Hình ảnh biểu tượng con người tài hoa nghệ sỹ

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1 Hình ảnh biểu tượng con người tài hoa nghệ sỹ

Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Mỗi một nhà văn, nhà thơ lại chon cho mình mỗi một cách riêng để xây dựng lên hệ thống nhân vật trong tác phẩm của mình, cho dù nhà văn miêu tả thế giới nhân vật không phải là con người (thần linh, ma quỷ, đồ vật, con vật) nhưng vẫn là đang gián tiếp phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người. Bởi vậy, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ xét cho cùng không phải là trò chơi chữ nghĩa cho các nhà văn, nhà thơ khoe tài mà đó là tiếng nói thẳm sâu trong tâm hồn con người, vì

con người mà sáng tạo.Trần Đình Sử từng định nghĩa “ Quan niệm nghệ thuật

thành các nguyên tắc, phương tiện biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó’’ [ 55; 55].

Như vậy con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật trong cách miêu tả con người, trong các hệ thống, các hình ảnh tượng trưng, các nguyên tắc miêu tả tính cách tâm lý ... Với Nguyễn Tuân một nghệ sĩ chân chính, với lối sống đẹp, cách viết đẹp, tài hoa độc đáo vô song. Thế giới nhân vật của ông bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân

cách. ở cả hai giai đoạn sáng tác nhà văn luôn trân trọng những “ đấng tài

hoa’’ và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường hơn người ở

một thú chơi, một ngón nghề nào đó đầy tính nghệ thuật.

Trước Cách mạng tháng Tám những nhân vật đó là những con người nho nhã, ung dung tự tại đi tìm cái đẹp trong các thú chơi tao nhã trong văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực của dân tộc: nghệ thuật thư pháp, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật uống trà, chơi hoa quý ... Họ đều là những người có tài - tài hoa nghệ thuật phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của riêng ông.

Kiểu nhân vật tài hoa nghệ sĩ là kiểu nhân vật đáng chú ý nhất tạo nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Kiểu nhân vật này do quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân quy định cách xây dựng và thể hiện. Nguyễn Tuân coi cái đẹp là một tiêu chí đánh giá con người. Ông nhìn nhận con người nghiêng về góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Cái đẹp trong các nhân vật của ông là cái đẹp già dặn, vững vàng của những con người đã ở lúc ‘‘ ngả chiều, xế bóng’’, những nhà nho sống trong thời Hán học cuối mùa : ‘‘ nhà nho sống

vào buổi Tây - Tàu nhố nhănglàm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất

bao giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai

con người từ nhiều góc độ: hành động đẹp, cử chỉ đẹp, ăn đẹp, uống đẹp, chơi đẹp, nhân cách đẹp, ứng xử đẹp….

Cụ Ấm ( Chén trà sương), cụ Sáu (Những chiếc ấm đất) đã nâng thú uống trà lên thành một nghệ thuật tinh tế, sâu sắc. Cụ Ấm (Chén trà sương) có thói quen dậy sớm và ngồi ngâm nga bên ấm trà “ như một triết nhân ngồi

tính bước đi của thời gian”. Mỗi buổi sớm cụ uống có hai chén trà nhưng cụ

đã bỏ ra rất nhiều công sức để ‘chi chút’ cho hai chén trà ấy: Nước pha trà

phải là nước đun sôi thật già và bao giờ cũng có “ ít ra là hai ấm đồng đun

nước. ấm nước sôi nhắc ra khỏi lò than là đã có chiếc ấm thứ hai đặt lên đấy rồi. Và hai ấm đồng đỏ rực…người ta luôn tay có một thứ nước sôi đủ độ nóng để pha ấm trà ngon” [26; 593].

