7. Kết cấu luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian
Không gian – thời gian luôn có mối quan hệ tương hỗ trong tác phẩm nghệ thuật. Thời gian trôi chảy trong không gian, không gian biến đổi theo thời gian. Chính bởi đó, những nét riêng rất đặc trưng của mỗi yếu tố có dịp
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
hòa quyện trong nhau, để tạo nên những nét độc đáo cho hình thức thời gian – không gian của tác phẩm. Trong tác phẩm Hạt cơ bản, chúng tôi nhận thấy được mối tương quan sâu sắc giữa thời gian và không gian.
Như đã nói ở trên, trong khi khắc họa không gian thực của tác phẩm, Michel Houellebecg dành một vị trí quan trọng cho không gian thiên nhiên. Những khung cảnh thiên nhiên đẹp được miêu tả một cách tinh tế trong giọng điệu nhẹ nhàng, trong sáng là điểm nhấn đầy thú vị của một tác phẩm “đậm đặc” khoa học như Hạt cơ bản. Điều đáng nói ở đây là không gian thiên nhiên với vẻ đẹp của chúng thường gắn liền với thời gian tuổi thơ của các nhân vật (QK2): “Họ thường đi xe đạp, leo lên bở biển Voulangis, rồi đi bộ qua những cánh đồng và khu rừng, cho đến ngọn đồi nơi có thể nhìn được toàn bộ thung lũng sông Morin Lớn. Họ bước đi trong đám cỏ, tìm cách hiểu nhau” [15, tr. 73. Đặc biệt, không gian thiên nhiên trong Hạt cơ bản thường xuất hiện trong khoảng thời gian quá khứ với các kí ức đẹp của Michel Djerzinski. Khi gắn với thời gian quá khứ, không gian thiên nhiên không còn là một không gian thực thuần túy mà đã mang trong mình giá trị biểu trưng cho sự trong sáng, thơ ngay của tâm hồn trẻ thơ. Đặt không gian thiên nhiên trong mối quan hệ mật thiết với thời tuổi trẻ là cách mà Houellebecg sử dụng diễn tả quãng đời bình yên, hạnh phúc của con người trí tuệ - nhân vật “hạt cơ bản” Michel Djerzinski. Vậy nên, khi biến động xảy đến, Michel Djerzinski chính thức bước vào thế giới của cô đơn và bi quan trong cái nhìn về con người cũng là lúc không gian thiên nhiên có những “điềm báo” riêng của mình. Trong trại hè năm 1975, khi Annabelle ngã vào vòng tay của David di Meola, chính thức chấm dứt mối tình trẻ thơ, trong sáng với Michel cũng là lúc Michel cảm nhận rõ nhận những biến động tâm hồn của mình. Và không gian thiên nhiên, đã có sự đồng điệu đến ngạc nhiên: “Nằm dài dưới lều của mình, Michel chờ đến bình minh. Khoảng cuối đêm một trận giông rất dữ dội nổ ra, cậu ngạc nhiên
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
thấy mình hơi sợ. Rồi bầu trời yên dần, và một trận mưa đều đặn và chậm rãi rơi xuống. Những giọt mưa đập mạnh vào mái lều, cách mặt cậu vài xangtimet, nhưng không chạm được vào cậu. Đột nhiên, cậu có dự cảm toàn bộ cuộc đời của mình sẽ giống với khoảnh khắc này” [15, tr.120]. Cũng từ đây, cuộc sống của Michel bước sang ngã rẽ mới: đơn độc trên hành trình đi tìm câu trả lời cho số phận bất hạnh của loài người. Trong hành trình cuộc sống ấy, nhiều lần không gian thiên nhiên trở lại, vẫn đẹp và đầy thu hút nhưng sự trong sáng đến tinh tế thì không sao có được nữa.
Nếu như không gian thiên nhiên gắn liền với thời gian ấu thơ (QK2) thì những không gian biểu tượng lại song hành cùng thời với thời gian trưởng thành của các nhân vật (QK1). Trong khoảng thời gian trưởng thành của Michel và Bruno không gian gắn liền với các nhân vật là những không gian mang tính biểu tượng. Đó là không gian trống rỗng với Michel và không gian tình dục với Bruno. Cả hai không gian này đều có tính tượng trưng cho sự thất vọng và thất bại trong cuộc sống của các nhân vật. Không gian tình dục của Bruno là sự biểu thị của ham muốn phá vỡ các giá trị đạo đức, tìm đến một cuộc sống khoái lạc song bất lực. Việc nó gắn liền với thời gian trưởng thành như một cách tăng cấp sự bất lực của nhân vật trước hiện thực cuộc sống. Dù Bruno đã dốc hết sức mình để tìm lấy hạnh phúc song cái hạnh phúc anh nhận lại vẫn chỉ là một thoáng chốc ngắn ngủi. Hiện thực cuộc sống ở ngưỡng tuổi bốn mươi trong có quá nhiều nỗi đau. Vì thế, chúng được “dồn lại” trong những không gian biểu tượng, chờ đợi khai mở. Như vậy, có thể thấy rằng sự phối kết giữa không gian và thời gian trong Hạt cơ bản đã làm gia tăng tính biểu tượng cho cả hai vấn đề.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
KẾT LUẬN
Nghệ thuật trần thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công của tiểu thuyết Hạt cơ bản – tác phẩm được đánh giá “làm thay đổi diện mạo văn chương Pháp đương đại”. Michel Houellebecg đã tạo dựng trong Hạt cơ bản những đặc điểm trần thuật độc đáo, riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân của mình.
