7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Mối liên hệ giữa các ngôi kể
Mặc dù, sự đa dạng trong ngôi kể của Hạt cơ bản xuất phát từ việc có nhiều nhân vật đóng vai người kể chuyện nhưng chính trong bản thân mỗi nhân vật khi trở thành người kể chuyện thì vẫn có sự di động ngôi kể nhất định. Sự di động ngôi kể này chủ yếu diễn ra giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ hai khi nhân vật là người kể chuyện. Chúng ta thấy, Bruno có khi là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: “Tôi cúi xuống, nhặt một hòn đá to. Đầu con mèo vỡ tung ra” [15, tr.100]. Song , lại cũng có khi nhân vật này trở thành người kể chuyện ở ngôi thứ hai: “Sinh nhật Anna vào tháng Tư, anh mua tặng cô ấy một cái quần lót viền bạc. Cô ấy hơi phản đối, rồi đã chấp nhận mặc nó” [15, tr.248]. Bởi vậy, khi kết hợp với ngôi kể thứ ba của người kể chuyện ẩn tàng đặc biệt thì các ngôi kể trong Hạt cơ bản không tồn tại một cách độc lập, riêng mà luôn có sự luân chuyển vị trí cho nhau. Sự di chuyển ngôi kể này có các hình thức: ngôi kể thứ ba chuyển sang ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ hai; ngôi kể thứ hai sang ngôi kể thứ ba,… Ở đây, chúng tôi lập một bảng ví dụ của sự luân chuyên ngôi kể để tiện theo dõi và so sánh.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
STT Di duyển
ngôi kể
Nội dung Số trang
1 Ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ nhất
Ông yên lặng, nghĩ ngợi. Cái nhìn của ông trong thoáng chốc trôi nổi trên những cái bàn, rồi lại đặt xuống cốc rượu của mình. “Tôi còn nhớ một chàng trai mà tôi quen khi học lớp Mười một, khi đó tôi mười sáu tuổi”
365
Sau câu chuyện ông ngồi lặng yên, hút thuốc, rồi dụi một điếu thuốc mới và nói: “Gốc gác của tôi không phải là Ailen. Tôi sinh ra ở Cambridge, và có vẻ như là tôi vẫn còn nhiều chất Anh trong người lắm”
392
2 Ngôi kể thứ ba sang ngôi kể thứ hai
Họ bàn luận về giá cả xe Caravan. Christiane không thể cắm trại, lưng cô có vấn đề. “Khá nghiêm trọng đấy”, cô nói. “Phần lớn đàn ông thích thổi kèn, cô nói tiếp. Họ không thích làm tình thực sự lắm đâu, họ gặp khó khăn trong việc phóng tinh. Nhưng khi ngậm lấy cái của họ thị họ biến thành những đứa trẻ con. Em có cảm giác chủ nghĩa nữ quyền ảnh hưởng đến họ một cách sâu sắc, hơn là họ dám thú nhận”
193
Michel do dự hồi lâu rồi bật vô tuyến: có một chương trình động vật về loài thỏ. Anh tắt tiếng. Có thể không phải thỏ thường mà là thỏ rừng – anh nhầm chúng với nhau. Anh ngạc nhiên khi nghe giọng Bruno lại cất lên. “Anh đang cố nhớ xemm đã ở Dijon bao lâu. Bốn năm? Năm năm? Một khi đã bước vào thế giới công việc tất cả các năm đều giống nhau hết cả. Suốt ngày chỉ thuốc thang – và những đứa trẻ con lớn lên. Victor lớn lên; nó gọi anh là bố”
254
Nếu họ gặp nhau vào năm 1976, khi anh hai mươi mốt và cô mười sáu, cuộc đời họ, cô nghĩ, có thể đã khác hoàn toàn. Nói ra điều đó, cô công nhận là cô đã bắt đầu yêu […] Ông bố và bà mẹ
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
muốn biết việc đó ”
Christiane nhìn anh, cái nhìn chăm chú và trìu mến; đôi mắt cô hơi mệt mỏi […] “Đó là một câu chuyện thực sự đáng tởm”, Bruno tiếp tục một cách nặng nề, “đến nỗi anh từng ngạc nhiên vì thấy cánh nhà báo không nói đến từ trước. Dù sao điều đó cũng đã xảy ra cách đây năm năm, phiên tòa ở Los Angeles, các giáo phái Sa tăng vẫn còn là một chủ đề mới ở Châu Âu. David di Meola là một trong số mười hai người bị kết tội – anh đã nhận ra hắn ngay lập tức; hắn là một trong số hai người trốn khỏi cảnh sát”
282 -
282
3 Ngôi kể thứ hai sang ngôi kể thứ ba
Cô ta tên là Helene, gốc gác trong vùng và đang học du lịch; cô ta mười chín tuổi. Vào lúc anh đi vào cô ta, cô ta thắt vulve lại – ít nhất anh có ba phút hạnh phúc hoàn toàn. Khi đi Bruno hôn lên môi cô ta, nhất định đòi đưa cho cô ta tiền boa.
