Sự pha trộn giữa hai giọng điệu chủ đạo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 68)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.Sự pha trộn giữa hai giọng điệu chủ đạo

Giọng điệu vô âm sắc và giọng điệu trữ tình với nhiều sắc thái cảm xúc dù là giọng điệu của hai tuyến nội dung chạy song song với nhau trong Hạt cơ bản nhưng hai giọng điệu này không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà có sự liên kết, chuyển hóa cho nhau trong tác phẩm. Sự chuyển hóa của hai loại giọng điệu này trước hết bắt nguồn từ chính sự cài cắm, đan xen của những phân đoạn về khoa học trong cốt truyện tự sự. Trong đoạn văn miêu tả về niềm hạnh phúc lúc trẻ thơ của Michel Djerzinski, trong khi cùng với người chị họ nô đùa trên bãi cỏ để rồi bị mẩn ngứa khắp người, tác giả đã rất nhanh chóng chuyển hướng câu chuyện sang phân tích rất chi tiết và cụ thể về loại mạt gà dưới góc độ khoa học: “Đó là mùa hè năm 1967. Cô nắm tay cậu và xoay cậu quay xung quanh, rồi họ ôm nhau lăn lộn trên bãi cỏ mới xén. Cậu dựa vào bầu ngực nóng hổi của cô chị; cô chị mặc một chiếc váy ngắn. Ngày hôm sau cả hai bị mọc những mụn nhỏ màu đỏ, ngứa ngáy khủng khiếp. Thrombiduim holosericum, tên khoa học của con mạt gà, có rất nhiều trong cỏ mùa hè. Đường kính của nó vào khoảng hai milimet. Người nó dày, nung núc thịt, khum khum màu đỏ tươi. Nó cắm vòi vào da các động vật có vú, gây ra

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

những ngứa ngáy hết sức khó chịu. Linguatulia rhinaria, hay nhện giun, sống trong lỗ mũi và xoang mũi hoặc hàm chó, đôi khi ở cả người. Phôi của nó hình ô van, có đuôi đằng sau; miệng nó có một bộ máy nhai nghiền. Hai bên (là hai mỏm cụt) có những móng vuốt dài. Con trưởng thành màu trắng, có hình ngọn dáo, dài từ 18 đến 85 milimet. Thân hình nó dẹt, trong suốt, nhiều vòng tròn phủ đầy kitin nhọn hoắt” [15, tr. 51]. Sự chuyện hướng hết sức đột ngột giữa hai loại trần thuật trong trong đoạn văn trên tưởng chừng như hết sức vô lí khi người đọc đang chìm vào cảm xúc hồn nhiên ngây thơ, trong sáng của tình cảm trẻ con với giọng điệu hạnh phúc thì lại đột nhiên bẻ quặt kiến thức khoa học với giọng điệu vô âm sắc. Tuy nhiên, chính những sự chuyển hướng tự sự và thay đổi giọng điệu đột ngột này khiến cho đoạn văn trở nên hấp dẫn hơn. Tính chất phi lí được giảm thiểu khi phần kiến thức khoa học thực chất là để giải thích vì sao Michel và người chị họ bị ngứa. Tính “hạt cơ bản” trong của nhìn của Michel Houellebecg cũng qua đó mà được thể hiện một cách rõ nét. Sự đổi giọng cũng khiến người đọc cảm thấy hứng thú hơn trong việc tìm hiểu: điều gì đang diễn ra, sẽ diễn ra đằng sau cú nhảy bất chợt của những kiến thức khoa học khô khan vào một câu chuyện văn chương. Và người đọc luôn ở trong trạng thái “buộc” phải theo dõi, nắm bắt câu chuyện nếu không muốn lạc đường bởi các thông tin “vệ tinh”, vừa quấy nhiễu, vừa gắn kết cho nội dung cốt truyện.

Đôi khi giọng điệu trữ tình với nhiều cảm xúc lại được bộc lộ rõ trong những nội dung mang tính triết lý, khoa học: “Linh dương và hoẵng, những động vật có vú yếu ớt, ngày ngày phải sống trong nỗi khiếp sợ. Sư tử và báo sống trong trạng thái lờ đờ u mê điểm xuyết bằng những thời điểm bùng nổ ngắn ngủi của sự hung dữ. Chúng giết, xé xác, nhai ngấu nghiến những con thú yếu hơn, già nua hoặc bị ốm; sau đó chúng trở lại cơn mê ngủ ngu ngốc, chỉ bị khuấy động bởi sự tấn công của những loài kí sinh trùng gặm nhấm từ bên trong” [15, tr. 54]. Nhân vật trung tâm lúc này

