Không gian tượng trưng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 83)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2. Không gian tượng trưng

Không gian trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là môi trường sống của các nhân vật. Nó còn là không gian được tượng trưng hóa nhằm biểu thị những giá trị ẩn tàng mà tác giả muốn đề cập đến. Chính bởi điều đó, trong nhiều trường hợp, để thể hiện nội dung mình muốn đề cập, các tác giả đã cường điệu, thậm xưng, cực đoan hóa vấn đề trọng tâm của tác phẩm thành chính không gian sống của các nhân vật trong tác phẩm. Trong Hạt cơ bản, Michel Houellebecg đã “không gian hóa” vấn đề tình dục, biến nó trở thành một không gian tượng trưng trong tác phẩm.

Bao trùm toàn bộ tiểu thuyết Hạt cơ bản cũng như cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm là vấn đề tình dục. Các nhân vật trong Hạt cơ bản

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

được Michel Houellebecg đặt vào trong một bối cảnh xã hội với chủ nghĩa “tiêu thụ tình dục”. Thời đại mà Michel Houellebecg muốn đề cập trong Hạt cơ bản là thời đại mà con người đang cố gắng giải thoát cá nhân mình khỏi những ràng buộc của các quy chế xã hội với những tư tưởng đạo đức cứng nhắc. Sự vượt thoát đó được bắt đầu bởi cuộc cách mạng tình dục: “Trong chừng mực của những cơn cương cứng ngày càng khó khăn và ngắn ngủi hơn, Bruno cảm thấy một sự thỏa mãn buồn bã xâm chiếm mình. Mục đích chính yếu của cuộc đời anh là tình dục, giờ thì không còn có thể thay đổi được nữa, anh biết vậy. Ở điểm này, Bruno là đại diện cho thời đại mình” [15, tr. 90]. Janine, mẹ của Bruno Clement và Michel Djerzinski là người đàn bà được xem là thức thời với các phong trào tình dục. Bà sống và quan hệ với những cậu trai trẻ hơn mình nhiều tuổi, đắm mình trong một thế giới nhục vọng. Trong khi đó, Annabelle, người con gái trong tuổi thơ của Michel đã không thể cưỡng lại được sức cuốn rũ của David Di Meola, nhân vật được xem là đứa con tinh thần trong xã hội lúc bấy giờ với đầy đủ các tội ác, khả năng tình dục và ước mơ chinh phục xã hội… Trong khi đó, bố của Bruno, Serge Clement thì gắn với không gian tình dục ở một cấp độ khác. Serge lao mình vào cuộc chạy đua trong lĩnh vực kinh doanh tình dục với nâng ngực, kéo dài bite,… Sự thất bại, nỗi đau tinh thần và thể xác của ông cũng xuất phát từ đây kinh doanh tình dục. Như vậy, có thể thấy tình dục đã trở thành một không gian rất đặc biệt để các nhân vật “sống” và hoạt động trong đó. Có thể thấy rằng, tình dục là không gian rất riêng biệt mà Houellebecg đã tạo dựng trong tác phẩm của mình.

ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY chính là không gian biểu tượng lớn nhất cho không gian tình dục mà Houellebecg xây dựng trong Hạt cơ bản. ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY là “một miền đất hứa, nghĩa là một chốn người ta có thể thử tại đây và lúc này sống theo những nguyên tắc của tự quản lý, tôn trọng tự do cá

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

nhân và dân chủ trực tiếp. Nó cũng cố gắng khích lệ sự đồng vận, những cuộc gặp gỡ có tính sáng tạo, một tinh thần nhân văn và mang tính cộng hòa, cuối cùng nó có mục đích, theo cách nói của những người sáng lập, “làm tình thoải mái”: “Là nơi ưu tiên tự do tình dục và thể hiện khoái lạc, ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY, một cách tự nhiên và hơn những nơi khác, phải trở thành địa điểm của thất vọng và cay đắng. Giã biệt những cơ thể ôm siết nhau ở khoảng trống giữa rừng, dưới ánh trăng rằm! Giã biệt những buổi tế lễ đầy trụy lạc, những cơ thể phủ đầy dầu ăn, dưới ánh nắng mặt trời chói chang! Những người ở độ tuổi bốn mươi thường lảm nhảm như vậy khi nhìn bite rũ xuống và những ngấn thịt nhèo nhẽo trên người mình” [15, tr. 148]. ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY là nơi để tất cả những người thất bại trong cuộc sống tình dục, tìm đến nhằm kiếm tìm cơ hội mới cho bản thân. ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY không chỉ là một trại hè tình dục đơn thuần mà nó trở thành không gian biểu tượng cho đời sống tình dục đang biến động một cách mạnh mẽ lúc bấy giờ. Không ở bất cứ nơi nào, tình dục được thoải mái bộc lộ và phô diễn đến vậy như ở ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY: “Nằm dài trên bãi cỏ, những người phụ nữ trần truồng đang trò chuyện, đọc sách hoặc tắm nắng […] Giữa cặp đùi thanh mảnh của cô có một mô nhỏ rất đẹp, rất khum, lông đen xoăn một cách đáng thèm muốn. Vừa nói chuyện với cô, Karim vừa nhẹ nhàng tự massage hai đùi của mình” [15, tr. 159].

