7. Kết cấu luận văn
1.2. Nhân vật hoàn toàn hư cấu
Trong Hạt cơ bản, song song với nhân vật có nguyên mẫu thực là hệ thống nhân vật hoàn toàn hư cấu. Nhân vật hoàn toàn hư cấu là những những nhân vật do người viết tưởng tượng, hư cấu mà thành. Trong Hạt cơ bản, hệ thống nhân vật hoàn toàn hư cấu đảm nhận chức năng là tuyến nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đó là những nhân vật chứa đựng, truyền tải nội dung tư
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
tưởng mà tác giả gửi gắm. Trong hệ thống nhân vật hoàn toàn hư cấu, Michel Djerzinski, Bruno Clement là hai nhân vật trung tâm. Cả hai nhân vật đóng vai trò chủ chốt trong việc thể hiện những vấn đề tư tưởng mà Houellebecg muốn biểu hiện. Vậy nên, mặc dù trong Hạt cơ bản, hệ thống nhân vật hoàn toàn hư cấu cũng được xây dựng với số lượng tương đối lớn, phong phú, đa dạng các số phận nhưng trong phạm vi công trình này, chúng tôi tập trung đi sâu vào hai nhân vật: Michel Djerzinski và Bruno Clement, hai “hạt cơ bản” của tiểu thuyết.
Như chúng ta đã biết “kiểu bức tranh thế giới, kiểu cốt truyện và kiểu nhân vật quy định lẫn nhau” [9, tr. 415]. Bởi thế, hệ thống nhân vật luôn được đặt trong mối tương hợp với “môi trường sống” mà tác giả đã tạo dựng ở tác phẩm để có thể biểu thị một cách rõ nét nhất nội dung tư tưởng mà người viết muốn đề cập. Trong Hạt cơ bản, Michel Houellebecg xây dựng một nước Pháp nói riêng và xã hội Châu Âu nói chung đầy biến động trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Đó là thời điểm mà các quốc gia phương Tây “rơi tõm vào cơn cuồng loạn của chủ nghĩa tiêu dùng, sự đi xuống của Đức tin, sự đe dọa của nhân bản vô tính, tính hủy diệt của các giá trị tự do, trong đó có vai trò không nhỏ của phong trào giải phóng tình dục… tất cả những cái đó… sẽ hủy diệt loài người như một quả bom hạt nhân” [15, tr. 11]. Và Houellebecg đã dùng chính “ngôn ngữ” của thời đại đó để xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình mà Michel Djerzinski và Bruno là hai minh chứng tiêu biểu.