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

là những cá thể, vừa được đặt trong thế giới khoa học vừa tồn tại trong một cốt truyện sáng tạo: “Michel sống trong một thế giới chính xác, yếu ớt về mặt lịch sử nhưng được điều tiết bởi nhiều buổi lễ thương mại – giải đấu Roland Garros, Noel, ngày 31 tháng Chạp, mỗi năm hai lần nhận được những catalogue 3 Suisses” [15, tr. 169]. Vậy nên, xúc cảm của nhân vật đôi lúc là sự căm phẫn, đau xót trước sự nhìn nhận tổng quát về thế giới tự nhiên, về xã hội sống của con người: “Michel run lên vì phẫn nộ và cũng cảm thấy hình thành trong mình một niềm tin không thể lay chuyển: xét tổng thể cái thiên nhiên hoang dại hoàn toàn chỉ là một điều ngu xuẩn đáng nhục nhã; xét tổng thể cái thiên nhiên hoang dại đó là một sự tàn phá hoàn toàn, một lò thiêu mang tầm vũ trụ - và sứ mệnh của con người trên Trái Đất có lẽ là hoàn thành cái lò thiêu đó” [15, tr. 55].

Đặc biệt, cả Michel Djerzinski và Bruno Clement đều có trở thành những đối tượng giao thoa giữa thông tin khoa học – giọng điệu vô âm sắc với cốt truyện tự sự - giọng điệu trữ tình nhiều cảm xúc trong những thời khắc chứng kiến sự sống chết của người thân mình. Với Michel Djerzinski thì đó là sự ra đi của bà nội mình: “Michel đang nằm cuộn mình dưới chân giường. Mắt cậu hơi lồi ra. Khuôn mặt cậu không phản chiếu gì giống với sự buồn rầu hay tình cảm nào đó của con nguời. Khuôn mặt cậu đầy vẻ kinh hoàng của thú vật và hạ đẳng” [15, tr. 129]. Với Bruno Clement thì đó là nỗi đau mất ông ngoại: “Năm 1961, ông ngoại mất. Dưới cái khí hậu của Trái đất chúng ta, một cái xác động vật có vú hoặc chim chóc thoạt tiên hấp dẫn các loài ruồi (Musca, Curtonevra); và ngay cả khi sự phân rã đạt đến một mức độ nào đó, rất nhiều các sinh vật khác nhảy vào cuộc chơi, đặc biệt là loài Calliphora và Lucilia” [15, tr. 58]. Cả hai nỗi đau đã khiến Bruno Clement và Michel Djerzinski trở thành một thể thức khác, lai tạp, ở giữa trạng thái con người và khoa học: rất nhỏ bé, hữu hình và rất trừu tượng, vô hình. Đây cũng là một đặc điểm cho thấy tính “hạt cơ bản” trong hai nhân vật Michel và Bruno.

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Giọng điệu lúc này có sự pha trộn giữa trữ tình và vô âm sắc. Michel Djerzinski đã từng nhận xét về người anh trai cùng cha khác mẹ của mình bằng giọng điệu pha trộn giữa triết lý khoa học và nhìn nhận cảm tính của con người: “Nếu Bruno lại lần nữa thấy cần quay trở lại thất bại cuộc đời mình, thì có khả năng anh đang hy vọng một điều gì đó, một khởi đầu mới; đó có thể là một dấu hiệu tốt” [15, tr. 233]. Hay như cách tự nhận định của Bruno Clement về mình: “Vũ trụ của giới tiểu tư sản, vũ trụ của những người làm công và công chức hạng vừa dễ tính hơn, nồng nhiệt hơn và rộng mở hơn vũ trụ những kẻ bên lề xã hội, mà thời đó hippie là đại diện […] Ngược lại, tôi không tài nào đóng giả thành một kẻ ngoài lề cho được: tôi không đủ trẻ, cũng không đủ đẹp, cũng không đủ cool… Nói ngắn gọn tôi không được tự nhiên cho lắm, nghĩa là không được animal cho lắm – và ở đây vấn đề là một thứ ẩn tì không thể chữa lành: dù tôi có nói gì, dù tôi có làm gì, dù tôi có mua gì, tôi vẫn không khi nào có thể vượt qua được sự kém cỏi này, bởi nó có tất cả sự hung dữ của một kẻ tàn tật bẩm sinh” [15, tr. 85 - 86]. Rõ ràng, sự tổng hòa của cả hai giọng điệu: vô âm sắc – trữ tình cũng được bộc lộ rất rõ trong cách nói của nhân vật Bruno.

