Nâng cao chất lượng nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 79)

Xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé thăm quan thắng cảnh, vé đò tại các khu du lịch lớn của tỉnh.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường, đặc biệt là các khu du lịch sinh thái nhạy cảm với môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường tại các khu du lịch trọng điểm. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải trên mặt nước, mặt đất tại các khu điểm du lịch.

Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng thanh tra, kiểm tra gây phiền hà cho doanh nghiệp và du khách. Thiết lập đường dây nóng xử lý các ý kiến thắc mắc, phản ánh của du khách. Xây dựng phương án tổ chức lực lượng bảo đảm trật tự công cộng tại các điểm du lịch.

Triển khai công tác điều tra cơ bản về du lịch, xây dựng phương án thống kê du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và Luật Du lịch.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước vềdu lịch du lịch

Đầu tiên là việc củng cố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở tỉnh gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ máy quản lý Nhà nước về du lịch, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan.

Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thị, thành phổ cho đến xã, phường và thị trấn, đảm

bảo sự phổi hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quan lý Nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mồi ngành, mồi cấp nhằm khấc phục tình trạng chồng chéo, đùn đấy trong quan lý, đám bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...). Theo đó, cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp cho cấp huyện và xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch. Thành lập ban quản lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực quản lý ngành bằng các nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Củng cố tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh du lịch về du lịch ở tỉnh phải đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan: Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.

Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

Sau đó là tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành khác trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh

doanh du lịch cũng như trong việc tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý Nhờ nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đảm báo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Trung ương và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của tỉnh... Chính vì vậy, quản lý Nhà nước về du lịch không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đối với hoạt

động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch.

Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo, những gì còn hụt hẫng, chưa chuyên sâu thì tổ chức đào tạo lại, hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo từng chuyên đề. Mặt khác, phải từng bước thực hiện "xã hội

hóa" công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí

luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước.

Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ. Theo đó, không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định. Năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nhân lực cho hoạtđộng kinh doanh du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 79)