Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Nguyên tắc xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch mới mang giá trị đặc trưng ở Phú Thọ phải được xây dựng chính trên nền tảng tiềm năng thế mạnh của nguồn lực văn hóa truyền thống và thế mạnh của sinh thái thiên nhiên vốn có.
Thành Phố Việt Trì
Khu du lịch quốc gia Đền Hùng
Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn Khu di lịch nước khoáng Thanh Thủy
Khu du lịch Văn Lang
- Khu trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và khách sạn Khu du lịch Bạch Hạc-Bến Gót
Trong đó lấy Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ là những hạt nhân chính, ngoài ra có thế nối dài với các không gian du lịch hạt nhân khác .
Đây là những không gian du lịch kết hợp giữa văn hóa Tâm Linh, sinh thái , sông, khám phá các giá trị văn hóa với thời gian tương đối hợp lý, giao thông thuận tiện, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước.
Bên cạnh đó, tỉnh cần thực hiện các biện pháp, hình thức thích hợp, linh hoạt để huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch theo định hướng, mục tiêu đã được xác định. Chẳng hạn, xây dựng cơ chế mở đặc thù để thu hút vốn đầu tư cho các dự án. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp lữ hành mờ các tour, tuyến mới nhằm khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng như thu hút được nguồn khách quốc tế và nội địa đến Phú Thọ. Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường cho các doanh
nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh được hoạt động kinh doanh du lịch ở mọi nơi trên địa bàn tỉnh, không bị hạn chế về quy mô kinh doanh, có thể tồn tại độc lập hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các doanh nhân tổ chức và phát triển các mô hình hoạt động kinh doanh khai thác tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện của từng vùng.
Các chương trình phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch về quy hoạch phát triển du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, hoàn thiện các chương trình du lịch hiện có ở tỉnh, các chương trình xúc tiến cụ thể trong kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011- 2015 được phân chia theo từng giai đoạn cụ thể với mức đầu tư rõ ràng và có các đơn vị chủ trì trực tiếp quản lý. (Xem Phụ lục 3.1)
Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, cần nghiên cứu tổng kết thực tiễn thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh để rút kinh nghiệm, bổ sung về lý luận và nhân rộng điển hình.