7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Sự xuất hiện nhiều ngôi kể
Như đã nói ở trên, từ nhân vật trung tâm Michel, Houellebecg tạo dựng các mối nối, lôi kéo các nhân vật cùng tuyến truyện của họ “gia nhập” vào kết cấu tự sự của tác phẩm. Theo quá trình đó, cốt truyện dần được hình thành, phát triển và mở rộng hơn trên cả cấp độ không gian và thời gian. Cách thức phát triển cốt truyện theo kiểu “nhánh cây” này cũng đồng thời khiến cho Hạt cơ bản không chỉ có một người kể chuyện. Thông thường, câu chuyện được kể bởi người kể chuyện ẩn tàng: “Sinh năm 1882 tại một ngôi làng nằm sâu trong đảo Corse, trong một gia đình nông dân mù chữ, dường như Martin Ceccaldi được sinh ra để sống một cuộc đời điền viên thôn dã, ít hoạt động, giống như đời tổ tiên của cậu bé qua rất nhiều thế hệ” [15, tr.37]. Song, khi cũng có khi kết cấu tự sự thay đổi, câu chuyện được kể lại thông qua lời kể của Bruno: “Khi đến nhà bố tôi,… tôi nhận ra ông không được khỏe. Mùa hè năm đó, ông chỉ có thể đi nghỉ hai tuần. Hồi đó tôi chưa nhận thức được
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
nhưng quả thật ông có vấn đề về tiền bạc, lần đầu tiên công việc kinh doanh của ông gặp trục trặc” [15, tr.102]. Hay như lời kể của nhân vật Annabelle: “Em đã không có được một cuộc sống hạnh phúc… Em nghĩ mình đã coi tình yêu là quá quan trọng. Em dâng hiến quá dễ dàng, đàn ông bỏ rơi em ngay sau khi đạt được mục đích, và em phải đau khổ vì điều đó. Đàn ông làm tình không vì họ yêu, mà chỉ bởi vì họ cảm thấy bị kích thích; cái điều hiển nhiên tầm thường đó, em phải mất nhiều năm mới hiểu nổi” [15, tr.319]. Như vậy, có thể thấy rằng, trong Hạt cơ bản, ngoài người kể chuyện ẩn tàng, Michel, Bruno, Annabelle đều lần lượt trở thành người kể chuyện. Các nhân vật khi đảm nhận vai trò người kể chuyện có thể kể câu chuyện của chính bản thân mình hoặc câu chuyện của một nhân vật xung quanh. Từ đây, ngôi kể thứ ba được thay thế bằng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ hai, tạo nên sự phong phú trong ngôi kể của tác phẩm. Như vậy, sự đa dạng ngôi kể của Hạt cơ bản
không xuất phát từ quá trình di động ngôi kể của một người kể chuyện cố định duy nhất mà là sự tồn tại của nhiều người kể chuyện trong tác phẩm.
2.1.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba
Nội dung của Hạt cơ bản chủ yếu được kể bằng ngôi thứ ba. Đây là ngôi kể của một người kể chuyện ẩn tàng. Người kể chuyện ngôi thứ ba vốn là nhân vật giấu mặt, đứng ở một vị trí trong tác phẩm và có khả năng “biết tuốt” những biến cố xảy ra với số phận của các nhân vật nhân vật. Người kể chuyện ẩn tàng ngôi thứ ba đảm trách tái hiện lại phần lớn nội dung trong Hạt cơ bản. Có khi, đó là câu chuyện của những nhân vật trung tâm như Michel: “Một chiều hè, khi còn ở Yonne, Michel cùng cô chị họ Brigitte dạo chơi trên cánh đồng. Brigitte là một cô gái mười sáu tuổi xinh đẹp, tính tình cực kì dễ chịu, vài năm sau sẽ lấy một thằng chồng vũ phu” [15, tr. 50]. Có khi, đó lại là câu chuyện của một nhân vật phụ: “Sau khi Djerzinski đã đi, ông lại bước đến gần cửa kính. Ông hơi toát mồ hôi. Trên kè sông đối diện, một tay thanh niên tóc nâu Bắc Phi đang cởi quần đùi” [15, tr.32]. Nội dung kể có thể là những câu chuyện với nhiều tình tiết: “Năm 1911 Martin Ceccaldi giành được
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
