Không gian thực

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 75)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Không gian thực

Không gian thực trong tác phẩm văn học là môi trường sống của các nhân vật với tất cả các yếu tố giống như một môi trường thực bên ngoài xã hội. Để phục vụ cho ý đồ biểu hiện nội dung của mình một cách tốt nhất, các yếu tố của môi trường – không gian xã hội sẽ được tác giả lựa chọn, biến đổi và đưa vào tác phẩm của mình, nhằm tạo ra một không gian sống vừa sống động như hiện thực song lại cũng mang những nét đặc trưng rất riêng của tác phẩm văn học. Trong Hạt cơ bản, không gian thực được kết cấu như một không gian xã hội thực sự với tất cả các yếu tố phong phú của nó.

Trong một yêu cầu về sự phổ quát và đảm bảo tính chân thực cho nội dung cũng như đạt được mục đích trong giá trị phản ánh nên không gian trong

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Hạt cơ bản được xây dựng là một không gian mở rộng với nhiều địa điểm không gian khác nhau. Mặc dù lấy bối cảnh chính là nước Pháp tuy nhiên không gian trong Hạt cơ bản không bị giới hạn ở một vùng miền nhất định của nước Pháp. Không gian trong Hạt cơ bản được mở rộng với nhiều vùng miền khác nhau của nước Pháp nói riêng và các lãnh địa quốc gia thuộc các khu vực khác nhau. Những địa danh khu vực như Châu Âu, Địa Trung Hải,… các quốc gia như Algerie, Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ, Pháp, Ba Lan, Ailen, Trung Hoa, Tây Tạng… hay những vùng vùng miền như Saint – Troper, Sante – Maxime, Paris, Valence, Massif Central,… xuất hiện với tần suất lớn trong Hạt cở bản. Ở đây, chúng tôi tạm định danh không gian sống trải rộng với những địa điểm khác nhau trên khắp các lãnh thổ quốc gia trong Hạt cơ bản là không gian diện – tức là không gian sống mở rộng theo bề mặt lãnh thổ. Không gian diện trong Hạt cơ bản được liên kết với nhau bằng những chuyến đi của các nhân vật. Đó có thể là những chuyến đi được thực hiện trong thời gian quá khứ, ở thế hệ ông bà của Michel, Bruno hay Annabella. Ông bà của Michel, Bruno, Annabelle vốn là cư dân thuộc các quốc gia khác nhau, vì lí do cuộc sống mà chuyển đến nước Pháp: “Bị thúc đẩy bởi sự nghèo khổ khốn cùng, gần như chết đói, năm 1919 Lucien Djerzinski rời vùng mở Katowice (một tỉnh của miền trung Ba Lan – người viết), nơi hai năm trước anh sinh ra, với hy vọng tìm thấy việc làm ở Pháp” [15, tr.39]. Đó cũng là không gian được mở ra trong hành trình của các nhân vật. Sau khi quyết định nghỉ việc tại trung tâm nghiên cứu, Michel đã thực hiện những chuyến đi nhằm tìm kiếm câu trả lời cho cuộc sống của mình. Từ đây, các vùng đất mới lần lượt được mở ra: “Tàu đi qua vùng ngoại ô phía Bắc của Nice, với những HLM cho người Ả Rập, những áp phích quảng cóa Minitel hồng và tỉ lệ 60% người bầu cho mặt trận quốc gia. Sau bến Peillon – Saint – Thecle, anh đi vào trong đường ngầm; ra khỏi hầm, trong ánh sáng chói chang, Djerzinski nhận