Một bằng chứng nữa cho sự nối kết chặt chẽ giữa giọng điệu vô âm sắc và giọng điệu trữ tình nhiều sắc thái cảm xúc chính là sự xuất hiện của những đoạn trữ tình ngoại đề và các bài thơ trong Hạt cơ bản. Tiểu thuyết Hạt cơ bản được kết cấu như một cuốn sách với ba phần lớn ngoài phần “Mở đầu” và “Đoạn kết”. Trong mỗi phần lớn, tác phẩm tiếp tục được chia ra thành các phân đoạn nhỏ hơn có đánh số thứ tự. Một số phân đoạn ngoài số thứ tự còn có tên đi kèm. Việc đánh số thứ tự này là sự phân chia kết cấu tự sự của tác phẩm theo dụng ý của người viết. Vậy nên, việc xuất hiện các đoạn luận thuyết khoa học đóng vai trò là trữ tình ngoại đề ở một số đoạn lại càng đáng để lưu tâm. Không phải phân đoạn được đánh số nào cũng được đặt tên và không phải phân đoạn được đặt tên nào cũng có những đoạn trữ tình ngoại đề.

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Cả tác phẩm có 6 trữ tình ngoại đề. Đáng lưu ý ở đây là, chỉ có những phân đoạn được đặt tên, mới có những đoạn trữ tình ngoại đề này. Trữ tình ngoại đề và tên phân đoạn gần như đóng vai trò cốt yếu trong việc định hướng phần nào nội dung sẽ được phản ánh trong phân đoạn đó. Không những vậy, những trữ tình ngoại đề này lại thường là những lý thuyết khoa học. Ví như, ở trang 211, phân đoạn 10, tên phân đoạn: Julian và Aldous có trữ tình ngoài đề:

Khi phải biến đổi hay đổi mới học thuyết nền tảng, các thế hệ bị hy sinh để tiến hành sự biến đổi đặc biệt xa lạ với bối cảnh đó, và thường xuyên trở thành thù địch với nó

(Auguste Comte – Kêu gọi những người bảo thủ) Hay như ở phân đoạn 16, với tiêu đề; “Vì một mỹ học của sự tự nguyện tốt lành”, có trữ tình ngoại đề:

“Ngay khi bình minh ló rạng, những cô gái trẻ sẽ đi hái hoa hồng. Một luồng gió của trí tuệ thổi qua những thung lũng nhỏ, những thủ đô, làm chấn động trí tuệ của những nhà thơ nhiệt thành nhất, làm rơi xuống những tấm bảo vệ của những chiếc nôi, của những vương miện cho tuổi trẻ, của những niềm tin bất tử của những người già”

(Lautreamont – Poesies II) [15, tr. 292] Đến phân đoạn 22 với tên Saorge – Bến cuối, có trữ tình ngoại đề:

“Thông tin quảng cáo, quá chú trọng việc hấp dẫn thị trường những người trẻ, thường xuyên lạc vào các chiến lược trong đó tuổi tác bị xem xét bằng cao ngạo, hài hước và nực cười. Để bù lại thiếu sót đó của xã hội, cần biến mỗi người bán hàng thành một đại sứ đối với những người có tuổi”

(Corinne Megy – Khuôn mặt thật của những người quan trọng) [15, tr. 342] Những đoạn văn trên, dù đều là những đoạn cung cấp thông tin đơn thuần, không mang sắc thái cảm xúc nhưng khi gắn kết với nội dung của phân đoạn đó thì nó lại trở thành một đoạn văn có âm hưởng trữ tình lớn, mang theo những sắc thái tình cảm có giá trị liên đới đến nội dung tâm trạng của

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

nhân vật chính và những nhân vật liên quan. Khi đó, những đoạn văn này đã mang theo một giọng điệu ẩn tàng đối lập hoàn toàn với “diện mạo”, hình thức của nó. Có thể lấy trữ tình ngoại đề của phân đoạn 22 với tên “Bến cuối” là một ví dụ. Đây là một nhận xét về thực trạng của những chiến dịch quảng cáo trong việc xác định đối tượng và độ tuổi – một vấn đề tưởng chừng như không hề liên quan đến nội dung câu chuyện được kể trong Hạt cơ bản. Tuy nhiên, khi xét đến nội dung của phân đoạn với biến cố chính là mẹ của Bruno, Michel đã mất, gây ra những xáo trộn tâm lý của cả hai thì người đọc hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên, đoạn nhận xét đó nằm ở vị trí mở đoạn như một lời tiên đoán về số phận của người đàn bà này.