Những công phu ấy khiến người thưởng thức nhận thấy trong ấm trà có một mùi thơ và một vị triết lý. Pha trà và uống trà với cái ấm như vậy là cả một nghệ thuật và dưới góc nhìn của Nguyễn Tuân thì người thưởng thức, người pha trà cũng là người nghệ sĩ. Cụ Ấm đã cất công pha những chén trà

độc đáo ấy là để uống với những người tri kỷ “ chỉ có người tao nhã cùng một

thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà” [26; 594], và trong thú

vui rất mực thanh tao ấy cụ còn nghiệm ra một triết lý “ ngâm thơ lúc yên lặng, lúc mới tỉnh giấc là một cách vận động thần khí một cách kỳ diệu nhất của cuộc sống bằng chuyển động tâm tưởng bên trong...Và người xưa uống trà là để giữ mình cho lành mạnh” [ 26; 595]. Như vậy, thú vui tưởng như đơn thuần nhưng lại gắn với nhiều ý vị triết học, gắn với quan niệm sống thanh tao, lánh xa cuộc đời phàm tục.

Vẫn là cái tài hoa nghệ sỹ trong thú uống trà, cụ Sáu trong Những chiếc

ấm đất lại góp vào thú vui ấy thêm nét độc đáo khác nữa. Nếu như cụ Ấm

trong Chén trà sương dùng nước pha trà phải là ‘‘ nước thật sôi”, ‘‘ nước

pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng trên lá sen. Mỗi lá chỉ có một ít thôi phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm [26; 597] thì cụ Sáu

trong Những chiếc ấm đất lại chỉ dùng nước giếng chùa Đồi Mai- một ngôi

ở xa làng mạc , biệt lập trên một khu đồi- để pha trà. Suốt mười năm ròng cụ cho lão từ làng trên xuống chùa xin nước giếng, thứ nước được chắt lọc từ các

mạch đá tổ ong nước rất ngọt. Cụ Sáu đã từng nói “giếng nhà chùa mà cạn thì

tôi sẽ lập tức cho không người nào muốn xin bộ đồ trà rất quý của tôi. chỉ có nước giếng đây là pha trà không bao giờ lạc mất hương vị” [26; 503].

Nước giếng chùa Đồi Mai vẫn ngọt, vẫn trong lành nhưng gia đình cụ Sáu thì sa sút quá rồi, cụ không còn có thể thư thái mà thưởng thức trà tàu nữa rồi. Những chiếc ấm đất quý giá kia được cụ mang ra bày bán để lo lấy bữa cơm. Cái đáng kính, cái độc đáo của những con người tài hoa nghệ sĩ đến lúc sa sút này như càng được khắc họa rõ nét. Cụ Sáu mê uống trà nên cụ yêu quý những chiếc ấm đất biết nhường nào, thế mà bây giờ cụ phải mang chúng ra đổi lấy những bữa ăn cho gia đình. Cái cách bán những chiếc ấm của cụ mới

thật đặc biệt “cụ bán lũ ấm đất làm hai lớp. Mấy kỳ đầu cụ bán toàn thân ấm

và bán rất rẻ. Còn nắp ấm cụ để dành lại, có lần vui miệng cụ ghé sát vào tai người bà con có thế mới được giá. Có cái thân ấm rồi chẳng nhẽ không mua cái nắp vừa vặn sao.Bán thân ấm rẻ rồi đến lúc bán nắp ấm mới là lúc nên bán giá đắt.Đó mới là cao kiến”. [26; 510] Thế mới hay cái tài hoa nghệ sỹ

của con người ta trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được phong thái đặc biệt của nó. Nguyễn Tuân đã cho ta thấy được nét tài hoa trong những con người giản dị mà thanh cao, nghèo mà vẫn rất đỗi sang quý.

Con người tài hoa nghệ sỹ trong trang viết của Nguyễn Tuân không chỉ

có lối uống đẹp mà thức nhắm của họ cũng thật “đẹp”. Trong truyện Hương

cuội, cụ Kép đã chuẩn bị một bữa tiệc rượu thạch lan hương thật là một sự kỳ

công hiếm có, loại rượu để uống là rượu tăm và được uống vào lúc thanh tâm. đồ nhắm không phải là những thứ cao lương mỹ vị mà là đá cuội tẩm mạch nha ướp hương lan. Những viên đá cuội thật trắng thật tròn được kỳ cọ sạch sẽ rồi được nhúng vào nồi kẹo mạch nha được nấu từ mầm lúa. Những viên