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

ra bên tay phải dáng vẻ ấn tượng của làng treo Peillon” [15, tr. 343]. Hay Bruno với hành trình tình yêu của anh và Christiane: “Trở về Paris họ tiếp tục những giây phút vui vẻ, giống như trong những quảng cáo nước hoa (cùng bước lên những bậc thang đồi Montmartre; hoặc bất động dính chặt, trên cầu nghệ thuật, đột nhiên được soi sáng bừng lên bởi đèn pha những chiếc tàu đi dọc sông Seine đang quay đầu lại)” [15, tr.327]. Không gian diện gắn liền với những hành trình của các nhân vật đã góp phần tái hiện lại cuộc sống hiện thực qua con mắt – điểm nhìn của chính các nhân vật. Mỗi chuyến đi, mỗi lần thay đổi không gian sống trên khắp những lãnh thổ rộng lớn chính là sự trải nghiệm cá nhân của các nhân vật với niềm hy vọng về một hạnh phúc mới. Đó cũng là hành trình bất tận của nhân vật trong việc đi tìm lời giải cho những khổ đau, bất hạnh mà mình đang phải chịu đựng. Trong mỗi chuyến đi, các nhân vật trở về với bản ngã, đắm mình trong những suy nghĩ riêng. Cả Michel và Bruno đều sắp xếp cho mình những chuyến đi để trốn chạy hiện thực tù túng, bất hạnh. Ngay từ lúc còn là những thanh niên, Bruno, Michel cùng với Annabelle đã thực hiện những hành trình của mình. Cả ba đến khu trại của Di Meola cho một kì nghỉ hè ngắn. Không gian sống mới ở trại Di Meola – nơi những người hippie tụ tập và cố gắng thể hiện cái tự do cá nhân của mình đã khiến cuộc đời của cả ba nhân vật bước sang một ngã rẽ mới. Bruno hiểu rằng mình thực sự thất bại trong việc chinh phục những “con cái” xinh đẹp và trượt dài trong nỗi thất vọng về bản thân. Michel không thể tiến xa hơn trong mối quan hệ tình cảm với Annabelle, dù cô đã rất nhiều lần chủ động. Cuối cùng, Michel đứng, lặng yên, quan sát Annabelle rơi vào vòng tay của David Di Meola – con trai của chủ trại. Trong khi đó, việc ngã vào vòng tay của David đã khiến Annabelle – người con gái xinh đẹp, thánh thiện bắt đầu chuỗi đời buồn tẻ vì tình dục nhàm chán và nỗi đau khổ khi phải bỏ đi những đứa con của mình. Trong đêm định mệnh, làm thay đổi cuộc đời của

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

mỗi nhân vật ấy, Michel đã ở trong lều của mình, nghe tiếng sét đánh inh tai và sự gào thét của gió – cơn cuồng phong đất trời như một điềm báo: bão giông trong mỗi đời người từ thời điểm ấy chính thức bùng nổ.

Khi bước đến cái tuổi ở bên kia con dốc cuộc đời, các nhân vật vẫn tiếp tục thực hiện hành trình mở rộng không gian sống của mình. Bruno rời bỏ công việc của mình, tìm kiếm một kì nghỉ dài ở ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY. Cái mà anh mong muốn trong chuyến đi này là tìm kiếm niềm hạnh phúc anh không thể có ở nơi anh đang sống. Trong khi đó, sau cái chết của Annabelle, Michel chốn chạy khỏi nước Pháp, trốn chạy khỏi vùng đất lưu giữ những kỉ niệm đau buồn mà anh không thể thoát ra được. Tìm đến Ailen với lý do tiến hành các nghiên cứu khoa học là cách Michel khỏa lấp nỗi đau của mình. Thiết lập một không gian diện mở rộng thông qua những chuyến đi của nhân vật chính là phương thức mà Michel Houellebecg sử dụng để mang lại sự trải nghiệm cho nhân vật. Không gian thay đổi, tâm trạng các nhân vật cũng thay đổi theo. Đồng thời, mỗi cuộc hành trình đến không gian mới của nhân vật còn là cái cớ để Michel Houellebecg phô bày vẻ đẹp, khung cảnh thiên nhiên qua những câu văn đậm chất trữ tình: “Mặt trời bắt đầu xuống. Đó là một thứ bụi – một thứ bụi gần như trắng. Nó nhẹ nhàng bay xuống, như một tấm khăn voan, lên mặt đất giữa những cây hoa hồng” [15, tr. 389]. Người đọc thấy được một châu Âu mà đặc biệt là nước Pháp đẹp đến vô cùng. Trong Hạt cơ bản, rất nhiều vùng miền của nước Pháp đã được Michel Houellebecg mang vào trong tác phẩm của mình: từ các vùng đồng bằng với những cánh đồng cỏ và con đường nhỏ cho đến những thị trấn, thành phố với những căn nhà gỗ sang trọng hay lẻ loi trên phố. Đôi khi, trong cái mênh mông rộng lớn của không gian diện, một vùng miền được định vị một cách chính xác như một điểm nhấn xác lập địa điểm: “Vì thế, Djerzinski phải đến nơi tên là Saorge, ở 440 vĩ tuyến Bắc và 7030 kinh tuyến Đông; ở độ cao hơn 500m một chút” [15, tr. 343].

