Thời gian vặn xoắn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 92)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thời gian vặn xoắn

Thời gian trong tiểu thuyết hiện đại không chỉ là những đại lượng đo dòng chảy của thời gian một cách đơn thuần. Thời gian còn là phương thức nghệ thuật được người viết sử dụng để tạo dựng hệ thống cốt truyện hay truyền tải những nội dung ý nghĩa mà mình muốn thể hiện. Bởi vậy, thời gian chính là một trong những cách thức vận hành cốt truyện độc đáo. Trong Hạt cơ bản, Houellebecg đã tạo dựng một kết cấu tự sự riêng biệt thông qua quá trình “vặn xoắn” thời gian cốt truyện.

Hạt cơ bản có thời gian cốt truyện kéo dài từ năm 1882 với đến năm 2079 trên thời gian văn bản là 428 trang. Tuy nhiên, khoảng thời gian 197 năm này không tuân theo dòng chạy tịnh tiến trong tác phẩm mà có sự đảo chiều, vặn xoắn các khoảng thời gian vào nhau. Do tính chất đặc biệt của thời gian tương lai giả tưởng cũng như quá trình đẩy lùi mốc thời gian trong Hạt cơ bản khá phức tạp nên chúng tôi tiến hành lập mốc thời gian tương ứng với các thì của thời gian như sau:

- Năm 2079: Thời gian hiện tại (HT)

- Năm 1998 đến trước năm 2079: Thời gian quá khứ (QK1)

- Năm 1882 đến trước năm 1998: Thời gian quá khứ xa (Quá khứ của quá khứ - QK2)

Cùng với đó, để tiện theo dõi, đối chiếu và so sánh, chúng tôi lập bảng thống kê thời gian cốt truyện, thời gian văn bản cùng thì của toàn tác phẩm Hạt cơ bản:

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

STT PHẦN CHƯƠ

NG

SỰ KIỆN TRUNG TÂM THỜI GIAN

VĂN BẢN (trang đến trang) THỜI GIAN SỰ KIỆN (năm) THÌ

1 MỞ ĐẦU Giới thuyết về Michel Djerzinski 15 – 20 2079 HT

2 Phần thứ

nhất VƯƠNG QUỐC ĐÁNH MẤT

1 Michel Djerzinski nghỉ việc 23 - 27 1998 QK1

2 Cuộc gặp gỡ của Michel và Desplechin 27 - 33 1998 QK1

3 Những ngày nghỉ ngơi đầu tiên của Michel 34 - 37 1998 QK1

4 Sự ra đời của Bruno và Michel 37 - 48 1882 - 1964 QK2

5 Tuổi thơ Michel 48 - 50 1968 QK2

6 Tuổi thơ Michel 50 - 57 1967 - 1970 QK2

7 Tuổi thơ Bruno 57 - 63 1961 - 1967 QK2

8 Tuổi thơ Bruno 63 - 70 1968 QK2

9 Michel đi học – gặp gỡ Annabelle 70 - 73 1970

10 Tình cảm của Bruno với Caroline 73 - 81 1970 QK2

11 - Diễn biến tình cảm của Annabelle và Michel

- Tuổi thơ của Bruno

81 - 96 1971 - 1973 QK2

12 Câu chuyện tuổi thơ của Bruno kể với bác sĩ tâm lý 97 - 106 1974 QK2

13 - Chuyện tình cảm của Annabelle

- Michel nhập học

106 - 111 1974 QK2

14 Kì nghỉ của Bruno, Michel, Annabelle tại trại hè Di

Meola

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

15 - Michel đi học đại học

- Bà nội Michel mất 120 - 129 1975 QK2 3 Phần thứ hai NHỮNG KHOẢNH KHẮC LẠ

1 Bruno đi nghỉ ở ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY 133 - 139 1998 QK1

2 Kì nghỉ của Bruno tại ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY 139 - 146 1998 QK1

3 Kì nghỉ của Bruno tại ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY 147 - 163 1998 QK1

4 Kì nghỉ của Bruno tại ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY

- Kí ức của Michel về quá khứ

164 - 176 1998 QK1

5 Kì nghỉ của Bruno tại ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY 176 - 186 1998 QK1

6 Kì nghỉ của Bruno tại ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY

- Gặp gỡ Christiane

187 - 192 1998 QK1

7 Cuộc trò truyện của Bruno và Christiane 192 - 195 1998 QK1

8 Kì nghỉ của Bruno và Christiane 196 - 204 1998 QK1

9 Kí ức của Bruno về Annick 205 - 211 1974 - 1976 QK2

10 Cuộc nói chuyện với Michel về Aldous Huxley 211 - 221 1998 QK1

11 -Suy nghĩ của Michel

- Bruno găp vợ và con trai

- Cuộc nói chuyện của Bruno với Michel về gia đình

221 - 232 1998 QK1

12 Cuộc nói chuyện của Bruno với Michel về gia đình 232 - 244 1982 - 1998 QK2

13 Cuộc nói chuyện của Bruno với Michel về gia đình 244 - 256 1986 - 1998 QK2

14 - Cuộc gặp gỡ của Bruno và Christiane

- Bruno kể câu chuyện về quá khứ của mình cho Chris

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

15 Bruno kể câu chuyện về quá khứ của mình cho Chris 275 - 292 1976 - 1998 QK2

16 Kì nghỉ của Bruno và Christiane ở bãi tắm tiên 292 - 307 1998 QK1

17 Suy nghĩ của Michel 307 - 314 1998 QK1

18 Michel đi bốc mộ bà và gặp lại Annabelle 314 - 325 1998 QK1

19 Cuộc sống của Annabelle và Michel 325 - 328 1998 QK1

20 Bruno và Christiane tại Paris 328 - 332 1998 QK1

21 Christiane nhập viện – Chris chết vì ngã cầu thang. 332 - 342 1998 QK1

22 Mẹ của Michel và Bruno mất. Michel và Bruno đến

tổ chức đám tang.

342 - 358 Tháng 5/1999 QK1

4 Phần thứ ba:

BẤT TẬN

CẢM XÚC

1 Cuộc gặp gỡ của Michel với Desplechin 361 - 370 1999 QK1

2 Annabelle bị ung thư 370 - 377 1999 QK1

3 Annabelle tự tử 377 - 387 1999 QK1

4 Đám tang của Annabelle 387 - 390 1999 QK1

5 Michel đến Ailen 390 - 394 1999 QK1

6 Cuộc sống của Michel tại Ailen 394 - 398 1999

7 Những công trình của Michel dưới con mắt nhìn

nhận của Hubczejak

398 - 411 1905 – 1915/

2000 - 2009

QK1

5 ĐOẠN KẾT Những đóng góp của Hubczejak trong việc phát triển

ý tưởng của Michel.

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy rằng, thời gian cốt truyện trong Hạt cơ bản không tuân theo trật tự thời gian niên biểu. Diễn biến của cốt truyện thay vì diễn ra theo chiều tịnh tiến của thời gian từ 1882 đến năm 2079 thì lại liên tục bị cắt vụn với những mốc thời gian khác nhau. Sau giới thiệu về cuộc đời của Michel Djerzinski ở phần Mở đầu thuộc thì hiện tại, câu chuyện quay ngược về quá khứ (QK1) với thời điểm năm 1998: “Ngày mồng Một tháng Bảy năm 1998 rơi đúng vào thứ Tư” [15, tr.23]. Sau đó, thời gian nhanh chóng được di chuyển về quá khứ của năm 1882 (QK2) với số phận của ông bà ngoại Michel Djerzinski, Martin Ceccaldi: “Sinh năm 1882 tại ngôi làng nằm sâu trong đảo Corse, trong một gia đình nông dân mù chữ” [15, tr.37]. Cứ như vậy, diễn biến câu truyện của Hạt cơ bản liên tục xoay chiều, trộn lẫn giữa HT với QK1 và QK2. Sự đảo chiều thời gian giữa QK1 và QK2 trong Hạt cơ bản chủ yếu thực hiện thông qua con đường kí ức của nhân vật, đặc biệt là kí ức của nhân vật Bruno. Điều này khiến cho câu chuyện trong Hạt cơ bản dù được kể thông qua kí ức của một người kể chuyện thuộc “loài khác” vẫn có điểm nhìn chủ quan của chính nhân vật. Thông qua quá trình kể lại quá khứ, các nhân vật đã thực hiện cuộc di cư trong tâm thức của mình.

Sự vặn xoắn của thời gian không chỉ diễn ra giữa các phần, các chương của tác phẩm mà còn xảy ra ngay trong mỗi chương hoặc mỗi phân đoạn nhỏ của chương. Một số ví dụ:

- QK1 – QK2 : “Trái ngược hẳn với thói quen, Bruno lái xe theo những con đường nhỏ. Anh dừng lại trước khi đến Parthenay. Anh cần suy nghĩ; phải, nhưng thực ra là nghĩ về cái gì? […] Tháng Mười năm 1975, ngay trước khi vào đại học, Bruno đến ở căn hộ bố cậu mua cho; khi đó cậu có cảm giác một cuộc đời mới sẽ bắt đầu từ đây” [15, tr.205]

