7. Kết cấu luận văn
1.2.2. Nhân vật Bruno Clement
Bruno Clement là nhân vật “hạt nhân” thứ hai trong Hạt cơ bản. Bruno Clement xuất hiện trong mối quan hệ là anh em cùng mẹ khác cha với Michel. Nếu như Michel được Houellebecg xây dựng là con người khoa học, trí tuệ thì Bruno lại được khắc họa là con người của tình dục, cảm xúc. Song cũng giống như Michel, đặc tính tình dục của Bruno được Houellebecg đậm đặc đến “bất thường”. Lên lớp tám, “Bruno bắt đầu quan tâm đến đám con gái” [15, tr.74]. Sự quan tâm lúc này mới chỉ dừng lại ở sự rung động “rất thuần khiết và dịu dàng, vượt trước mọi cảm giác về tình dục, hơn mọi hoạt động dục tình. Có một ham muốn đơn giản được chạm vào một cơ thể có nam châm tính, được ôm siết trong cánh tay nam châm ấy” [15, tr.75]. Thế nhưng, theo thời gian, Bruno ngày càng bị lún sâu vào cuộc sống tình dục không lành mạnh bởi sự tự ti, mặc cảm tình dục của bản thân mình. Những kí ức về sự hành hạ mà những đứa trẻ lớn hơn đã dành cho mình khiến Bruno sốc nặng khi nhìn thấy người bạn gái có “thân hình thon thả, nói rất nhanh, khuôn mặt luôn biến đổi đôi khi bất động trong một nụ cười kì quặc” [15, tr.74] ngồi trên đầu gối của Brasseur – người bạn học to lớn đã hành hạ Bruno trong suốt những năm học lớp 6, lớp 7. Ở thời điểm này, Bruno chưa thể hiểu được vì sao lại có thể diễn ra điều “phi lý” ấy. Qua năm tháng, khi Bruno bắt đầu cảm thấy mặc cảm về bản thân mình. Bruno từ chối cởi áo tắm. Cậu cảm thấy mình trông nhợt nhạt, bé nhỏ, hôi thối, béo ị. Thời điểm tự ti về bản thân
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
mình cũng là lúc Bruno bắt đầu bước vào con đường tình dục bế tắc. Bruno khám phá ra tình dục và những quy luật khắc nghiệt của nó vào tuổi thơ của anh trong một xã hội tiêu thụ tình dục: “Lần đầu tiên đến chỗ mẹ, Bruno đã nhận ra mình sẽ không bao giờ được giới hippie đón nhận; anh không phải và sẽ không bao giờ trở thành một con thú đẹp. Đêm đến, anh mơ thấy những âm hộ mở rộng… Tuy nhiên cũng có một cái nóng bỏng, là cái mà phụ nữ có giữa hai chân; nhưng cái đó anh không chạm tới được” [15, tr. 86]. Không tìm được bạn gái cho mình, Bruno thủ dâm trong lúc “những thằng con trai khác to lớn hơn, da cháy nắng hơn và khỏe hơn” [15, tr. 92] dễ dàng có được bạn tình của mình. Sự tuột dốc này của Bruno lớn dần theo tuổi tác và là nạn nhân của khủng hoảng bốn mươi tuổi.
Nếu như Michel Djerzinski được phát triển từ nhân vật Tôi trong Mở rộng phạm vi đấu tranh thì Bruno chính là một cấp cao hơn của nhân vật Tisserand. Raphael Tisserand trong Mở rộng phạm vi đấu tranh cũng sở hữu những nhược điểm về ngoại hình “rất xấu trai”. Houellebecg đã dành cả một đoạn dài để mô tả ngoại hình của Tisserand: “Xấu đến nỗi mà phụ nữ nhìn gai cả mắt… Cơ thể nó, gần với tiêu chuẩn bình thường: giông giống người Địa Trung Hải, chắc chắn là có mỡ màng; béo lùn… Bên cạnh đấy, bệnh hói của nó dường như phát triển khá nhanh. Ừ, những cái này còn có thể thu xếp được; nhưng điều không ổn chút nào ấy là khuôn mặt nó. Nó có một khuôn mặt y sì như con cóc trâu với những đường nét dày, thô, rộng, méo mó, trái ngược hoàn toàn với tiêu chuẩn về sắc đẹp. Da mặt nó bóng nhẫy, đầy mụn, có vẻ liên tục tiết ra chất nhờn. Nó đeo kính hai tròng bởi vì nó cận nặng…” [16, tr. 73]. Chính bởi thế mà Tisserand dù cố hết sức vẫn không biết làm thế nào để có thể ngủ với một người phụ nữ, bởi “đơn giản, phụ nữ không muốn nó, thế thôi” [16, tr.73]. Bruno trong Hạt cơ bản không chỉ mang trong mình mặc cảm về ngoại hình với ước mơ ngủ với phụ nữ đơn thuần nữa. Cái mà
