7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Giọng điệu trữ tình với nhiều sắc thái cảm xúc
Bên cạnh sự tồn tại của giọng điệu vô âm sắc thì giọng điệu trữ tình chính là giọng điệu chủ đạo của Hạt cơ bản. Việc ngôi kể liên tục di chuyển kéo theo sự thay đổi điểm nhìn đã tạo ra một giọng điệu trữ tình đặc sắc với sự tổng hòa của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Do đó, người đọc được dẫn dụ vào một thế giới các cung bậc xúc cảm với hỉ, nộ, ái, ố, bi, phẫn… của tiểu thuyết Hạt cơ bản.
Nồng ấm, trong sáng chính là sắc thái quan trọng đầu tiên của giọng điệu trữ tình trong Hạt cơ bản. Mặc dù số phận của các nhân vật trong Hạt cơ bản đều là khổ đau và bất hạnh nhưng điều đó không có nghĩa là niềm hạnh phúc của những nhân vật này bị triệt tiêu hoàn toàn. Trong cuộc sống đầy biến động của mỗi nhân vật đều có những quãng thời vui vẻ, hạnh phúc. Khi đó, giọng điệu trữ tình nồng ấm được Houellebecg sử dụng nhằm tái hiện một cách rõ nét những giây phút hạnh phúc ấy. Chúng ta bắt gặp giọng điệu nồng ấm trong những đoạn văn kể về tuổi ấu thơ của nhân vật Michel Djerzinski. Trước khi bước vào một cuộc sống với nỗi đau buồn hay trải dài trong sự cô đơn của những năm tháng tuổi trung niên Michel đã từng có tuổi thơ hạnh phúc. Đó là những buổi sáng mà cậu bé Michel “dậy thật sớm để chuẩn bị bữa sáng cho bà. Cậu làm một phiếu đặc biệt ghi thời gian hãm chè, số lát bánh mì phết bơ, và nhiều thứ khác nữa” [15, tr. 48] rồi “đắm chìm trong bộ sưu tập Hoàn Vũ (Bộ sách khoa học cho thiếu nhi) của mình. Trong đó viết về kháng lực của các chết, về hình dạng của các đám mây, về điệu nhảy của những con ong” [15, tr. 49]. Tận hưởng cuộc sống tuổi thơ với sự hồn nhiên, Michel có những “buổi chiều, cậu ngồi trong vườn. Tựa lưng vào cây anh đào, mặc quần đùi ngắn cũn, cậu cảm thấy cái nóng của mặt trời.Cậu đi xe đạp trong vùng
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
quê. Cậu đạp hết sức, thở đầy hai buồng phổi mùi vị của vĩnh cửu” [15, tr. 49]. Hay những giây phút ban đầu cùng với cô bạn gái Annabella đi xe đạp, “leo lên bờ biển Voulangis, rồi đi bộ qua những cánh đồng và khu rừng, cho đến một ngọn đồi nơi có thể nhìn được toàn bộ thung lung sống Morin Lớn. Họ bước đi trong đám cỏ, tìm cách hiểu nhau” [15, tr. 73]. Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, diễn tả những khoảnh khắc hồn nhiê, đầy trong sáng của trẻ thơ. Câu văn dài gồm nhiều vế. Mỗi vế câu giống như một câu thơ ngắn. Sự rung động, niềm hạnh phúc cũng được thể hiện rõ trong giọng điệu của những đoạn văn kể về cuộc gặp gỡ giữa Bruno và Christiane. Với Bruno, người mà cả cuộc đời đi tìm hạnh phúc trong khoái cảm tình dục và gần như chưa bao giờ đạt được sự thăng hoa trong quan hệ xác thịt của mình với một người phụ nữ thì việc gặp Christiane là niềm hạnh phúc lớn lao. Khi gặp Chris, Bruno đã cảm nhận được thế nào là niềm hạnh phúc, là sự rung động giữa hai thể xác chứ không đơn thuần là những giây phút khát khao nhục dục tầm thường: “Giờ đây những đám mây đã che mờ mặt trăng; người phụ nữ chỉ còn cách năm mươi xăng ti mét, nhưng anh vẫn chưa nhìn rõ các đường nét khuôn mặt cô ta. Một cánh tay cô đặc cao trên đùi anh, cánh tay kia ôm lấy vai… Anh rời khỏi bờ, buông thả vào cái ôm siết của cô… Tiếng ồn của nước, nhẹ nhõm ở phía trên, phía dưới vài xăng ti mét chuyển thành tiếng ầm ào. Những ngôi sao dịu dàng quay theo chiều thẳng đứng khuôn mặt cô… Cô nhẹ nhàng di chuyển hai bàn tay, anh cảm thấy rất mơ hồ những vuốt ve của cô, anh đang tan chảy hoàn toàn. Những sợi tóc dài vuốt ve bụng anh, rồi lưỡi của cô gái chạm vào đầu bite của anh. Toàn cơ thể anh run lên bần bật vì hạnh phúc… Anh nhắm mắt, thấy trong người lan chuyển những luồng run rẩy mê đắm. Tiếng ầm ào dưới mặt nước đã trở nên rất đáng tin cậy” [15, tr. 191]. Bruno như đắm mình vào trong một cõi thần tiên với ánh sáng, âm nhạc và sự mê đắm từ chính thân thể người con gái. Là một người xa lạ song Christiane mang đến cho Bruno một cơn sóng tình mới, nhẹ nhàng, êm ái nhưng cũng
