Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh đã xác định: "Tập trung đầu tư ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững" [7], Được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài để khai thác một cách có hiệu qua các tiềm năng du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

Tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử ở các khu du lịch, coi đây là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách để vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch.... vừa bảo đảm môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ trên cơ sở các quy hoạch đã được xây dựng.

Phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc, nhân phẩm con người Việt Nam, nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương, đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường quốc phòng, anh ninh.

Căn cứ theo Quyết định số: 2182/QĐ-UBND của ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ về “Chương trình phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011-2015” [13].

- Phát triển du lịch Phú Thọ trở thành một ngành kinh tế quan trọng, làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, phấn đấu để Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia vào năm 2015.

- Phát triển mạnh du lịch biển với sản phẩm chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, nhanh chóng khai thác tài nguyên văn hoá với các giá trị di sản văn hoá thế giới và văn hoá đặc trưng để phát triển du lịch văn hoá lịch sử thành sản phẩm du lịch mũi nhọn, đồng thời với phát triển du lịch văn hoá tâm linh và văn hoá sinh thái cộng đồng.

- Xây dựng được hình ảnh đậm nét về Du lịch Phú Thọ trong phạm vi quốc gia, thị trường du lịch các nước trong khu vực và thế giới, trước nhất là thị trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ASEAN.... Tổ chức thành công “Năm Du lịch quốc gia -Thanh Hoá, 2015”.

- Phấn đấu năm 2015 đạt các chỉ tiêu: đón 5.000.000 lượt khách nội địa, mức tăng trưởng bình quân 10,8%/năm; 110.000 lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,8%/năm; doanh thu đạt 3.300 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,8%/năm; nộp ngân sách khoảng 264.000 triệu đồng. - Tập trung đầu tư cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm: Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Ao Châu, suối nước nóng thanh thủy Hạ Hoà.

- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 320 cơ sở lưu trú du lịch, với

trên 12.000 phòng nghỉ du lịch; trong đó có trên 130 khách sạn đạt hạng từ 1- 5 sao, với trên 5.000 phòng.

- Nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch, phấn đấu năm 2015, có trên 16 ngàn lao động du lịch trực tiếp, với tỷ lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đạt trên 75%; mỗi khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm có ít nhất 2 thuyết minh viên chuyên nghiệp; 100% lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trọng điểm được bồi dưỡng về văn hoá giao tiếp; các địa phương có điều kiện phát triển du lịch được tổ chức bồi dưỡng kiến thức kinh doanh du lịch cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)