251
Em có tình cờ gặp lại Bruno, cách đây ba năm, tại một sân bay. Anh ấy bảo em là anh đang làm nghiên cứu. Anh ấy cũng bảo em là anh chưa lấy vợ. Em thì không rực rỡ bằng, em làm thủ thư tại một thư viện quận. Em cũng chưa lấy chồng. Em thường xuyên nghĩ đến anh vì anh không chịu trả lời thư em. Đã hai mươi ba năm rồi mà em vẫn nghĩ đến chuyện đó. Nàng theo anh ra đến ga. Bóng tối buông xuống, đã gần sáu giờ. Họ dừng lại trên chiếc cầu bắc ngang sông Morin Lớn.
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
Việc di chuyển liên tục từ ngôi kể này sang ngôi kể khác mà những biến cố, sự việc trong Hạt cơ bản được thể hiện một cách rõ nét hơn với rất nhiều các góc độ khác nhau của nó. Các sự kiện hay vấn đề của một nhân vật không chỉ được nhìn nhận, đánh giá bởi chính nhân vật mà còn được đánh giá và bình luận bởi các nhân vật với những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, việc di chuyển ngôi kể liên tục thông qua việc tiếp nối vai trò kể chuyện của người kể chuyện ẩn tàng với các nhân vật của câu chuyện hoặc sự di chuyển ngôi kể trong chính mỗi nhân vật đã tạo nên sự đan chéo điểm nhìn vô cùng đặc biệt trong tiểu thuyết Hạt cơ bản. Sự đan chéo các điểm nhìn bên ngoài của ngôi kể thứ ba với điểm nhìn bên trong của ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ hai khiến ranh giới giữa các kiểu trần thuật bằng các ngôi kể khác nhau này trở nên mờ nhạt. Điều này kéo theo sự đa dạng về giọng điệu trần thuật với sự hiện diện đồng thời của lời kể người kể chuyện, lời kể nhân vật và những đoạn nối tiếp giữa hai lời kể này. Việc này không những không làm ảnh hưởng đến kết cấu tự sự hay tính độc lập, cá biệt rất riêng của câu chuyện khác nhau của mỗi nhân vật. Ngược lại nó còn khiến cho người kể chuyện ẩn tàng cùng với nhân vật trở thành chứng nhân chung của thực tại đời sống đang được tái hiện trong tác phẩm.