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

- QK1 – QK2 – QK1: “Djerzinski lại có trực giác là cần vượt qua khuôn khổ sự tái tạo qua đường sinh dục, để kiểm tra trong tất cả sự phổ thông của nó những điều kiện topo của sự phân chia tế bào. Ngay năm đầu tiên ở trường tiểu học ở Charny, Michel đã rất bị ấn tượng bởi sự tàn bạo của bọn con trai. Chúng là con của những người nông dân, tức là những con thú nhỏ, vẫn còn rất gần gũi với thiên nhiên […]. Ba mươi năm sau, lại một lần nữa anh đi đến cùng kết luận: rõ ràng, phụ nữ cao cấp hơn đàn ông. Họ giỏi chiều chuộng hơn, đáng yêu hơn, biết thông cảm hơn và dịu dàng hơn; ít dính dáng đến bạo lực, ích kỷ, tự khẳng định, tàn bạo” [15, tr. 223 - 224 ] - QK1 – HT: “Trước phóng sự Hubczejak đọc một bài diễn văn rất

ngắn gọn trong đó, với sự thẳng thắn hơi đường đột quen thuộc, ông tuyên bố nhân loại cần tự hào là “loài đầu tiên trong vũ trụ tự mình tạo ra các điều kiện cho những người sẽ thay thế mình”. Ngày nay, gần năm mười năm sau, thực tế đã khẳng định tầm nhìn xa của Hubczejak - ở mức độ mà có lẽ chính ông khi đó cũng không ngờ tới” [15, tr. 426].

Sự trộn lẫn của những khoảng thời gian khác nhau ngay trong một phần văn bản ngắn vừa là do sự hiện diện của các thông tin ngoài cốt truyện vừa do chính hồi ức, trở đi trở lại của nhân vật. Sự văn xoắn thời gian liên tục trong thời gian cốt truyện của Hạt cơ bản là biểu hiện của việc phá vỡ phương pháp tự sự truyền thống, đặc trưng tiểu thuyết hiện đại, góp phần thú hút trí tò mò sáng tạo của người đọc (phải tưởng tượng, sắp xếp các đoạn, phân đoạn đã bị tác giả xáo trộn). Đồng thời, việc trộn lẫn thời gian sẽ góp phần làm sáng rõ hơn nhân vật với điểm nhìn từ nhiều góc độ thời gian trong cùng một hoàn cảnh, một sự việc bằng cách lấy quá khứ soi rọi hiện thực, mượn điểm nhìn hiện tại hướng về cái xa xưa và đem chúng trở thành cái bản lề để nghĩ đến

Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg

cái ngày mai: “Nhiều năm sau, Bruno vẫn còn nghi ngờ. Những chuyện đó đã xảy ra; chúng có một quan hệ trực tiếp với một cậu bé con béo phì và luôn e sợ, mà cậu vẫn còn giữ được những bức ảnh. Cậu bé đó quan hệ với người đàn ông bị ham muốn thiêu đốt ngày nay. Tuổi thơ của cậu nặng nề, tuổi thiếu niên bi thảm; giờ đã bốn hai tuổi; rõ ràng còn cách xa cái chết. Anh còn gì để sống nữa đây” [15, tr. 90]. Hay: “Trong chừng mực của những con cương cứng ngày càng khó khăn và ngắn ngủi hơn, Bruno cảm thấy một sự thỏa mãn buồn bã xâm chiếm mình. Mục đích chính yếu của cuộc đời anh là tình dụ, giờ thì không còn có thể thay đổi được nữa, anh biết vậy. Ở điểm này, Bruno là đại diện cho thời đại mình” [15, tr. 90]. Với Michel Djerzinski thì đó có thể là mối quan hệ biện chứng giữa niềm yêu thích trong quá khứ với mối quan tâm trong hiện tại tương lai: “Nhân vật cậu thích hơn cả là Sói đen, người Da Đỏ cô độc… Nhiều năm sau, Michel tiếp tục coi chàng như hình mẫu lý tưởng của người hùng theo kiểu Kant, luôn hành động “như thể chàng là, thông qua các câu châm ngôn của chàng, một thành viên lập pháp của vương quốc phổ quát của những giới hạn.” [15, tr. 54].

Trong Hạt cơ bản, với sự xuất hiện của thời gian tương lai giả tưởng, Michel Houellebecg đã tạo dựng một kết cấu thời gian vặn xoắn độc đáo. Kết cấu thời gian đó kéo theo kết cấu cốt truyện không ngừng vận động và biến đổi, buộc người đọc phải theo dõi. Ngoài ra, kết cấu thời gian vặn xoắn với việc hai lần ngoái lại quá khứ khiến cho nhân vật được phản ánh dưới nhiều góc độ nhìn nhận với sự gián cách thời gian lịch sử và thời gian của chính bản thân mình. Dòng thời gian kí ức của nhân vật vì vậy cũng được tô đậm thêm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong Hạt cơ bản của Michel Houellebecg.PDF (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)