Kinh nghiệm của Ninh Bình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 32)

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 96 km về phía Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Phú Thọ. Phía Đông và Đông

Bắc có sông Đáy bao quanh, là ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hòa Bình, phía Nam là biển Đông.

Ninh Bình có vị trí rất quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc và miền Trung. Trên địa bàn tỉnh có các quốc lộ và tuyến giao thông quan trọng chạy qua như 1A; 10; 12A; 12B, đường sắt Bắc - Nam. Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân. Hệ thống giao thông thủy, bộ tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế của tỉnh.

Tài nguyên du lịch của Ninh Bình tương đối phong phú, đa dạng bao gồm hệ thống núi đá vôi, rừng, hồ, các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng,... cùng với văn hóa của cư dân nông nghiệp địa phương. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triến nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, với khu du lịch nổi tiếng: Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối khoáng nóng Kênh Gà - Vân Trình... Nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo của Ninh Bình có những địa danh điển hình như cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, chùa Bái Đính... Đây chính là điêu kiện rất tốt cho việc hình thành và phát triển những khu du lịch trọng điểm, có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ. Sở Văn hóa - Thế thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình đã tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xây dụng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình

phát triên du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triên kinh tế xã hội của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn, công tác quản lý chuyên ngành từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Đã có sự chuyền biến nhất định trong nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong sự nghiệp phát triên kinh tế xã hội của địa phương. Hoạt động du lịch được các cấp, các ngành quan tâm hơn.

Để đạt được những thành quả trên, thời gian qua Ninh Bình đã chú trọng thực hiện những giải pháp sau:

Kiện toàn công tác tổ chức của ngành, sắp xếp, luân chuyển cán bộ công chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển.

Phát huy vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đối với tất cả các đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; ngành du lịch tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triên du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch.

Đầu tư xây dựng một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Tăng cường phổi họp liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Thành phố Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung) trong việc thực hiện quy hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w