đá bọc kẹo ấy được đặt vào những chậu lan được lót sẵn những viên đá cuội méo mó xù xì, những chậu hoa ấy lại được bọc kín trong những lồng bàn giấy. Cụ Kép và những người bạn già uống rượu tăm, nhắm kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan, ngâm vịnh thơ văn khiến không khí xuân tràn ngập khắp

đất trời: “Rồi mỗi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo…trong cái

êm ấm của chiều xuân sớm, tiếng ngâm thơ quyến rũ cả đến tâm hồn một người lão bộc. Bõ già, chiều mùng một tết tự nhiên mặt sáng tỏ hẳn lên. Cái đẹp của tiệc rượu ngâm thơ lây cả sang người bõ” [26; 564]. Với con người

độc đáo Nguyễn Tuân thì ăn uống cũng là một “hành vi” mang tính văn hóa, ở nơi đó con người thể hiện được tính cách của họ. Nguyễn Tuân đã cụ thể hóa quan niệm ấy qua thú uống trà, thưởng hoa, uống rượu của những nhân vật nhà nho một thời để làm nên những trang viết tài hoa về đề tài ẩm thực.

Hình ảnh con người tài hoa nghệ sỹ trong trang viết của Nguyễn Tuân

còn được thể hiện ở thú chơi cờ của cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu trong ngôi mả

cũ bên đường. Nguyễn Tuân đã bộc lộ lòng ngưỡng mộ, sự thán phục của

mình khi tái hiện lại cảnh cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu đánh cờ “ bằng miệng chứ

không phải bằng tay đụng quân” [26; 549]. Đó là cái tài hoa nghệ sỹ trong

một thú chơi đẹp, không chỉ có vậy ở hai con người này còn có lối ứng xử đẹp của ân nghĩa tình thương. Cụ Hồ Viễn vốn là một ông tướng cờ Đen tài giỏi, thời thế thay đổi cụ chuyển sang làm thầy địa lý tìm đất để mả cho những kẻ thất thế. được hai chị em cô Tú, cậu Chiêu biếu tặng bộ chén ngọc liệu quý

giá, cụ nhận nhưng nhận là để giữ hộ “vì nghĩ rằng trong lúc chị em cô còn

nhỏ tuổi, chưa chắc đã giữ nổi, thiếu gì kẻ dòm ngó. Thôi tôi cũng giứ hộ cô và cậu. Độ mười năm sau, lúc đất có thể phát được rồi, tôi sẽ trở lại đây … Lúc bấy giờ tôi sẽ trả lại cô Tú, cậu Chiêu bộ chén ngọc liệu … Nếu tôi không sống được đến ngày đó mấy đứa con tôi sẽ đưa chén ngọc đến làm của tin để nhờ cô Tú giúp giùm cho chúng” [26; 547, 548]. Lối ứng xử ấy đã làm nên

một nét đẹp trong văn hóa của con người kinh kỳ đất Tràng An thanh lịch nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Còn một thú chơi rất đẹp nữa làm nên hình ảnh con người tài hoa nghệ sũ trong văn xuôi Nguyễn Tuân đó là thú chơi chữ với những người “Văn võ

song toàn” như Huấn Cao trong Chữ người tử tù. Nhân vật Huấn Cao có lẽ là

nhân vật hoàn mĩ nhất, tập trung cả cái Tâm, cái Tài, cái Đẹp và cái khí phách lạ thường.Huấn Cao hấp dẫn người đọc trước hết ở cái tài hoa. Tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật thư pháp thể hiện vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của con người. Bên cạnh đó, Huấn Cao còn là kẻ cầm đầu bon phiến loạn, còn có tài bẻ khóa vượt ngục khiến bọn lính tráng phải nể sợ.Tuy chưa xuất hiện trực tiếp nhưng danh tiếng của Huấn Cao đã làm xáo trộn tâm tư viên quản ngục.Không phải vô tình mà tác giả để cho