một công việc sẽ quyết định phần còn lại của cuộc đời ông. Đó là việc làm hệ thống dẫn nước trên toàn lãnh thổ Algerie” [15, tr.39]. Song cũng là lúc nó là những dòng thông tin kiến thức: “Vai trò của cacbon, oxi và nito trong các phân tử của các cơ thể sống nhẽ ra có thể được đảm nhiệm bởi các phân tử có cùng hóa trị nhưng có trọng lượng nguyên tử lớn hơn” [15, tr.57]. Phần lớn những nội dung này được kể với giọng điệu trung tính – giọng điệu chủ đạo của ngôi kể thứ ba. Tuy nhiên, vẫn không ít thông tin được đưa ra mang nhiều âm điệu cảm xúc: “Trái ngược với tất cả những tiên đoán bi quan, sự xóa sổ đó diễn ra trong bình yên, dù cũng có một vài hành động bạo lực đơn lẻ, với số lượng người tham gia giảm dần theo năm tháng. Thậm chí người ta còn phải kinh ngạc khi nhận thấy những con người đó đón nhận sự tuyệt diệt của chính mình với thái độ nhẹ nhàng, nhẫn nhịn và có lẽ còn thanh thản ngấm ngầm đến thế” [15, tr. 427]. Điều này hoàn toàn trái ngược với đặc điểm phổ quát của người kể chuyện ở ngôi thứ ba là “không muốn quan tâm đến bất cứ thứ gì, một người không sẵn sàng bộc lộ dù rất cần thiết” [17; tr. 41]. Đây là kết quả của việc người kể chuyện ngôi thứ ba đã được Michel Houellebecg giao cho một “nhân vật đặc biệt”. Người kể chuyện ngôi thứ ba là “kẻ vô danh, vô hình” trong gần suốt hành trình tác phẩm. Tuy nhiên, đến cuối của tác phẩm, chân tướng người kể chuyện được lộ diện. Câu chuyện được kể vào năm 2079 – thời điểm mà theo như trong câu chuyện nói là đã 50 năm sau khi con người nhân tạo đầu tiên xuất hiện và 70 năm sau ngày mất của Michel Djerzinski. Vậy nên, người kể chuyện ở đây chính một trong số những cá nhân thuộc thế hệ “hậu nhân loại” – một con người được hình thành bằng phương thức nhân bản vô tính. Đặc biệt, với ngôi xưng “chúng ta” thì người kể chuyện ngôi thứ ba của Hạt cơ bản chính là một “tập thể người”. Do đó, không chỉ đơn thuần đóng vai trò là người nắm bắt được toàn bộ quá trình sống của nhân vật Michel Djerzinski, Bruno Clement cũng như các nhân vật khác được đề cập đến mà người kể chuyện ở ngôi thứ ba hết sức đặc biệt này còn tạo ra những âm hưởng riêng biệt trong giọng kể của mình từ cách nhìn của một “loài khác” dành cho “loài người”.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
2.1.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất
Khi câu chuyện được chuyển hướng, người kể chuyện không còn là nhân vật thuộc thế hệ hậu nhân loại nữa mà lại là Michel, Bruno,… thì ngôi kể thứ nhất xuất hiện. Ngôi kể thứ nhất được sử dụng chủ yếu khi các nhân vật kể những câu chuyện mà chủ yếu là kí ức của mình. Nhân vật Desplechin: “Tôi nhớ một chàng trai mà tôi quen khi học lớp Mười một, khi đó tôi mười sáu tuổi. Một người rất phức tạp, rất quái. Anh ta nhà giàu, khá truyền thống chủ nghĩa, và anh ta mang trong mình toàn bộ những giá trị của nơi đó” [15, tr.365]. Hay kí ức của Bruno về bố mình: “Khi đến nhà bố tôi,… tôi nhận ra ông không được khỏe. Mùa hè năm đó, ông chỉ có thể đi nghỉ hai tuần. Hồi đó tôi chưa nhận thức được nhưng quả thật ông có vấn đề về tiền bạc,… [15, tr. 102]. Đặc quyền kể những kí ức của chính bản thân mình trong vai trò người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất được Michel Houellebecg ưu ái dành cho Bruno nhiều hơn tất cả các nhân vật khác. Bruno có nhiều câu chuyện dài của bản thân mình được kể qua ngôi “tôi”. Đó là câu chuyện với bác sĩ tâm thần:
“Chuyện đó xảy ra vào khoảng cuối tháng Bảy. Tôi ở nhà mẹ tôi ở Bãi biển một tuần. Luôn có nhiều người qua lại. Mùa hè năm đó, bà làm tình với một anh chàng Canada trẻ tuổi rất cường tráng, một tiều phu thực thụ. Buổi sáng hôm ra đi, tôi vào phòng bọ, cả hai đều đang ngủ. Tôi do dự vài giây, rồi kéo chăn ra. Mẹ tôi cử động, tôi tưởng chừng bà sắp mở mắt; hai chân bà vẫn hơi dạng ra. Tôi quỳ xuống trước vulve của bà. Tôi đã đưa tay lại gần nó chừng vài xangtimet, nhưng không dám chạm vào. Tôi đi ra khỏi phòng để thủ dâm. Bà mẹ tôi nuôi nhiêu mèo, tất cả bọn chúng không ít thì nhiều cũng hơi hoang dại. Tôi lại gần một con mèo đen đang sưởi nắng trên một tảng đá. Đất quanh nhà đầy sỏi trắng, một màu trắng kinh người. Con mèo nhiều lần nhìn tôi thủ dâm, nhưng nó nhắm mắt lại trước khi phun. Tôi cúi xuống, nhặt một hòn đá to. Đầu con mèo vỡ tung ra, một ít não vãi ra xung quanh. Tôi lấy não phủ lên xác nó, rồi quay vào nhà….” [15, tr. 100]
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
Bruno cũng trở thành người kể chuyện ngôi thứ nhất ở chính những bài viết của mình. Trong khi các công trình nghiên cứu khoa học của Michel Djerzinski đều được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba nhằm tạo ra tính khách quan, chính xác của vấn đề được đề cập tới thì trong các tác phẩm của Bruno, ngôi kể thứ nhất lại được sử dụng một cách tối đa. Bruno Clement là một nhà văn. Những tác phẩm của anh có giá trị như một bản tự sự, bộc lộ tâm trạng của chính mình. Bởi vậy, việc sử dụng người kể chuyện là chính nhân vật ở ngôi thứ nhất khiến cho nội dung kể mang nhiều giá trị cảm xúc cá nhân hơn. Nhân vật không chỉ trở là người kể câu chuyện của chính mình mà còn là người tự khai phá ra câu chuyện, đánh giá nhìn nhận của chính mình. Trong chuyến đi nghỉ tại khu thiên nhiên Cap d’ Agde – một bãi tắm tiên xây dựng những năm 70 – 80, với những trải nghiệm hạnh phúc của mình cùng với Christiane, Bruno Clement đã viết bài: Những đụn cát của bãi biển Marseillan: vì một mỹ học về sự tự nguyện tốt lành. Bruno Clement mở đầu cho bài viết của mình: “Điều đầu tiên gây ấn tượng ở Cap d’ Agde… là sự cộng hưởng của những quán hàng tầm thường, hoàn toàn tương tự với những gì người ta vẫn gặp tại các bãi biển ở Châu Âu, với những cửa hàng khác hướng về sự tự do tình dục một cách không giấu giếm…” [15, tr. 296]. Bằng một giọng kể đậm chất chủ quan của ngôi tôi, Bruno Clement điềm tĩnh miêu tả về bãi tắm này với một giọng điệu bình thản, ngạc nhiên. “Trong hai tuần ở đó, chiều nào tôi cũng đến bãi biển này… Tất nhiên ai cũng chết, hướng đến cái chết, và nghiêm khắc với những khoái cảm của con người. Bỏ bớt vị thế cực đoan quá đà này, các đụn cát của bãi biển Marseillan tại nên – đó là điều tôi rất muốn chỉ ra – địa điểm thích hợp cho một đề xuất mang tính nhân đạo, hướng đến tối đa hóa” [15, tr. 302]. Nếu như những thông tin này được kể bằng người kể chuyện ngôi thứ ba thì giá trị trải nghiệm gắn liền với cá nhân Bruno sẽ bị giảm đi rất nhiều.Việc sử dụng ngôi kể của chính nhân vật thay vì ngôi kể thứ ba của người kể chuyện toàn tri đã khiến tính chủ quan của nội dung được tăng lên cao hơn. Việc kể lại câu chuyện của chính mình của nhân
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
vật sẽ khiến độc giả thêm tin tưởng vào nội dung câu chuyện đó. Đặc biệt, tính kí ức của sự kiến khiến câu chuyện trở nên sâu sắc hơn. Các sự kiện không chỉ diễn ra thông qua điểm nhìn bên ngoài mà có cả điểm nhìn bên trong bằng chính cái nhìn của nhân vật.