1. Nhà văn từ chối xây dựng nhân vật theo nguyên mẫu truyền thống để kiến thiết riêng cho tác phẩm của mình những nhân vật “hạt cơ bản” với các tham số khoa học: tế bào, noron thần kinh, gen,... Nhân vật trong Hạt cơ bản
không hiện lên là những con người tổng hòa các đặc điểm tính cách mà chỉ là sự thậm xưng, cường điệu hóa của một đặc tính riêng biệt như sự minh chứng rõ nét cho quá trình phân rã đến cùng cực của xã hội phương Tây những thập niên cuối thế kỷ XX. Cùng với đó, sự tồn tại song hành của số lượng lớn nhân vật có nguyên mẫu thực trên nguyên tắc gần như không hư cấu cùng hệ thống nhân vật hoàn toàn hư cấu đã khiến cho bức tranh nhân vật trong Hạt cơ bản
trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Tính chân thực của xã hội được tái hiện cũng từ đó được gia tăng.
2. Tiểu thuyết Hạt cơ bản có cấu trúc truyện lồng trong truyện bởi có sự tham gia của nhiều nhân vật vào kết cấu tự sự tác phẩm với vai trò là người kể chuyện. Các nhân vật trong tư cách người kể chuyện ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai lần lượt kể câu chuyện của cuộc đời mình đã khiến cho kết cấu tự sự của tác phẩm không ngừng được mở rộng theo nhiều chiều hướng, góc nhìn khác nhau. Trong khi đó, người kể chuyện ngôi thứ ba được Michel Houellebecg “giao phó” cho “con người đặc biệt” thuộc thế hệ hậu nhân loại góp phần tạo ra âm hưởng mới lạ cho câu chuyện được kể. Sự di chuyển liên tục giữa các ngôi kể kết hợp cùng sự xuất hiện của một lượng lớn kiến thức khoa học đã mang đến sự đa thanh trong giọng điệu, tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho tác phẩm. Giọng điệu vô âm sắc kết hợp hài hòa cùng giọng điệu
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
trữ tình nhiều sắc thái cảm xúc khiến độc giả cảm thấy sự lôi cuốn và thú vị khi đọc Hạt cơ bản.
3. Sự kết hợp của không gian thực, không gian tượng trưng tạo ra không gian đa chiều trong Hạt cơ bản. Ngoài vai trò là môi trường sống của nhân vật, không gian trong Hạt cơ bản còn gắn liền và biểu thị tính cách, số phận của các nhân vật, đặc biệt là hai nhân vật “hạt cơ bản” Michel Djerzinski, Bruno Clement. Trong khi đó, một kết cấu thời gian vặn xoắn độc đáo với sự xuất hiện của thời gian tương lai giả tưởng đã lôi kéo kết cấu cốt truyện không ngừng vận động, biến đổi, buộc người đọc phải theo dõi, nắm bắt. Mở rộng chiều kích của dòng thời gian đến tương lai giả tưởng rồi đẩy lùi về sâu quá khứ, Hạt cơ bản của Michel Houellebecg phản ánh được cả xã hội phương Tây trong một giai đoạn lịch sử kéo dài.
Nghệ thuật trần thuật độc đáo với những sáng tạo riêng, được định danh bởi cái tên Houellebecg đã giúp cho Hạt cơ bản trở thành một tiểu thuyết “cực kì hiện đại” đồng thời góp phần đưa tên tuổi Michel Houellebecg ra nền văn chương thế giới.
Luận văn mới dừng lại ở những tiếp cận ban đầu đối với nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hạt cơ bản ở ba vấn đề lớn: Nhân vật; Ngôi kể - Giọng điệu; Không gian – Thời gian. Trên chặng đường nghiên cứu và học tập tiếp theo, chúng tôi mong muốn sẽ mở rộng phạm vi đối với toàn bộ các vấn đề của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hạt cơ bản nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống tác phẩm của Michel Houellebecg nói chung. Điều này sẽ giúp cho việc khám phá những giá trị, cách tân nghệ thuật mà Michel Houellebecg mang đến cho nền văn học thế giới một cách phổ quát hơn. Tuy nhiên, với những gì đã làm được, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp thêm một cách nhìn nhận về tiểu thuyết Hạt cơ bản cũng như phong cách nghệ thuật của Michel Houellebecg – một hiện tượng của văn chương đương đại.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT I. Sách
1. Bakhtin M (1992), Lí luận về thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ văn hóa Thông tin và Thể thao.
2. Berewster D, Burrell J.A (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Dương Thanh Bình dịch, Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
4. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, NXB Giáo dục. 5. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1996), Đỗ Văn Khang, Phạm Thành Hưng, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Hoàng Ngọc Tuấn (2002), Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lí thuyết, NXB Văn Nghệ.