viên quản ngục liên tưởng đến hình ảnh “một ngôi sao chính vị muốn từ biệt

vũ trụ” [26; 567].Bên cạnh cái tài hoa là cái khí phách hiên ngang.Là tử tù

nhưng Huấn Cao vẫn điềm tĩnh, ung dung coi thường mọi sự dọa nạt của bọn lính canh ngục, không biết sợ trước cường quyền bạo lực. Bị giam trong đại

lao và vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong

cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm” [26; 571]. Trước sự kính cẩn, khép

nép của Quản ngục ông tỏ vẻ khinh bạc “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn

có một điều là nhà ngươi đừng có đặt chân vào đây” [26; 571]. Huấn Cao đối

diện với cái chết bằng thái độ ung dung, bình tĩnh, viết những nét chữ tươi tắn thể hiện chí tung hoành của một đời người.

Nhưng có lẽ cái đẹp nhất ở con người tài hoa nghệ sĩ Huấn Cao là vẻ đẹp của thiên lương trong sáng, của chữ Tâm chói ngời. Huấn Cao nổi tiếng

viết chữ đẹp nhưng “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu

đối bao giờ” [26; 574]; “tính ông vốn rất khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ” [26; 573]. Huấn Cao gìn giữ nét chữ hay chính là gìn giữ phẩm giá,

cúi đầu trước cái đẹp thuần khiết của hoa mai “Nhất sinh đệ thủ bái hoa

mai”.Huấn Cao là mgười có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” biết trân trọng,

nâng niu những tâm hồn đẹp, những nhân cách đẹp. Biết được sở thích chơi chữ của quản ngục Huấn Cao đã đổi từ thái độ khinh thường sang tôn trọng “

Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” [26;

574] và ông đã dành những giấy phút cuối cùng của cuộc đời tặng chữ cho quản ngục ngay tại nhà giam đồng thời khuyên quản ngục thay đổi chốn ở để

giữ được thú chơi chữ vì “ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi

cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” [26; 575]. Như vậy cái đẹp

được sản sinh từ miền đất chết (Nhà ngục) bởi một con người sắp chết (Tử tù Huấn Cao) nhưng đã xóa nhòa ranh giới giữa hai thế lực thù địch: Tù nhân - Cai ngục và đã cảm hóa được một con người mở ra cánh cửa hướng tới cái

đẹp vĩnh hằng. Đó chính là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao cả: “Cái đẹp

đã cứu rỗi nhân loại” ( Đôxtôiepxki).

Nguyễn Tuân là người am hiểu sâu sắc rất nhiều môn nghệ thuật khác nhau không chỉ có nghệ thuật ẩm thực độc đáo cầu kì, nghệ thuật đánh thơ thả thơ độc đáo mà còn có nghệ thuật âm nhạc tuyệt kĩ. Nguyễn Tuân đã từng viết

“Tôi vốn là hay la cà đắm đuối với tất cả những gì là đàn sáo ca hát. Hát bộ, hát chèo, hát gõ, ca Huế, ca cải lương Nam kỳ.Tôi đã đem một phần đời văn sĩ của tôi mà đặt vốn vào đàn hát” [28; 44]. Với Nguyễn Tuân, đàn nhạc đã

trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn chương nghệ thuật. Bởi vậy, thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hình ảnh những con người tài hoa nghệ

sĩ trong âm nhạc trên trang viết của Nguyễn Tuân. Trong Chùa Đàn, tiếng

trống trầu của cậu Lãnh út, tiếng phách, tiếng hát của cô Tơ, tiếng đàn của Bá

Nhỡ đã làm nên những âm thanh có một không hai “tiếng đàn hậm hực,

chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm két cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết

được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hưu hưu ngọn vàng so le.Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm.Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím.Nó là chuyện vướng vít nửa đời. Tiếng đôi lá con cỗ phách cô Tơ dồn như tiếng chim kêu thương trên dậm cát nổi bão lốc… Tay phách không một tiếng nào là nhụt.Mỗi tiếng phách sắc như một nét dao thuận chiều.Và gõ đến như thế thì thật là đem cái vinh quang đến cho tre trúc và tạo cho thảo mộc

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)