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
không kém phần dữ dội. Lúc này, giọng điệu trữ tình với âm hưởng đầy chất thơ của người kể chuyện cũng chính là cảm xúc đang trào dâng trong lòng của Bruno. Sự tương đồng trong điểm nhìn của người kể chuyện với điểm nhìn nhân vật khiến cho giọng điệu trữ tình trở nên tự nhiên, tinh tế. Sự tinh tế này được thể hiện rõ nét trong một đoạn văn miêu tả về quan hệ tình dục. Người đọc không nhận thấy bất cứ sự gợn đục xác thịt nào trong cảm nhận của Bruno mà chỉ cảm nhận những rung cảm nhẹ nhàng song cũng đầy sâu lắng trong tâm hồn nhân vật. Để rồi từ đó, chính bản thân nhân vật Bruno thổ lộ: “Anh muốn sống với em. Anh có cảm giác là điều đó là đủ, rằng chúng ta đã quá bất hạnh như thế rồi, trong thời gian quá dài rồi. Sau này sẽ còn có bệnh tật, đau yếu và cái chết. Nhưng anh tin chúng ta có thể hạnh phúc, cùng nhau, cho đến kết cục. Dù thế nào đi nữa anh cũng muốn thử. Anh tin là anh yêu em” [15, tr. 306].
Tuy nhiên, cuộc sống của những nhân vật trong Hạt cơ bản vốn không hề bằng phẳng, lặng trôi trong âm hưởng hạnh phúc. Do đó, giọng điệu trữ tình của Hạt cơ bản không thể duy trì sắc thái trong sáng, nhẹ nhàng và hạnh phúc. Như một sự vận động tất yếu, cuộc sống vỡ òa với những khổ đau, bất hạnh. Từ đó, giọng điệu hoài nghi, bi quan đầy đau khổ hiện diện qua trong những câu chữ. Những kỉ niệm buồn đau của Bruno được kể bằng giọng điệu vừa đau đớn vừa tức giận: “Kỷ niệm đầu tiên Bruno còn nhớ là vào năm lên bốn tuổi; đó là kỷ niệm về một sự nhục nhã… Một buổi chiều thu, cô giáo dạy cho các cậu bé tết vòng lá. Những cô bé gái chờ đợi, ngồi duỗi chân trên mặt đất, đã có dấu hiệu của sự nhẫn nhục ngu ngốc của giống cái; phần lớn mặc váy trắng… Cậu không tiến triển được tí nào, lá cứ rách mãi, tất cả be bét trong tay cậu […]. Làm thế nào giải thích mà không cần đến chiếc vòng lá? Cậu bật khóc vì giận dữ; cô giáo không đến giúp cậu” [15, tr. 57]. Có khi, người kể chuyện ở ngôi thứ ba đồng cảm, thấu hiểu tâm trạng của các nhân vật và cất lên giọng điệu hoài nghi, buồn bã trước những dự cảm không tốt về
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
tương lai: “Cả hai đều biết họ đang sống cái quan hệ con người thực sự cuối cùng của cuộc đời, và cảm giác này tạo ra một cái gì đó đau đớn cho mỗi phút giây của họ […] thường xuyên nhất họ cảm thấy một bóng tối nhợt nhạt đang lan tỏa trong họ, trên mặt đất đang nâng đỡ họ, và trong tất cả mọi thứ họ đã thoáng thấy kết cục”. [15, tr. 328]. Song cũng có lúc nhân vật lại tự bộc lộ những nỗi niềm của chính bản thân mình. Annabelle, người con gái gắn liền với những kí ức tuổi thơ của Michel thổ lộ: “Em biết là đã rất muộn, nàng nói. Nhưng em vẫn muốn thử. Em còn giữ ở đây cái thẻ đi tàu của năm học 74 – 75, năm cuối cùng chúng mình cùng nhau đến trường trung học. Mỗi lần nhìn nó em lại muốn khóc. Em không hiểu bằng cách nào mà mọi việc lại có thể rối tinh lên. Em không sao chấp nhận được điều đó” [15, tr. 325]. Trong lời kể của cô có sự khổ đau, có cái tiếc nuối và cả những hoài nghi về cả những điều đã xảy ra trong quá khứ. Giọng điệu hoài nghi không ít lần được cất lên trong
Hạt cơ bản: “Ở đâu đó người ta đã phạm phải một nhầm lẫn nào đó” [15, tr. 59]; “Hẳn đã có nhầm lẫn gì đó. Ở đâu đó người ta đã phạm phải một nhầm lẫn nào đó” [15, tr. 59]. Và cùng với sự hoài nghi là những lời lẽ cay nghiệt đến độc địa: “Nói tóm lại, bọn họ chơi trò làm tình tập thể, với hai hoặc ba thằng đàn ông, có khi còn nhiều hơn với những con mụ động cỡn, rồi bọn họ đẻ ra một nhóc con, sau đó thì lăn vào việc nhà, học nấu bếp theo tạp chí Marie Claire” [15, tr. 200]. Sự hoang mang về cuộc sống, lối đi cho cuộc đời, sự đánh mất niềm tin vào hạnh phúc tương lai cũng như những khổ đau bế tắc của các nhân vật trong Hạt cơ bản đã được thể hiện rõ nét qua giọng điệu buồn đau và hoài nghi.