Tính biểu trưng cho không gian tình dục của ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY được thể hiện một cách rõ nét nhất thông qua nhân vật Bruno. Với Bruno, ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY là không gian sống mới, là “nguồn sáng” để anh có thể tìm kiếm cho mình những cơ hội tình dục mà không quá lo ngại về ngoại hình: “Bruno cảm thấy gần gũi với những người trẻ tuổi này; nhưng dù thế nào đi nữa, dù không có các cô gái trẻ rất khó xử lý, thì vẫn có thể, theo cách nói của một bạn đọc tạp chí Newlook được phỏng vấn ở nhà ăn

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Angers – Nord phi tiêu vào một đống mỡ nào đó. Chính niềm hy vọng to lớn đó mà anh xuống dạ hội vào lúc mười một giờ đêm, mặc một chiếc quần trắng và một áo polo xanh nước biển” [15, tr. 161]. Nếu như phòng thí nghiệm là không gian biểu trưng cho con người khoa học của Michel Djerzinski thì ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY là không gian tình dục đầy sức sống của Bruno: “Bruno đặt đầu xuống đất và tập trung vào lớp lông kín của nữ tín đồ kia, cách anh một mét trước mặt; đó là cả một thế giới của sự dịu dàng. Anh thiếp ngủ” [15, tr.59]. ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY là nơi Bruno bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc của mình với tình dục: từ giận dữ, bực tức, buồn chán cho đến hy vọng, hạnh phúc.

Bên cạnh không gian tình dục thì không gian trống rỗng cũng là một không gian biểu tượng, có tính ám ảnh trong suốt tác phẩm Hạt cơ bản.

Không gian trống rỗng được thể hiện trong cái nhìn của các nhân vật về thế giới, về vũ trụ của con người. Không gian trống rỗng gắn bó chặt chẽ với nhân vật Michel. Sự trải nghiệm về một vụ trụ “thật đáng thất vọng, đầy lo sợ và cay đắng” đã khiến cho không ít lần Michel thấy mình đắm chìm trong một không gian mơ hồ: “Những không gian trừu tượng, phủ đầy tuyết trắng, cơ thể cậu quấn đầy những dải băng trôi dạt dưới một bầu trời thật thấp, giữa các ống khói và nhà máy luyện kim” [15, tr. 124]. Trong không gian đó là “bầu trời sao trên đầu và những quy luật đạo đức trong tim”. Sự trống rỗng trong thế giới của Michel khiến anh thường xuyên nhìn cuộc sống bằng sự lo lắng, buồn bã, đầy ám ảnh. Sự ám ảnh đó còn đi theo cả vào trong giọng điệu của những lời văn: “Trong suốt nhiều ngày Michel để bức ảnh trong tầm tay với, dựa vào cái đèn ngủ. Thời gian là một bí ẩn tầm thường, và tất cả đều nằm trong trật tự, anh cố tự nhủ như thế; cái nhìn tắt ngấm, niềm vui và sự tự tin biến mất. Duỗi dài trên những tấm nệm Bultex, anh cố tập chấp nhận tính vô thường của cuộc đời mà không nổi. Trán của đứa trẻ có một vết lõm nhỏ - vết

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

sẹo do bệnh thủy đậu để lại. Vết sẹo này đã đi qua năm tháng. Sự thật nằm ở đâu? Cái nóng giữa trưa lan tỏa trong căn phòng” [15, tr.37]. Không gian trống rỗng chính là biểu tượng của “khoảng cách vô hạn của các thể xác với các tinh thần…”. Không gian trống rỗng trong những cái nhìn của Michel cũng chính là những lực đẩy để Michel đi đến suy nghĩ về một thế giới mới: “Bầu không khí hóa lỏng, bị xuyên qua bởi một làn sóng; mặt trời to đùng và màu vàng. Anh nhìn thấy nơi tạo thành gốc rễ của thời gian […] Cuối cùng anh nhìn thấy khối tinh thần của không gian, và sự đối ngược của nó. Anh nhìn thấy sự đối đầu tinh thần đã cấu trúc nên không gian, và sự biến mất của nó. Anh nhìn thấy không gian như là một đường dây rất mảnh chia cách hai bán cầu. Trong bán cầu thứ nhất là con người, và sự tách biệt; trong bán cầu thứ hai là không sống, và sự biến mất của cá nhân. Chậm rãi, không chút do dự, anh quay đầu hướng về bán cầu thứ hai” [15, tr.324]. Cái nhìn trống rỗng của Michel về mối quan hệ giữa các cá nhân con người trong xã hội chính là sự biểu thị cao nhất của sự phân rã cực đại trong xã hội loài người mà Michel Houellebecg muốn đề cập đến trong Hạt cơ bản.

Houellebecg đã xây dựng được không gian đa diện trong tác phẩm của mình. Với sự kết hợp của không gian thực và không gian tượng trưng, không gian trong Hạt cơ bản mang nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn việc chỉ dừng lại là môi trường sống của các nhân vật. Không gian gắn liền và biểu thị tính cách, số phận của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật “hạt cơ bản” Michel Djerzinski và Bruno Clement. Với cuộc sống và thế giới quan khoa học, không gian của Michel chính là những không gian điểm thu hẹp với phòng thí nghiệm và không gian trống rỗng của cái nhìn lý tính. Trong khi đó, Bruno và cuộc sống tình dục của nhân vật này lại được khai mở với không gian tình dục đặc biệt: ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY. Hay nói một cách khác, Hạt cơ bản có một bầu không khí xã hội mang đậm dấu ấn “hạt cơ bản”.

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)