7. Kết cấu luận văn
2.2. Sự đa thanh trong giọng điệu
Nói đến giọng điệu tức là nói đến “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc diện tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [23, tr. 112]. Trong một tác phẩm văn học mà đặc biệt là tiểu thuyết, đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu với một phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định dành cho đối tượng sáng tác cũng như những mặt khác nhau của nó. Vậy nên hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện “trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [20, tr. 167]. Trong Hạt cơ bản, sự di chuyển liên tục về ngôi kể, tạo ra những thay đổi điểm nhìn đã dẫn đến tính đa thanh trong giọng điệu của tác phẩm. Bên cạnh sự quyết định của yếu tố ngôi kể, giọng điệu trong Hạt cơ bản còn được chi phối một cách mạnh mẽ bởi kết cấu tự sự và hệ thống ngôn từ mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm của mình.
Hạt cơ bản là cuốn sách kể về cuộc đời của một con người và lôi kéo theo cuộc đời của rất nhiều số phận với cả một giai đoạn lịch sử. Đồng thời,
Hạt cơ bản cũng mang dáng dấp của một cuốn sách khoa học với những phần phân tích, nhận định, đánh giá và trình bày một cách kĩ lưỡng về các vấn đề khoa học – từ toán học, lý học, sinh học cho tới các phạm trù thuộc tư tưởng, đạo đức. Bởi thế, hai giọng điệu trần thuật nổi bật nhất trong tiểu thuyết Hạt
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
cơ bản chính là giọng điệu vô âm sắc gắn liền với những phân đoạn về khoa học và giọng điệu trữ tình nhiều sắc thái cảm xúc gắn với cốt truyện về hai nhân vật Michel Djerzinski, Bruno Clement cùng các nhân vật khác.