Tăng cường xúc tiến đầu tư cho du lịch, hợp tác phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 84 - 90)

Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá cho du lịch tỉnh Phú Thọ. Đầu tư kinh phí thích đáng cho công tác quảng bá. Trước hết cần tập trung các thị trường trọng điểm quốc tể đã được xác định. Tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá ở hai trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Hàng năm có kế hoạch mời các phóng viên du lịch, các hãng hàng không, hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của Phú Thọ.

Tăng cường công tác xúc tiến du lịch. Trước mắt tổ chức một điểm cung cấp thông tin miễn phí cho khách du lịch tại trung tâm thành phố Phú Thọ. Nâng cấp trang web du lịch Phú Thọ. Tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật giới thiệu về các điểm, khu du lịch của Phú Thọ, lựa chọn các tác phẩm đặc sắc để xây dựng hệ thống ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch như bản đồ, tập gấp, ảnh, sách hướng dẫn, sách dư địa chí, phim tài liệu, phim truyện, các quà tặng đặc trưng của miền đất Phú Thọ. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Phú Thọ, tiến tới phủ sóng vệ tinh để quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế.

Xây dựng hệ thống tích hợp số liệu thông tin liên quan đển đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch để hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản hiệu quả. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ phải tạo lập được Website du lịch Phú Thọ hấp dẫn, phải đưa nhiều và thật đầy đủ hệ thống thông tin (các điểm du lịch nổi tiếng, hệ thống các khách sạn, nhà hàng với các dịch vụ đi kèm, lữ hành với các chương trình

du lịch..), hình ảnh sinh động bắt mắt để tạo ấn tượng hấp dẫn khách đến. Hiện nay Phú Thọ đã có Website về du lịch Phú Thọ nhưng thực tế thì trang Web này vẫn chưa thực sự hiệu quả, bởi thông tin đưa lên chưa nhiều, không đầy đủ các loại hình du lịch cũng như dịch vụ đi kèm, khách du lịch khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về các dịch vụ, điều này làm cản trở động cơ du lịch của du khách.

Xác định đầu tư tập trung cho hoạt động xúc tiến du lịch của Phú Thọ coi đây là một biện pháp quan trọng để phát triển du lịch. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Phú Thọ.

- Đối với các cơ quan nhà nước:

Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 với các mục tiêu, định hướng cho từng giai đoạn gắn với các thị trường truyền thống và các thị trường có tiềm năng. Xây dựng kế hoạch,chương trình quảng bá xúc tiến du lịch hàng năm. Củng cố bộ máy của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ. Thiết lập các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh trong quảng bá du lịch.

Cần phải có những chính sách thu hút các hãng lữ hành mạnh trong ngành để họ đưa Phú Thọ vào chương trình tour chào bán cho khách.

Thông qua tiếp xúc, học tập kinh nghiệm của các hãng lữ hành quốc tế sẽ nâng cao năng lực của lữ hành Phú Thọ, nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Phú Thọ.

Có kế hoạch, chương trình hợp tác với các quốc gia trong khu vực, giới thiệu Việt Nam là điểm đến, là cửa ngõ đến Đông Dương và các nước ASAEN. Tăng cường tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch, các sự kiện quốc tế chuyên nghiệp do Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tổ chức.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng như tạo sự kiện, tổ chức hội nghị, hội thảo...

- Đối với các doanh nghiệp'.

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật và có trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá. Nâng cao kỹ năng tuyên truyền quảng bá song phải đảm bảo quảng bá đúng sự thật và không hứa hẹn những điều mà doanh nghiệp không thể thực hiện được, nhằm tạo uy tín và lòng tin, thu hút khách du lịch.

Phối hợp và tham gia các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước do địa phương và quốc gia tố chức.

Tố chức đào tạo và tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động trong doanh nghiệp thực hiện chức năng quản trị tác nghiệp cũng như nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch 3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về kinh doanh du lịch

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch.

Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; Nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; Thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; Đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; Tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các

văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; Xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chu yếu như:

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá

nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ và bộ văn hóa thông tin du lịch 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

Chính phủ cần điều chỉnh một số điều khoản của Luật Du lịch còn chưa thể hiện tính tương đồng nhất quán so với quy định tại các Luật khác có liên quan để việc vận dụng luật trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch được thuận lợi và đồng bộ hơn. Cần có cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch một cách triệt để và mạnh mẽ hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xử lý sai phạm trong lĩnh vực du lịch.

3.3.2. Kiến nghị với bộ văn hóa thông tin du lịch

Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và các luật khác, các văn bản pháp quy có liên quan đến du lịch, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp với quy định của Nhà nước ta và thông lệ quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

Kết luận

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hương quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương làm tương đối

tốt về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, rút ra bài học cho tỉnh Phú Thọ.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ớ tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2012, từ đó rút ra nhừng mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới là:

Nghiên cứu sâu hơn quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch tại các đơn vị để tìm ra những bất cập, chồng chéo trong quá trình thực thi các văn bản quy phạm pháp luật.

Nghiên cứu, thu thập những đánh giá, ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về việc quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w