Ngoài các trữ tình ngoại đề, trong Hạt cơ bản còn có sự xuất hiện của 10 bài thơ với dung lượng khác nhau. Có những bài thơ như một trữ tình ngoại đề của tác giả:

“Giờ đây ngày qua ngày chúng ta thực hiện Điều với họ từng là bất khả nhập và tuyệt đối,

Chúng ta coi như là cái gì đó hoàn toàn đơn giản và dễ hiểu Tuy thế, chúng ta không khinh khi những con người đó; Chúng ta biết rằng chúng ta nợ họ những giấc mơ,

Chúng ta biết rằng sẽ chẳng là gì nếu không có sự chằng chịt những đớn đau và niềm vui từng xây nên cuộc đời họ

Chúng ta biết rằng họ mang hình ảnh của chúng ta khi họ đi qua sự hận thù và nỗi sợ, khi họ va phải nhau trong bóng tối” [15, tr.19]

Song cũng có bài thơ là lời của nhân vật. Và đây là bài thơ của nhân vật Bruno viết về gia đình:

Vẫn có những gia đình, ở mức độ nào đó (Những lóe sáng giữ những kẻ vô đạo

Những lóe sáng tình yêu ở tận cùng sự buồn nôn), Không thể biết

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Những lóe sáng đó lóe lên như thế nào. [15, tr.249]

Sự phong phú trong ngôi kể kéo theo sự đan chéo của điểm nhìn và tạo nên hiệu ứng đa thanh trong giọng điệu. Chính điều đó đã tạo cho tác phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạt cơ bản của Michel Houellebecg mang theo một loạt các hiệu ứng khác nhau khi độc giả tham gia vào một câu chuyện mà ở đó, yếu tố thực – hư lẫn lộn. Sự chân thật của câu chuyện được hiện lên do sự luân chuyển của các ngôi kể và điểm nhìn. Thế giới nội tâm, tính cách của mỗi nhân vật cũng được bộc lộ một cách rõ nét hơn với sự đa dạng ngôi kể này. Các nhân vật không chỉ được nhìn nhận từ bên ngoài với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba mà còn có khả năng tự bộc lộ cảm xúc của bản thân thông qua ngôi kể thứ nhất của chính mình. Cùng với đó là sự trao đổi suy nghĩ, xúc cảm thông qua ngôi kể giao tiếp thứ hai. Không những vậy, giọng điệu vô âm sắc được kết hợp hài hòa với giọng điệu trữ tình nhiều cảm xúc đã giúp cho tác phẩm thể hiện được một cách rõ nét tinh thần nhân văn sâu sắc của tác giả, Michel Houellebecg.

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Chương 3

KHÔNG GIAN ĐA DIỆN VÀ THỜI GIAN ĐA CHIỀU 3.1. Không gian đa diện

Mỗi tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng như một không gian khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô hạn là thế giới xã hội bên ngoài tác phẩm. Bởi thế, một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết là tạo lập được một không gian mang đặc trưng riêng biệt trong đó phản ánh thế giới quan của người viết, đồng thời tạo dựng môi trường sống cho các nhân vật với các biến cố. Trong Hạt cơ bản, tác giả đã rất ý thức việc xây dựng cho tác phẩm của mình một không gian sống riêng biệt, đặc trưng cho các nhân vật. Dù được “giới hạn” là câu chuyện về cuộc đời của một con người song thực chất Hạt cơ bản đã tạo lập một hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú. Vậy nên, Michel Houellebecg đã thiết lập nên một không gian sống tương đồng, có sức dung chứa số lượng nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Không gian trong Hạt cơ bản là sự hòa trộn của không gian thực với không gian tượng trưng.

3.1.1. Không gian thực

Không gian thực trong tác phẩm văn học là môi trường sống của các nhân vật với tất cả các yếu tố giống như một môi trường thực bên ngoài xã hội. Để phục vụ cho ý đồ biểu hiện nội dung của mình một cách tốt nhất, các yếu tố của môi trường – không gian xã hội sẽ được tác giả lựa chọn, biến đổi và đưa vào tác phẩm của mình, nhằm tạo ra một không gian sống vừa sống động như hiện thực song lại cũng mang những nét đặc trưng rất riêng của tác phẩm văn học. Trong Hạt cơ bản, không gian thực được kết cấu như một không gian xã hội thực sự với tất cả các yếu tố phong phú của nó.

Trong một yêu cầu về sự phổ quát và đảm bảo tính chân thực cho nội dung cũng như đạt được mục đích trong giá trị phản ánh nên không gian trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 68)