi. Ông thường nói người làm nghề viết văn phải biết tạo ra những câu văn có khớp xưong, biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người ta đọc của mình những câu văn tê thấp. Bởi vậy đọc các sáng tác của Nguyễn Tuân, người ta thường gặp những từ đồng âm, từ tượng thanh... kết hợp với lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, các biện pháp tu từ tạo nên tính cân đối nhịp nhàng uyển chuyển, êm ái, du dương cho câu văn.

Khi viết về tiếng đàn lời ca, Nguyễn Tuân đã tạo nên những bản nhạc về

văn xuôi mới lạ. TrongChiếc lư đồng mắt cua tiếng phách và giọng hát của Đào Tâm gợi bao nỗi buồn. Nếu “ Tiếng phách ròn vui như tiếng chim buổi

sớm mai trong bụi cây’’ thì trái lại “giọng hát Tâm đượm mùi sầu xứ, mỗi hơi chuyển từ làn này sang làn khác là một giọng cảm động đầy tha hương thương nhớ’’ [27; 377]. Nhờ giọng hát thần tình ấy mà “ tất cả những bẩn thỉu

trát vào kể từ lúc dẫn thân vào nghề của âm’’ như được gột rửa hết, tiếng đàn hát đã trở thành “ thứ tiếng của tâm hồn’.

Âm thanh của tiếng đàn đáy, của tiếng trống chầu, của con phách gỗ và của tiếng hát cô đầu ngoài đời đã là một nét đẹp diệu kì, cuốn hút. Những âm

thanh ấy khi vào truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân càng trở nên kỳ ảo,

huyền bí hơn nhờ lối so sánh độc đáo, đó là tiếng đàn của Bá Nhỡ mong muốn giúp Lãnh út thức tỉnh, hồi sinh lại để sống cho đúng nghĩa của cuộc sống. Bá Nhỡ biết khi đàn hết bản nhạc kia cũng là lúc mình phải rời bỏ cõi đời này, có lẽ vì vậy mà tiếng đàn như tiếng thanh ba ngắc ngứ rùng rợn

“Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó

nghẹn ngào liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm (...) nó là một chuyện vương vít nửa vời’’[28; 90]. Đó là tiếng đôi lá phách của cô Tơ,

người đàn bà chung tình với người chồng quá cố, thương cảm cho tấm lòng của Bá Nhỡ với chủ, cô Tơ biết được điều gì sẽ xảy ra khi Bá Nhỡ dám đụng đến cây đàn ma quái của chồng, nên đôi lá phách của Cô Tơ cũng như đang

trong cơn cuồng phong: “Tiếng phách như tiếng chim kêu thương trên dậm

cát nổi bão lốc’’[28; 92]. Đó là tiếng trống điểm chầu của Cậu Lãnh.Cậu

Lãnh từ ngày vợ cậu chết đi cuộc sống của cậu chỉ chìm trong bóngtối, trong rượu, trong căn buồng đóng cửa kín mít để đến nỗi cậu chỉ còn là bộ da bọc xương chẳng thể làm gì. Bây giờ trong cuộc đàn hát này tiếng trống chầu của

cậu như đang tái hiện lại những mất mát, buồn đau trong cuộc đời cậu “

những lâu đài cung điện của cuộc đời nhỡn tiền đều tan rã theo một cái roi quật xuống mặt da loài thú“ [28; 93] hoà chung vào tiếng đàn nhịp phách ấy

là tiếng hát “ tái sinh” của cô Tơ mê hoặc dị thường: “Tiếng hát mọc cánh,

thăm thẳm trong trắng, tinh khiết quá pha lê gọt. Cô đang gọi nước suối đá ngọt trào dân lên. Tiếng phách trúc díu dan như cô đúc lại được muôn điệu của muôn giống chim.Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vưon mình dựng dậy như vách thành ...” [28; 93].Có lẽ để viết được đoạn miêu tả

cuộc phối âm có một không hai này ngoài việc sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã phải vận dụng hết tài thẩm âm của mình, vận dụng hết sự am hiểu về hát cô đầu để lột tả tiếng đàn, tiếng trống, tiếng phách, tiếng hát để hồi sinh tâm hồn Lãnh út tưởng như đã chết lặng từ bao giờ.

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 80)