Sắc thái cảm xúc chủ đạo tiếp theo của giọng điệu trữ tình trong Hạt cơ bản chính là sắc thái đồng cảm. Các nhân vật trong Hạt cơ bản tưởng chừng như có cuộc sống tách rời, phân rã đến cùng cực nhưng trên thực tế, giữa các nhân vật này vẫn luôn có sự đồng cảm, chia sẻ lẫn nhau. Giọng điệu đồng cảm có thể nhận thấy một cách trực tiếp trong ngôn ngữ - lời thoại nhân vật
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
này dành cho nhân vật khác: “Em tin anh. Em có cảm giác anh là người dễ mến. Ích kỷ và dễ mến” [15, tr.194]. Hoặc thông qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba: “Bruno cũng nhận ra người em cùng mẹ khách cha của mình đang ở vào tình trạng còn bi đát hơn mình. Hai người thường đi uống cà phê với nhau; Michel mặc áo anorak và đội những chiếc mũ kì cục, không biết chơi bi lắc; thường chỉ có Bruno nói, Michel không động đậy, và ngày càng nói ít đi; cậu nhìn Annabelle với một con mắt chăm chú và trơ ì”. [15, tr. 96].
Những sắc thái tình cảm khác nhau của giọng điệu trữ tình không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà có sự đan xen, hòa trộn vào nhau. Trong nhiều lời kể, chúng ta nhận thấy có sự xuất hiện của nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau: “Mùa hè năm 76 có lẽ là giai đoạn tàn khốc nhất của cuộc đời Bruno, khi đó vừa bước vào tuổi hai mươi. Mùa hè thật nực nội, đêm đến cũng không mang lại chút mát mẻ nào; xét về khoản nóng, mùa hè năm 76 đã đi vào lịch sử. Các cô gái mặc váy ngắn trong suốt, mồ hôi dính đầy người họ. Cậu bước đi hàng ngày trời ngoài phố, mắt lồi ra vì thèm khát. Đêm đến, cậu bật dậy, đi lang thang trong Paris, dừng lại ở các quán cà phê, đứng rình mò trước lối vào các sàn nhảy. Cậu không biết nhảy. Cậu thường xuyên thủ dâm. Cậu có cảm giác giữa hai chân mình có một mẩu thịt sùi lên và thối ra, bị lũ sâu bọ ăn thủng […] Đêm đến, cậu ngắm mình trong gương. Tóc cậu dính bê bết vào đầu, bắt đầu thưa thớt dần ở phía trước; những nếp nhăn ở bụng nhìn rất rõ xuyên qua áo ngủ. Cậu bắt đầu lui tới các sex shop và peep – show, nhưng kết quả là nỗi đau khổ của cậu ngày càng to lớn hơn. Lần đầu tiên, cậu cầu cứu gái mại dâm” [15, tr. 220 - 221]. Rõ ràng, không chỉ có một sắc thái đơn lẻ của giọng điệu trong đoạn văn nói trên. Người đọc nhận thấy được giọng kể vừa lạnh lùng, thờ ơ xen lẫn với mỉa mai nhưng cũng không kém phần đau khổ và xót thương cho bi kịch của Bruno.
Có thể nói rằng, giọng điệu trữ tình với nhiều cung bậc cảm xúc chính là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của tiểu thuyết Hạt cơ bản. Giọng
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
điệu không đơn thuần chỉ là phương tiện biểu đạt nội dung mà nó còn là một trong những yếu tố quan trọng của văn bản nghệ thuật để thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm cũng như truyền tải thông điệp, ý nghĩa mà tác giả muốn nói đến. Chính bởi vậy, việc xây dựng giọng điệu trữ tình nhiều sắc thái cảm xúc bên cạnh một giọng điệu vô âm sắc, Michel Houellebecg đã góp phần tạo ra sự hòa quyện độc đáo trong giọng điệu kể chuyện của tiểu thuyết Hạt cơ bản.
Một tác phẩm tưởng chừng như khô khan với giọng kể lạnh lùng thực chất lại là một câu chuyện đậm chất người và giàu tính nhân văn cao độ với giọng điệu trữ tình nhiều cảm xúc. Đằng sau những câu văn sắc lạnh đầy mỉa mai cay nghiệt, hoài nghi và đau đớn, lại chính là niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống tốt hơn cho con người.