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Không gian diện không chỉ được mở rộng thông qua những những chuyến đi của nhân vật mà còn được tái hiện bằng những cuộc di chuyển trong tâm thức của các nhân vật. Hạt cơ bản bắt đầu câu chuyện của mình vào thời điểm mà cả Michel Djerzinski và Bruno Clement đều đã bước sang ngưỡng cửa của tuổi bốn mươi với rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Việc xây dựng nhân vật ở độ tuổi “nhiều ý nghĩa” này của Michel Houellebecg đã giúp cho nhân vật có được điểm xuất phát thời gian để trở về với không gian trong tuổi thơ. Không gian diện theo đó được mở rộng với những vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, không gian diện ở thời điểm này không còn là không gian - môi trường sống đơn thuần của các nhân vật nữa. Đó là không gian của những kí ức với niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Từ căn phòng chỉ toàn dụng cụ thí nghiệm, Michel Djerzinski đã trở về tuổi thơ bằng hồi ức để đắm mình trong một không gian hoàn toàn mới mẻ, tươi sáng và trong lành: “Ngôi nhà Crecy có một khu vườn chạy hết chiều dài, trong đó trồng một cây anh đào, nhỏ hơn cây ở Yonne một chút” [15, tr. 62]. Trong khi đó, Bruno vẫn thường mơ về cuộc sống tại căn hộ rất đẹp ở đại lộ Edgar – Quinet, nơi khi còn là một cậu bé bốn tuổi, anh vẫn dồn hết sức lực đạp chiếc xe đạp ba bánh qua hành lang tối om để đến nơi ánh sáng của ban công: “Ông bà ngoại cậu sống trong một căn hộ rất đẹp ở đại lộ Edgar – Quinet. Nhà của tầng lớp tư sản trung tâm Alger được làm theo đúng nguyên mẫu những ngôi nhà theo lối Haussmann ở Paris. Một hành lang dài hai mươi mét chạy suốt qua căn hộ, dẫn đến một phòng khách có ban công nhìn xuống toàn bộ màu trắng” [15, tr.58]. Bruno đã rất đau khổ khi phải chuyển khỏi ngôi nhà một cách vội vã đến “căn hộ khó tìm ở Marseille” nằm trong khu phố bẩn thỉu ở vùng Đông Bắc thành phố. Sự di chuyển không gian thông qua hai hình thức di chuyển địa lý và di chuyển tâm thức giúp cho không gian điểm được mở rộng cả về mặt lãnh thổ lẫn thời gian. Do đó, không gian điểm không còn đơn thuần là những địa danh

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

địa điểm, các vùng lãnh thổ để nhân vật sinh sống. Nó mang theo “độ sâu” về thời gian với những kí ức của nhân vật.

Không gian diện trong Hạt cơ bản cũng cho người đọc sự trải nghiệm về những hành trình vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp của nhân vật để mở rộng trải nghiệm với những biến động xã hội trong mang tính toàn cầu hay trở về với không gian tuổi thơ rộng lớn với những dự cảm về nỗi đau trong tương lai. Như vậy, sự mở rộng không gian theo hướng không gian diện mang đến tính phổ quát cho nội dung tự sự được nói đến trong tác phẩm. Hạt cơ bản không chỉ còn là câu chuyện của một con người trong một khoảng thời gian, không gian thu hẹp mà đã được mở rộng theo chiều hướng phản ánh cuộc sống của toàn bộ nhân loại trên khắp thế giới. Hay mói một cách khác, không gian diện đã góp phần mở rộng phạm vi của câu chuyện được kể trong

Hạt cơ bản, nâng cao tính phản ánh của tác phẩm.

Trong không gian thực của Hạt cơ bản, bên cạnh không gian diện gắn liền với những chuyến đi còn có sự xuất hiện của những không gian điểm gắn liền với cuộc sống thường nhật của nhân vật. Không gian điểm là những không gian nhỏ, được xác định với một vị trí cố định, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân vật. Michel Houellebecg xây dựng những không gian điểm – khoảng không sống chật hẹp như một cách thức để mỗi nhân vật bộc lộ rõ nét các đặc trưng tính cách cũng như những nỗi đau khổ, sự bất hạnh mà họ phải chịu đựng. Bởi Michel và Bruno là hai nhân vật “hạt cơ bản” trong tác phẩm nên không gian điểm cũng được Houellebecg chú trọng xây dựng trong mối tương quan sâu sắc với hai nhân vật này.