2.1.1.3. Người kể chuyện ngôi thứ hai
Đặc biệt, trong Hạt cơ bản, có một lượng lớn nội dung câu chuyện được kể bằng ngôi kể thứ hai. Do bản chất là ngôi kể đối thoại, có tính chất giao tiếp là chủ yếu nên ngôi kể thứ hai rất ít khi được sử dụng để phát triển kết cấu tự sự trong các tác phẩm, đặc biệt là tiểu thuyết. Tiểu thuyết Linh Sơn
(Cao Hành Kiện)từng gây sốt khi toàn bộ câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng ngôi kể thứ hai. Thông thường, ngôi kể thứ hai với các cặp đại từ trong mối quan hệ tương hỗ “anh - em”, “bạn - tôi”,… thường được sử dụng trong các đoạn hội thoại của nhân vật. Những đoạn hội thoại vẫn tham gia vào quá trình gia tăng, bổ sung, phát triển cốt truyện nhưng không nhiều do sự ngắn gọn về thông tin của nó. Tuy nhiên, trong Hạt cơ bản, lời thoại của các nhân vật không đơn thuần là sự hỏi đáp, trao đổi thông tin ngắn gọn mà nó thường là một câu chuyện, một kí ức hay một vấn đề. Cùng với đó, dù hình thức là trao đổi đối thoại song thực chất, cuộc đối thoại của các nhân vật trong Hạt cơ bản nghiêng về tính chất độc thoại, hoặc trình bày, thuyết giảng của bản thân một nhân vật nhiều hơn. Vì thế, một nội dung lớn của câu chuyện với những biến cố sự kiện để được tái hiện trong những cuộc đối thoại của các nhân vật. Khi đó, nhân vật trở thành người kể chuyện ngôi thứ hai và nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển kết cấu. Chính ở đây, ngôi kể thứ hai bộc lộ những nét đặc trưng đặc biệt của nó khi tham gia vào việc phát triển cốt truyện.
Nhân vật đảm nhận vai trò người kể chuyện ngôi kể thứ hai đã tạo nên một một đặc điểm đặc trưng của lời thoại và đối thoại trong Hạt cơ bản là có dung lượng lớn. Chúng tôi tiến hành thống kê một số cuộc đối thoại tiêu biểu thông qua bảng sau:
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
STT Nhân vật Số trang Chủ đề chính Người kể chủ đạo
1 Michel Djerzinski – Bruno Clement 8 trang (213 – 221)
Nhà văn Aldous Huxley Michel - Bruno
14 trang
(228 -
242)
- Mối quan hệ tình cảm giữa Bruno và con trai Victor. - Người vợ Anne và cuộc hôn nhân của Bruno
Bruno
10 trang
(246 -
256)
- Bruno chia tay vợ.
- Cuộc gặp gỡ của Bruno với Philippe Solder – chủ tờ báo L’infini. Bruno 2 Michel Djerzinski – Annabelle 5 trang (317 – 322)
- Những biến cố trong cuộc sống của Annabelle. Annabelle
3 Bruno Clement
– Christiane
35 trang
(257 –
292)
- Những kí ức của Bruno về cuộc hôn nhân của mình. - Cuộc đời và những tội ác của David Di Meola.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
Có thể thấy rằng, đối thoại và thoại của các nhân vật trong Hạt cơ bản
có độ dài lớn. Những cuộc đối thoại này kéo dài trong nhiều trang, thậm chí là hàng chục trang của dung lượng tác phẩm. Trong những lời thoại có độ dài lớn ấy, các nhân vật có thể kể một cách tự do câu chuyện của bản thân hoặc mở rộng chiều liên tưởng của mình đến những số phận khác. Từ đây, số phận của các nhân vật khác được mở ra. Đó có thể là góc khuất trong số phận cuộc đời của nhân vật, chỉ được hé lộ qua những đoạn đối thoại. Bruno trong vai trò là người kể chuyện ngôi thứ hai đã kể những câu chuyện bí mật của cuộc đời mình với Christiane: “Những năm trôi qua từ khi anh từ Dijon về đây, anh chưa từng kể với ai; giờ đây anh mới kể. Mùa khai giảng năm 1989, Anna kiếm được một chỗ dạy ở trường trung học Condorcet. Bọn anh thuê một căn hộ ở phố Rodier, một căn hộ nhỏ ba phòng khá tối. Victor đi mẫu giáo, bây giờ ban ngày anh được rỗi rãi” [15, tr.257]. Cũng có thể, đó là cuộc sống của một nhân vật khác, được tái hiện: “Trong nhiều năm con trai anh đã hướng về anh, và đã đòi hỏi ở anh tình yêu; anh đã từng trầm uất, không hài lòng về cuộc đời mình, và anh đã vứt bỏ nó – trong khi chờ đợi nó tốt đẹp hơn. Anh từng không biết, khi đó, rằng những năm đó sẽ trôi qua nhanh chóng đến vậy. Từ bảy đến mười hai tuổi đứa trẻ là một con người tuyệt vời, đáng mến, biết điều và cởi mở. Nó sống trong lý trí hoàn hảo và sống trong niềm vui. Nó tràn