Trong Hạt cơ bản, các ngôi kể không chỉ luân chuyển vị trí cho nhau mà còn có sự chuyển hóa tính chất, vai trò, chức năng của các ngôi kể. Ngôi kể thứ ba vốn là ngôi kể của “một người không bày tỏ những đặc điểm công khai”. Mà “cụ thể là anh ta, cô ta là người không hướng đến chính mình hay người nhận hoặc người nghe, một người có giọng điệu và phong cách ít nhiều trung tính, một người mơ hồ về giới tính, một người thể hiện không có ý muốn quan tâm đến bất cứ thứ gì, một người không sẵn sang bộc lộ dù rất cần thiết, một người không xâm nhập hay can thiệp, một người để cho các sự kiện của câu chuyện trải ra theo dòng chảy và nhịp điệu tự nhiên” [17, tr. 41]. Thế nhưng, trong Hạt cơ bản, do người kể chuyện ngôi thứ ba là “một nhân vật
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
đặc biệt” nên thường xuyên có những đoạn bày tỏ cảm xúc, đánh giá, nhận định, thậm chí là định hướng với sự kiện xảy ra: “Sống ở giai đoạn phương Tây lao xuống dốc, rõ ràng là họ không có chút may mắn nào. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục gặp nhau một hay hai lần một tuần. Annabelle quay lại chỗ một bác sĩ phụ khoa và lại tiếp tục uống thuốc. Anh đã đi vào trong nàng được, nhưng điều anh thích nhất là được nằm ngủ bên cạnh nàng, cảm thấy da thịt sống động của nàng” [15, tr.325]. Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba cũng thường xuyên di chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong (vốn là điểm nhìn của nhân vật): “Trong suốt nhiều ngày Michel đẻ bức ảnh trong tầm tay với, dựa vào cái đèn ngủ. Thời gian là một bí ẩn tầm thường, và tất cả đều nằm trong trật tự, anh cố tự nhủ như thế; cái nhìn tắt ngầm, niềm vui và sự tự tin biến mất. Duỗi dài trên tấm nệm Bultex, anh cố tập chấp nhận tính vô thường của cuộc đời mà không nổi. Trán của đứa trẻ có một vét lõm nhỏ - vết sẹo do bệnh thủy đậu để lại. Vết sẹo này đã đi qua năm tháng. Sự thật nằm ở đâu? Cái nóng giữa trưa lan tỏa trong căn phòng” [15, tr. 37]. Ngôi kể thứ ba trong Hạt cơ bản cũng không bộc lộ đặc tính toàn tri của mình mà đôi lúc để cho “khả năng” của mình bị thu hẹp lại dù đây là một cuốn sách về tiểu sử. “Nhân vật đặc biệt” thuộc thế hệ “hậu nhân loại” được giao quyền của người kể chuyện toàn tri lại không thấu thị mọi biến cố xảy ra với nhân vật mình đang kể. Cuộc đời của Michel Djerzinski dừng lại với những biến cố, sự kiện ở Ailen và cái chết của Michel Djerzinski là một bí ẩn với tất cả các nhân vật, kể cả người kể chuyện ngôi thứ ba:
“Bí ẩn vẫn luôn tồn tại xung quanh cái chết của Djerzinski, việc xác ông không bao giờ được tìm thấy nuôi dưỡng thêm huyền thoại dai dẳng theo đó ông đã tới Châu Á, đến Tây Tạng để ráp các nghiên cứu của mình với giáo lý Phật giáo […] Ngày nay chúng ta nghĩ Michel Djerzinski đã chết ở Ailen, chính nơi ông đã chọn sống những năm cuối cùng. Chúng ta cũng nghĩ khi hoàn thành công việc, cảm thấy không còn vướng mắc gì nữa với con người, ông đã
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
lựa chọn cái chết. Nhiều nhân chứng cho biết sự say mê của ông đối với điểm cực của Tây phương đó, thường xuyên tắm mình trong một ánh sáng di chuyển và dịu dàng, nơi ông thích dạo chơi, nơi, như ông đã viết trong những trang ghi chép cuối cùng: “bầu trời, ánh sáng và nước hòa vào nhau.” Ngày nay chúng ta nghĩ Michel Djerzinski đã đi vào trong lòng biển” [15, tr.411].
Việc hạn chế khả năng toàn tri của ngôi kể thứ ba trong Hạt cơ bản là một điều hết đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện của Michel Houellebecg. Sự tách biệt của hai “thế giới” (thế giới con người của Michel Djerzinski và những người xung quanh/ thế giới hậu nhân loại của người kể chuyện) mà Michel Houellebecg xây dựng trong tác phẩm đã tạo ra đặc điểm riêng biệt này. Khi ngôi xưng “chúng ta” xuất hiện cũng là lúc tác giả khẳng định “thân phận” đặc biệt về thế hệ của người kể chuyện. Cùng lúc đó, điểm nhìn của người kể chuyện trong Hạt cơ bản không trùng lặp với điểm nhìn tác giả. Có những thời điểm, tác giả xuất hiện tường thuật lại chính vấn đề của người kể chuyện:
“Một số người nói:
“Nền văn mình mà chúng ta đã xây dựng vẫn còn mong manh, Chúng ta mới chỉ bước ra từ màn đêm.