Ở nhân vật lý tính Michel Djerzinski, người ta chỉ thấy khát vọng, niềm say mê với khoa học cùng các công trình nghiên cứu. Do đó, không gian điểm gắn liền với Michel Djerzinski chính là phòng nghiên cứu khoa học của mình. Khi còn bé, Michel Djerzinski có thể đắm mình hàng giờ trong các chương

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

trình thế giới động vật. Khi lớn lên, Michel Djerzinski bỏ quên các mối quan hệ xã hội, bỏ quên cơn bão tình dục đang lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội lúc bấy giờ và giam mình trong phòng nghiên cứu suốt hàng chục năm. Thế giới của Michel Djerzinski được bao quanh bởi những chai lọ, máy móc thiết bị, những sơ đồ và bảng mạch tế bào. Dù bé nhỏ nhưng không gian đó lại đủ bao bọc Michel Djerzinski trong suốt gần 10 năm. Từ khi học đại học cho đến trước khi nghỉ việc tại trung tâm nghiên cứu, không gian sống của Michel Djerzinski chỉ được bó gọn trong căn hộ, phòng thí nghiệp và siêu thị gần nhà. Michel dường như chỉ di chuyển từ điểm không gian này đến điểm không gian khác trong suốt khoảng thời gian gần 10 năm. Anh rời căn hộ đến phòng làm việc và ngược lại. Đôi khi, Michel ghé vào siêu thị cạnh nhà để mua những nhu yếu phẩm cần thiết cho bản thân: “Djerzinski sống ở phố Fremicourt từ khoảng mười năm nay; anh đã quen với khu phố yên tĩnh này” [15, tr.25]. Cuộc sống trong không gian chật hẹp của Michel hoàn toàn khép kín, gần như không giao tiếp hay quan hệ với cộng đồng xung quanh. Để tìm kiếm một sự trao đổi trong không gian điểm riêng biệt của mình, Michel đã mua một chú chim bạch yến: “Năm 1993, anh cảm thấy cần có bầu bạn, một ai đó chờ đón anh mỗi tối khi anh trở về. Anh chọn một con chim bạch yến, một con chim rất hay sợ hãi. Nó hay hót, nhất là vào buổi sáng nhưng dường như nó không được vui; nhưng một con chim yến liệu có thể cảm thấy vui?” [15, tr. 25]. Cuộc sống cô đơn, biệt lập đến độ Michel không biết hàng xóm mình là ai. Chỉ đến khi con chim bạch yến của anh bị xổng chuồng bay đến đậu trên lan can nhà cô hàng xóm, Michel Djerzinski với có cơ hội được tiếp xúc với cô gái hàng xóm: “Một hôm anh thả con chim ra khỏi lồng. Sợ quá, nó ỉa xuống đi văng và lao vào chấn song để tìm lối vào. Một tháng sau, anh lặp lại ý đồ đó. Lần này nó bị ngã khỏi cửa sổ. Cố chập choạng bay để làm giảm bớt tác hại của cú ngã, con chim đậu được xuống ban công một căn hộ

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

thấp hơn tầng năm của tòa nhà đối diện […]. Đêm xuống, Michel lấy lại được con chim đang run lên vì đói và lạnh, lẩy bẩy dựa vào thành ban công bằng bê tông. Nhiều lần, chủ yếu khi đi đổ rác, anh gặp lại cô biên tập viên. Cô gật đầu, có lẽ để tỏ cho anh thấy là cô nhận ra anh; anh cũng gật đầu chào lại. Tóm lại, sự cố đã cho phép anh thiết lập một mối quan hệ hàng xóm. Xét về mặt đó, sự cố là tốt” [15, tr.26]. Những tuần sau khi quyết định nghỉ hưu, Michel vẫn chưa thể tìm thấy cho mình một không gian khác. Michel tiếp tục tự giam mình trong căn phòng: “Michel cởi hết quần áo và đi nằm. Ba tuần tiếp theo, cử động của anh được giảm xuống tối đa. Có thể tưởng tượng anh giống như một con cá thỉnh thoảng nhô đầu khỏi mặt nước để hớp không khí, ngắm nhìn trong vài giây ngắn ngủi thế giới bên trên, hoàn toàn khác biệt – thiên đường” [15, tr.36]. Thế nhưng, cũng chính trong những không gian điểm gắn chặt với khoa học này mà Michel đã nảy sinh ý nghĩ về một thế giới mới, khác với thế giới thực tại mà anh đang sống: “Trong vài giây nó đã có trực cảm về một thế giới khác, một thế giới hoàn hảo – thế giới chúng ta” [15, tr. 36].

Trong khi đó, với Bruno Clement, tình dục là thứ ham muốn tột cùng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)