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
anh tìm kiếm là khoái cảm của tình dục – thứ chỉ có thể xuất phát khi có tình yêu. Đặc biệt, thế giới quan của Bruno cũng được xây dựng với một cái nhìn đầy tình dục: “Trông nàng tròn xoe, thân hình đồ sộ cộng với khuôn mặt dè dặt, da trắng quá lại đầy mụn… Nàng có bộ ngực thật là đồ sộ, thậm chí hơi nhão, chắc sau này sẽ sệ xuống một cách khủng khiếp… Tôi đưa tay lại gần và luồn tay xuống dưới cái bao vú, khám phá dần dần bầu vú. Nàng không cử động nhưng người nàng hơi cứng lại, nàng nhắm mắt. Tôi tiếp tục đưa tay đi tiếp, hai núm vú của nàng cứng đanh. Đó là một trong những giây phút hạnh phúc nhất của đời tôi… ” [15, tr. 103]. Cuộc sống của Bruno Clement gắn liền với tình dục. Hạnh phúc, khổ đau của nhân vật đều bắt nguồn từ đây. Michel Houellebecg đã để nhân vật Bruno Clement đi rất xa trên con đường tình dục của một cá nhân. Thậm chí, đã có lần Michel Houellebecg để cho Bruno Clement gần như lạc bước vào sự loạn luân: “Mùa hè năm đó, bà làm tình với một anh chàng Canada trẻ tuổi rất cường tráng, một tiều phu thực thụ. Buổi sáng hôm ra đi, tôi vào phòng họ, cả hai đều đang ngủ. Tôi do dự vài giây, rồi kéo chăn ra. Mẹ tôi cử động, tôi tưởng chừng bà sắp mở mắt; hai chân bà vẫn hơi dạng ra. Tôi quỳ xuống trước âm hộ bà. Tôi đưa tay lại gần nó chừng vài xawngtimet, nhưng không dám chạm vào. Tôi đi ra khỏi phòng để thủ dâm” [15, tr. 99].
Mặc cảm về khả năng tình dục của mình, Bruno thậm chí còn không thể xác định cho mình một hình hài trong xã hội mà anh dùng hết sức mình lao vào và bị hất tung ra. Bruno không được “định danh” trong xã hội mà anh đang sống. Anh chỉ có thể “giả dạng” thành một tiểu tư sản, một công chức hạng vừa, bởi “vũ trụ của giới tư sản, vũ trụ của những người làm công chức hạng vừa dễ tính hơn, nồng nhiệt hơn”. Còn hippie, rockstar, những kẻ thịnh hành trong xã hội lúc bấy giờ, những kẻ ngoài lề đầy mốt và thượng hạng thì Bruno Clement không sao đóng giả được. Anh “không đủ trẻ, cũng không đủ
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
đẹp, cũng không đủ cool…” [15, tr. 85]. Một cách xót xa, như chính Bruno tự trào thì “nói ngắn gọn tôi không được tự nhiên cho lắm, nghĩa là không được animal cho lắm – và ở đây vấn đề là một thứ ẩn tì không thể chữa lành: dù tôi có nói gì, dù tôi có làm gì, dù tôi có mua gì, tôi vẫn không khi nào có thể vượt qua được sự kém cỏi này, bởi nó có tất cả sự hung dữ của một kẻ tàn tật bẩm sinh” [15, tr.86]. Điều đó khiến Bruno trở thành con người với một “vũ trụ chậm rãi và lạnh lẽo”, “không có vai trò gì hết cả”. Bruno “ở bên ngoài toàn bộ khối kinh tế - công nghiệp, thậm chí anh không tài nảo đảm bảo được cuộc sống của mình” [15, tr.277].