Của những thế kỷ bất hạnh, chúng ta còn mang hình ảnh thù nghịch; Tất cả đều chôn vùi lại không tốt hơn ư?
Người kể chuyện đứng dậy, tập trung và gợi nhớ
Bình thản nhưng chắc chắn, anh ta đứng dậy và gợi nhớ Rằng một cuộc cách mạng siêu hình đã diễn ra.
Cũng vậy, những người Thiên chúa có thể đại diện cho các nền văn minh cổ, có thể hình thành một hình ảnh hoàn chỉnh của các nền văn minh cổ không thể đến được bằng cách đặt lại vấn đề nghi ngờ” [15, tr. 398] Ngược lại với sự thu hẹp điểm nhìn của ngôi kể thứ ba, ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ hai lại mở rộng khả năng thấu thị sự việc của mình. Một phần lớn cốt truyện của Hạt cơ bản dung chứa các sự kiện trong quá khứ của
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
nhân vật được kể lại bằng chính bản thân nhân vật đó. Khoảng cách thời gian đã giúp cho nhân vật có thể nhìn nhận, suy xét những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ của mình từ góc độ hiện tại. Ngoài ra, các sự kiện được tái hiện thông qua dạng thức hồi ức cũng dễ dàng liên hệ với các sự kiện và nhân vật khác. Vậy nên cho dù câu chuyện được diễn ra với ngôi kể thứ nhất thì sự giới hạn chủ quan của nhân vật – người kể chuyện cũng không quá lớn. Đặc biệt khi gắn liền với những sự kiện đó là cảm xúc, suy nghĩ, nhận định của bản người kể và những nhân vật xung quanh. Chúng ta có thể thấy điều này thông qua những câu chuyện kể của Bruno, Annabelle hay Christiane mà câu chuyện về trường cũ của Bruno là một ví dụ điển hình:
“Xuống khỏi tàu rồi đi ngang qua thành phố, anh rất kinh ngạc trước vẻ bé nhỏ và xấu xí của nó – nó hoàn toàn không có gì hấp dẫn. Khi đến Meaux vào tối chủ nhật, hồi anh còn nhỏ, anh có cảm giác như đang chui vào một địa ngục mênh mông. Thế mà không phải, đó chỉ là một địa ngục nhỏ xíu, không có một chút tính chất riêng biệt nào. Những ngôi nhà, những con đường… tất cả không hề gợi lên trong anh một điều gì; thậm chí trường trung học cũng đã được hiện đại hóa. Anh thăm lại những khu nhà kí túc, đã bị đóng cửa, chuyển thành bảo tàng lịch sử địa phương. Trong những căn phòng này trước kia những thằng bé khác từng đánh anh, làm nhục anh, chúng từng thích thú cười lên người anh và đái vào mặt anh, nhét đầu anh vào hố xí; tuy vậy, anh không còn cảm thấy chút tình cảm nào nữa, nếu có thì cũng chỉ là một nỗi buồn nhẹ, theo cách cực kì thông thường. “Đến cả Chúa cũng chỉ có thể làm những gì chưa từng” đâu đó một triết gia Thiên chúa khẳng định; nhìn những gì còn lại của tuổi thơ anh ở Meaux, điều đó dù sao cũng không đến nỗi khó khăn lắm” [15, tr. 260].
Rõ ràng, ở đây câu chuyện của Bruno được tái hiện lại có dáng vẻ của một người “đứng từ bên ngoài” nhìn về biến cố tuổi thơ của mình. Sự nhìn nhận bao quát gắn liền với cảm xúc giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
biến cố này. Có thể nói, sự thay đổi vai trò, tính chất của các ngôi kể trong
Hạt cơ bản trở thành một trong những điểm đóng góp đặc sắc cho nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết. Để các nhân vật trở thành những người nắm bắt thế giới của mình và luôn có những trải nghiệm tinh thần trong khi người kể chuyện toàn tri bị gián cách bởi một ranh giới đặc biệt, Michel Houellebecg đã khiến cho câu chuyện trong Hạt cơ bản trở nên lôi cuốn bởi tính kí ức chân thực của nó.