Thời gian tương lai giả tưởng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 88)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Thời gian tương lai giả tưởng

Tiểu thuyết Hạt cơ bản được viết theo lối kết cấu “giả” một cuốn sách. Cuốn sách này được “gửi” đến từ tương lai bởi thế hệ “hậu nhân loại” với ngôi xưng “chúng ta”. Thời gian mà “cuốn sách” Hạt cơ bản được viết ra với những câu chuyện về Michel Djerzinski, Bruno Clement,… là năm 2079. Xét trên mối quan hệ với thời gian thực tế mà Michel Houellebecg viết Hạt cơ bản cũng như mối tương quan với thời gian hiện tại (2011) thì mốc thời gian 2079 trong tiểu thuyết Hạt cơ bản là thời gian tương lai với tính chất giả tưởng. Houellebecg đã mở rộng tối đa chiều kích thời gian về phía trước, lựa chọn một thời điểm cách xa so với thời gian cuộc sống thực tại để làm thời gian hiện tại trong tác phẩm của mình. Việc lựa chọn điểm mốc thời gian kể chuyện là thời gian tương lai giả tưởng đã giúp cho Houellebecg tự thiết lập trong Hạt cơ bản một xã hội hoàn toàn mới – xã hội “hậu nhân loại”. Theo đó, vào thời điểm 2079, một xã hội hậu nhân loại với những con người nhân bản vô tính đã được hình thành dựa trên sự kiến tạo ban đầu của Michel Djerzinski. Con người được sinh ra theo phương pháp truyền thống – thế hệ

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

cũ đã biến mất. Giờ đây, từ thời gian tương lai, con người nhân bản vô tính nhìn nhận lại về số phận của Michel Djerzinski và những người thuộc thế hệ cũ với những câu chuyện của họ. Do đó, điểm mốc thời gian 2079 lại đảm nhận vai trò là thời gian hiện tại của câu chuyện được kể. Đặc tính hiện tại của thời gian tương lai giả tưởng này được khẳng định với đại từ thời gian: “giờ đây”, “ngày nay”. Đại từ này được nhắc lại nhiều lần trong phần Mở đầu và Đoạn kết của tác phẩm:

“Giờ đây chúng ta được ở bên cạnh dòng sông, Trong những buổi chiều chan chứa

Giờ đây ánh sáng quanh cơ thể chúng ta đã trở nên hiện hữu, Giờ đây chúng ta đã đi đến đích” [15, tr. 19]

Hay:

“Ngày nay, gần năm mươi năm sau, thực tế đã khẳng định tầm nhìn xa của Hubczejak - ở mức độ mà có lẽ chính ông khi đó cũng không ngờ tới” [15, tr. 426].

Thời gian tương lai giả tưởng trở thành thời gian hiện tại đã đẩy lùi thời gian của câu chuyện được kể (câu chuyện của Michel Djerzinski bắt đầu từ năm 1998) về quá khứ. Trong khi đó, ở thời điểm câu chuyện diễn ra vào năm 1998 thì các nhân vật liên tục có những hồi tưởng về tuổi thơ của mình. Vậy nên, mốc thời gian tuổi của nhân vật được đẩy về một nấc nữa: quá khứ của quá khứ. Câu chuyện do đó được kể hai lần gián tiếp. Điều này khiến cho độ dãn cách giữa người kể chuyện “chúng ta” với nhân vật “con người của loài cũ” được nới rộng. Câu chuyện sẽ mang tính kí ức với dòng thời gian hồi ức. Mọi câu chuyện về Michel Djerzinski nói riêng và con người cũ nói chung nay chỉ còn là những kỉ niệm trong quá khứ mà thôi. Bởi vậy, thời gian tương lai giả tưởng đã tạo ra những “âm hưởng khác lạ” trong Hạt cơ bản. Trong phần Mở đầu của tác phẩm có viết: “Cuốn sách này trước hết là câu chuyện về một con người đã sống phần lớn cuộc đời mình ở Tây Âu nửa sau thế kỷ

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

XX […]. Đất nước nơi ông sinh ra, chậm rãi nhưng không thể đảo ngược, rơi vào vùng kinh tế của những nước kém phát triển; thường xuyên bị sự khốn cùng rình rập, con người của thế hệ ông còn phải sống trong cảnh cô đơn và cay đắng. Tình yêu, sự dịu dàng và nhân ái gần như đã biến mất hẳn; trong quan hệ với nhau những người cùng thời với ông thường xuyên tỏ ra bàng quan, thậm chí tàn bạo”. Thời gian tương lai giả tưởng giữa vị trí thời gian hiện tại tạo nên tính kí ức rất rõ cho câu chuyện được kể:

“Giờ đây chúng ta đã đi đến đích

Và chúng ta đã để lại sau lưng mình vũ trụ của sự chia cắt, Vũ trụ tinh thần của sự chia cắt,

Để tắm mình trong niềm vui bất động và dạt dào Của một quy luật mới

Giờ đây, Lần đầu tiên,

Chúng ta có thể dò tìm lại kết cục của trật tự cũ” [15, tr.19]

Ngoài việc tạo ra dòng thời gian kí ức hay âm hưởng khác lạ trong giọng điệu, thời gian kể chuyện là thời gian tương lai giả tưởng còn góp phần đem đến tính chính xác cho thời gian của câu chuyện được kể. Khi thời gian của câu chuyện được kể là quá khứ với một sự giãn cách lớn với thời gian kể chuyện thì việc điểm lại quá khứ bắt buộc phải sử dụng những mốc thời gian cụ thể. Chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm này của thời gian trong Hạt cơ bản. Chúng tôi liệt kê một số ví dụ tiêu biểu:

“Nói một cách chung hơn, phong trào ủng hộ tự do hóa quan hệ vào năm 1974 có được những thành công quan trọng. Ngày 20 tháng Ba ở Paris câu lạc bộ Vilatopp đầu tiên được mở cửa, nó sẽ đóng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực thể hình và sùng kính cơ thể. Ngày 5 tháng Bảy thông qua đạo luật đưa tuổi chịu trách nhiệm hành vi xuống mười tám, ngày 11 là luật ly hôn với sự đồng thuận chung – điều khoản ngoại tình biến mất khỏi bộ Luật hình

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

sự. Cuối cùng, ngày 28 tháng Mười một, đạo luật Veil cho phép phá thai đã được thông qua” [15, tr. 98].

“Về giai đoạn đó Michel còn giữ được một bức ảnh, chụp trong khu vườn bố mẹ của Annabella, vào kì nghỉ Phục sinh năm 1971. Bố nàng giấu trứng phục sinh trong lùm cây và những đám hoa. Trong ảnh, Annabelle đứng giữa một khóm cây liên kiều, nàng vén cành lá tìm kiếm những quá trứng với dáng điệu nghiêm trang cảu trẻ con” [15, tr. 81].

“Tháng 9 năm 1972, Michel vào học lớp mười ở trường trung học Meaux. Annabelle vào học lớp chính, nàng còn một năm nữa ở tiểu học. Cậu đi học về bằng tàu, dừng ở Esbly để chuyển sang ô tô ray. Thường thì cậu đến Crecy vào lúc 18h33, Annabelle đợi cậu ở ga. Họ bước đi bên nhau, dọc những con kênh của thành phố nhỏ” [15, tr. 83].

“Vào một lần đi học tiếng tháng Bảy năm 1972 ở Traunstein, một thành phố nhỏ vùng Bavare gần biên giới nước Áo,…” [15, tr. 91].

Các mốc thời gian được đưa ra đều có những thông số chính xác, cụ thể về ngày, tháng, năm và đi kèm với sự kiện. Chính đặc điểm này khiến cho tính tin cậy của câu chuyện trong Hạt cơ bản được nâng lên cao hơn. Các sự kiện được đưa gắn liền với thời gian xác định tạo nên tính tiểu sử - lịch sử rõ nét cho tác phẩm: “Vào tháng Bảy năm 1974 đó, bố của Bruno mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự xuống dốc” [15, tr.103]. Sự chính xác về các thời điểm thời gian không chỉ ở các sự kiện đối với các nhân vật và còn với cả các sự kiện thông tin: “Vào đầu năm tài chính 1984, trong cuộc họp toàn thể hàng năm, Frederic Le Dantec đề nghị một thay đổi có thể sẽ đảm bảo sự phồn vinh của địa điểm” [15, 140].

Thời gian tương lai giả tưởng đảm nhận vai trò của thời gian hiện tại là một trong những đặc điểm độc đáo mà Michel Houellebecg đã tạo dựng trong vấn đề thời gian của tiểu thuyết Hạt cơ bản. Thời gian tương lai giả tưởng mang đến cho người đọc một sự liên tưởng thích thú với những điều chưa thể

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

nắm bắt. Đồng thời, nó cũng là nguyên cớ đẩy lùi thời gian của câu chuyện được kể về quá khứ với những lớp lang tiếp theo đó, tạo ra “độ sâu” kí ức cho tác phẩm. Hơn nữa, mặc dù lấy thời gian tương lai giả tưởng là điểm mốc để kể chuyện nhưng Houellebecg cho thấy rằng, cái mà ông hướng đến chính là quá khứ và hiện tại. Thời gian tương lai giả tưởng chính là cái cớ tuyệt vời để Michel Houellebecg soi chiếu hiện tại trong đó bằng một con mắt khách quan, chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)