Bruno, người đã “đốt cháy tuổi trưởng thành của mình để theo đuổi mơ hồ những cô nàng Lotita với bộ ngực to, mông tròn, miệng nồng nàn” và “sống trong một thế giới bi hài kịch sẩn khấu tạo dựng nên từ những điển tích và những thứ nhỏ nhặt, những tay chơi và những con điếm” [15, tr. 168] cũng đã ngỡ mình sẽ hạnh phúc sau khi gặp Christiane tại ĐỊA ĐIỂM ĐỔI THAY – một kiểu trại hè tình dục. Sau khi gặp Chris, Bruno đã cảm thấy những điều “rất lạ, rất rất lạ” mà lâu lắm rồi, kể từ khi anh bước vào kí túc xá của ngôi trường Meanx thì đã không còn được cảm nhận. Bruno “dễ thở hơn”. “Nhiều khi anh không suy nghĩ gì trong suốt nhiều phút, anh không sợ hãi nhiều lắm nữa…” [15, tr. 306]. Mối quan hệ với Chris không chỉ đơn thuần để thỏa mãn những ham muốn trong đời sống tình dục. Bruno đã thực sự có những rung động, vượt thoát khỏi ham muốn thể xác đó – đó là những khoái cảm chỉ có thể đạt được khi có tình yêu. Bruno đã tin rằng “anh đang hạnh phúc”. Anh đã nói với Chris rằng: “Anh muốn sống với em. Anh có cảm giác là điều đó là đủ, rằng chúng ta đã quá bất hạnh như thế rồi, trong thời gian quá dài rồi. Sau này sẽ còn có bệnh tật, đau yếu và cái chết. Nhưng anh tin chúng ta có thể hạnh phúc, cùng nhau, cho đến kết cục. Dù thế nào đi nữa anh cũng muốn thử. Anh tin là anh yêu em” [15, tr. 306]. Những nỗi đau trong quá khứ tưởng
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
chừng như được đẩy lùi xa hơn, gần như biến mất trong tâm thức của Bruno – một con người đã chịu quá nhiều đau khổ. Kí ức về một tuổi thơ ngượng nghịu khi “thấy bà già bé nhỏ, lưng còng, khô khan đến để dắt tay cậu về nhà” trong khi những đứa trẻ khác có bố mẹ với nỗi băn khoăn “Hẳn đã có nhầm lẫn gì đó. Ở đâu đó người ta đã phạm phải một nhầm lẫn nào đó” [15, tr. 59] đã nhường chỗ cho một niềm tin mới với tình yêu và hạnh phúc. Sự trống trải khi ở bên cạnh người thân của mình đến độ “đôi khi Bruno thức dậy trong đêm, mò mẫn đi ra tủ lạnh. Cậu đổ ngũ cốc vào một cái bát, cho thêm sữa và kem; rồi cậu phủ lên một lớp đường dày. Rồi ăn. Cậu ăn nhiều bát, cho đến khi quặn cả ruột lên. Bụng cậu nặng trịch. Cậu cảm thấy khoan khoái” [15, tr. 70] đã được thay thế bằng sự tin tưởng thông qua những câu chuyện kể riêng cho Chris - những câu chuyện mà Bruno chưa từng kể cho ai trước đó. Thế nhưng, tất cả những điều đó cũng đã qua đi rất nhanh như một trò đùa đấy trớ trêu và khốc liệt của tạo hóa. Bruno thường “dự cảm mình sẽ phải đối mặt với một câu chuyện xấu, một trò đùa cuối cùng và bẩn thỉu của tồn tại. Bất hạnh của chúng ta chỉ đạt tới mức cao nhất khi khả năng thực tế của hạnh phúc đã đến đủ gần” [15, tr. 335]. Và điều đó đã thực sự diễn ra. Chris bị biến chứng do bại liệt cột sống và chết trong một tai nạn ngã cầu thang. Cánh cửa hạnh phúc của Bruno Clement vừa hé mở đã bị đóng lại, đầy phũ phàng. Bruno quay trở lại với những nỗi đau của mình mà giờ đây đã được nhân lên gấp bội lần. Bệnh viện tâm thần, nơi Bruno Clement nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ phải trở lại nơi đó nữa một lần nữa là là chặng nghỉ chân cuối cùng trong cuộc đời của Bruno.
Có thể thấy rằng, nhân vật Bruno Clement được tập trung xây dựng với hình tượng là con người của đời sống tình dục bất thường. Cả cuộc sống của Bruno đều được gắn liền với yếu tố tình dục. Và khác với Michel – nhân vật Bruno được Michel Houellebecg chú ý tạo dựng rất nhiều đặc điểm ngoại
Nghệ thuật trần thuật trong “Hạt cơ bản” của Michel Houellebecg
hình – những đặc tính bên ngoài được quy định bởi gen bên trong. Bruno cũng là nhân vật có số lượng thoại nhiều nhất trong tác phẩm. Để cho nhân vật có đời sống tình dục bất thường có cơ hội thể hiện lại chính nỗi đau trong cuộc sống của mình là cách mà Houellebecg khiến cho câu chuyện của nhân vật đó có sức ám ảnh hơn, dễ đi vào lòng người đọc hơn.