5. Cấu trúc luận văn
3.1.1.1 Tiếng Việt theo kiểu Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là bậc thầy về sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ, ông coi “
nghề văn là nghề của chữ’’, viết văn là “ chơi một lối độc tấu’’, không nhầm
lẫn với ai và không để ai bắt chước được. Với trí tuệ sắc sảo, uyên bác, vốn năng khiếu ngôn ngữ, Nguyễn Tuân đã sử dụng hệ thống từ tiếng Việt theo cách riêng của mình để xây dung những hình ảnh biểu tượng trong suốt chặng
đường sáng tác văn chương “ viết văn, Nguyễn Tuân như muốn đem cái
âm sắc cá biệt, sinh động của mình vào mỗi chữ, mỗi lời trong tác phẩm’’ ( Đặng Lưu ).
Tên các nhân vật được Nguyễn Tuân gọi theo các cách khác nhau:
Thánh Tản Viên là “ Chúa ngàn cao cả’’, “ Chúa ngàn thiêng’’, chị Hoài được gọi là “ Đức Hạnh thiện nhân’’, “ Nàng Hạnh Nguyên’’,Ấm Đái ( Đới ) làm nghề tuốt roi chầu ông gọi là Đới - Roi, ông cụ uống rượu say mềm ở các Cửa Ô được các cô gái bán rượu gọi là “ Bố Ô”, ba cô gái đàn hay xứ Huế: Mộng Liên, Mộng Tuyết, Mộng Thu được gọi là “ Ba cái Mộng”…. Cùng với
tên các nhân vật là tên các sự vật, hiện tượng quen thuộc cũng được ông gọi
bằng nhiều cái tên: Ông gọi lưỡi mai là bút chì, gọi thuốc phiện là Ả phiện, Bà
chúa Nâu, nàng tiên nâu; cuộc gặp gỡ với các đào hát ở Hương Cảng là “ duyên bèo”, vầng trăng là “ vừng trăng” ( Thả thơ ), vành trăng là hai “cái sừng trăng” ( Ngôi mả cũ ); Ông gọi cách đánh bạc bằng thơ là “ thả thơ”, “ đánh thơ”, “ Cuộc đỏ đen trí thức”…. Với cách gọi như vậy, ông đã không
nhìn nhận nó như trò đánh bạc đỏ đen mà nhìn thấy ở nó nét thi vị độc đáo, một thú chơi thanh cao của người xưa.
Dùng định ngữ nghệ thuật cũng là một đặc sắc trong cách dùng tiếng
Việt theo kiểu Nguyễn Tuân. Theo Từ điển tu từ- phong cách- thi pháp học( Nguyễn Thái Hòa ): “Định ngữ nghệ thuật là phương thức tu từ có chức năng
dụ ( ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng)” [ 18; 80]. Việc sử dụng định ngữ
nghệ thuật tạo cho văn Nguyễn Tuân nét độc đáo, hấp dẫn, ông sáng tạo ra
một loạt những danh từ chỉ sự xê dịch như “ bệnh nhân của không gian”, “
những hòn đá lăn mãi không bao giờ dính rêu”. Nguyễn Tuân sử dụng sáng
tạo từ ngữ thể hiện một lối tư duy nghệ thuật, một lối tạo hình đầy ấn tượng, một kiểu sáng tạo từ mang đậm dấu ấn của chủ thể, của cái tôi độc đáo hấp dẫn.
Trong những ngày tháng xê dịch trốn chạy xã hội, Nguyễn Tuân đã xây dựng một loạt những nhân vật luôn yêu thích sự dịch chuyển trong không gian mà thực chất đó chính là sự hóa thân của chính nhà văn. Trong khi xây dựng những hình tượng con người xê dịch Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một loạt những khái niệm mới với những sắc thái biểu cảm riêng. Ông gọi họ là
những “Lãng nhân”[26; 239], “Lữ hành” [26; 235], “ Tên giang hồ”[26; 747], “Quân lãng du”[26; 768], “bệnh nhân của không gian”[26; 793], “kẻ du
sĩ”[26; 860]. Hình ảnh những môn đồ của chủ nghĩa xê dịch còn được cụ thể
hóa bằng những hình ảnh chỉ sự lênh đênh phiêu bạt: Họ là những người có
bộ mặt màu muối bể [26; 235], là những “hòn đá lăn mãi không bao giờ dính rêu” [26; 845], “đời phiêu lưu” với “chất lang thang nặng trong lòng” [26;
793], là “đời lữ khách hẹn sống với trôi nổi”[26; 841] là “ đời bềnh bồng” “
lăn mình trên cái vỏ lục địa” [26; 841] muốn “trước bạ tên tuổi vào với sông núi hai tân cựu lục địa” [26; 844] là “người khách quen của đêm mưa gió”[26; 843], người của “đầu sông ngọn nguồn” [26; 855] với cái “tế bào dạ
dày”, “quen mùi quán trọ dọc đường” nên không chịu nổi cái thực đơn của gia đình đã thiếu hẳn “gia vị của lữ thứ” [26; 857] là “đứa con của phiêu
lãng” [26; 845]. Lăn mình trên dặm dài thiên lý “người du tứ vạn thiên cổ”
[26; 484] “lấy cái thứ gió sớm mưa chiều nơi dọc đường làm cái định thức
của cõi đời này” [26; 860]. Người du khách lấy việc được đi là niềm hạnh
phúc ở đời,coi con đường là ý trung nhân, lấy những quán trọ là nơi trú thân, nhưng liệu đó có phải là hạnh phúc đích thực không? Không ít lần những lữ
thứ tự nhận mình là “Tội nhân bị chung thân phát vãng” đang sống một cuộc
đời phiêu bạt, phóng túng hình hài. Và rồi Nguyễn Tuân đã triết lý về cái giá
phải trả của những “ bọn thủy thủ sinh nhai trên mặt nước rộng” để cất lên thứ “rượu giang hồ”.Trong Một chuyến đi: “cất nổi nửa hồ rượu giang hồ,
lăng nhân soi gương nhiều khi thấy bạc hẳn mái đầu. Lít rượu ngon ấy người giang hồ trả giá đắt hơn một viên linh đan của Tiên ông trong núi hay giá hòn ngọc của hồ ly tinh.Thì ra bữa rượu say của kẻ lữ hành vĩnh viễn được trả bằng giá một đời nghệ sỹ tìm lẽ sống của mình trong sự xê dịch luôn luôn trong không gian và thời gian” [26; 239]. Đó là cái giá phải trả của những
“Bọn thủy thủ sinh nhai trên mặt nước rộng”để cất lên thứ rượu giang hồ hay
chính là cái giá mà người nghệ sỹ phải trả để tìm được “lẽ sống” cho sáng tạo nghệ thuật.
Hình ảnh những con người lãng du, lãng tử kia thực ra là hóa thân của chính Nguyễn Tuân, ông muốn đi để trốn tránh thực tại, nhưng dù có xê dịch đi đâu cũng không tránh khỏi cảm giác cô đơn và cái cách ông sáng tạo ra nhiều kiểu diễn đạt khác nhau về sự xê dịch ấy không chỉ là sự chơi ngông, khoe tài cùng thiên hạ mà qua đó thể hiện phần nào những tâm sự, những ẩn ức trong tâm hồn.