8. Lotman IU.M (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.
9. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka, NXB Giáo dục.
12. Lê Huy Bắc (2009), Từ điển văn học nước ngoài, NXB Giáo dục Việt Nam. 13. Vương Trí Nhàn (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn.
14. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Tác phẩm mới.
15. Michel Houellebecg (2006), Hạt cơ bản, Nxb Đà Nẵng.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
17. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học – nhập môn lí thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Thu Trang dịch.
18. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm.
19. Trần Hinh (2005), Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Lộc Phương Thủy (1995), Phê bình văn học Pháp thế kỉ XX, Nxb Văn học, 1995.
21. Lộc Phương Thủy (2005), Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, truyền thống và cách tân, Nxb Văn học.
22. Lộc Phương Thủy (2007), Lý luận – Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập I, NXB Giáo dục.
23. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới,
Nxb Khoa học Xã hội.
24. Phạm Đình Ân (2002), Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
25. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phan Vĩnh Cư (chủ biên), NXB Đà Nẵng.
II. Bài viết – Hội thảo
26. Cao Việt Dũng (2007), Dịch một cuốn tiểu thuyết, Hội thảo về Michel Houellebecg.
27. Đoàn Cầm Thi (2007), Văn học Tình dục Khoa học viễn tưởng, Hội thảo về Michel Houellebecg.
28. Nguyễn Chí Hoan (2007), Một tiểu sử diễn giải về đạo đức, Hội thảo về Michel Houellebecg.
29. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2007), Định vị về gia đình trong tiểu thuyết Pháp - Hạt cơ bản - tiếp cận như là biểu tượng về bối cảnh toàn cầu hoá ở vị trí Việt Nam, Hội thảo về Michel Houellebecg.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
30. Phương Cẩm Sa (2007), Hạt cơ bản – Michel Houellebecg, Thời tiết Đô Thị, Alphabook.
III. Nguồn tư liệu từ Internet
31. Pham Mi Ly, Nhà văn lập dị Michel Houellebecq đoạt giải Goncourt.
URL:http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/evan.vnexpress.net/Nh
a-van-lap-di-Michel-Houellebecq-doat-giai-Goncourt/5192210.epi 32. Nguyễn Vĩnh Nguyên, Michel Houellebecq, kẻ “hình thức phẳng”?
URL:http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTho/sgtt.vn/Michel-
Houellebecq-ke-hinh-thuc-phang/5171742.epi
33. Thu Hà, Hạt cơ bản - bài ca trúc trắc về hành tinh cô đơn.
URL:http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/180016/Hat-co-ban---bai-ca-
truc-trac-ve-hanh-tinh-co-don.html
34. Cao Việt Dũng, "Hạt cơ bản" tiếp cận độc giả Việt.
URL:http://vtc.vn/13-11150/van-hoa/hat-co-ban-tiep-can-doc-gia-viet.htm
35. Hà Linh, Ra mắt cuốn 'Hạt cơ bản' của Michel Houellebecq.
URL:http://evan.vnexpress.net/news/tin-tuc/trong-nuoc/2007/01/3b9ad622/
36. Goncourt 2010: Giữa Bản đồ và lãnh thổ.
URL:http://www.baomoi.com/Goncourt-2010-Giua-Ban-do-va-lanh-
tho/152/5208442.epi
37. Michel Houellebecq viết sách "bôi xấu" chính mình.
URL:http://www.vannghechunhat.net/thoi-su-van-hoc/michel-houellebecq-
viet-sach-boi-xau-chinh-minh
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
38. About Michel Houellebecg
URL: http://www.houellebecq.info/english.php 39. Suzie Mackenzie (2002), The man can't help it,
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
URL: http://www.guardian.co.uk/books/2002/aug/31/fiction.michelhouellebecq 40. Ian Buruma (2011), Two Guys From Paris,
URL:http://www.nytimes.com/2011/01/16/books/review/Buruma-
t.html?_r=1&ref=michelhouellebecq
41. Cristina Nehring (2004), Writers in Paradise,
URL:http://www.nytimes.com/2004/12/12/books/review/12NEHRING.html?r
ef=michelhouellebecq
42. Michel Houellebecg ‘s Biography.
URL: http://www.egs.edu/faculty/michel-houellebecq/biography/ URL: http://en.wikipedia.org/wiki/Michel_Houellebecq