Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch tại tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 41 - 46)

Hùng Vương .

Núi Thắm : thuộc huyện Thanh Ba. Núi Thắm còn có tên gọi là núi Đất Rồng ,dài khoảng 4km chạy dọc lên khu du lịch Tanh Ba.

Rừng và Hang Động Xuân : Thuộc xã Xuân Sơn, huyên Thanh Sơn :ở đây có nhiều hang động có những nhũ đá đẹp

Ngoài ra còn nhiều địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa , tâm linh khác... rất có giá trị đối việc phát triển loại hình du lịch nhân văn, sinh thái ở Phú Thọ.

Trên đây là những tiềm năng và lợi thế của Phú Thọ. Để biến các tiềm năng đó thành của cải, một đòi hỏi thiết yếu là phải phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, coi đó là một giải pháp đột phá tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch tại tỉnhPhú Thọ Phú Thọ

Về cơ sở lưu trú

Hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 220 cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn 1,2,3,4 sao và các nhà nghỉ, nhà khách. Các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ chủ yếu được xây dựng từ lâu nên có quy mô nhỏ và trung bình, thiếu không gian đạt chuẩn cho loại hình khách sạn 3,4,5 sao (hiện nay trên toàn tỉnh chỉ có 4 khách sạn đạt chuẩn từ 3 sao trở lên) (xem Bảng 2.2). Các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hầu như chưa đạt chuẩn quốc tế: các nhà nghỉ tư nhân và khách sạn chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ lớn ( chỉ có 72/520 cơ sở đạt từ 1 đến 5 sao), trang thiết bị nghèo nàn, không hiện đại, hệ thống các dịch vụ chưa đồng bộ, làm ảnh hưởng đến khả năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế trong những mùa du lịch cao điểm. Công suất sử dụng phòng chưa thực sự cao, chủ yếu tập trung vào các tháng du lịch cao

điểm (từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm), công suất sử dụng phòng bình quân đạt khoảng 66%.

Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Phú Thọ giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đon vị 2011 2012 2013

TS cơ sở lưu trú Cơ sở 485 500 520

Ks 3 sao trở lên KS 2 3 4 Ks đạt 1-5 sao Ks 50 60 72 Nhà nghỉ Cơ sở 195 220 250 Tổng số phòng Phòng 10.580 11.680 12.870 -Số Phòng KS 3 sao trở lên Phòng 185 320 490 -Số phòng Ks 1-5 sao Phòng 2.260 2.700 3.320 -Số phòng nhà nghỉ Phòng 4.560 5.340 6.250 Công suất sử dụng phòng % 65.5 66 66.7

(Nguôn Sơ VHTT&DL Phú Thọ)

Ngoài ra các cơ sở lưu trú không được phân bổ đều tại các điểm du lịch trong tỉnh mà chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Việt trì và Thị xã Phú Thọ.

Các điểm du lịch ở các huyện, thị trong tỉnh hầu như chưa có hoặc nếu có thì chỉ dừng ở mức nhà nghỉ mà chưa đảm bảo đạt chuẩn để đón tiếp và phục vụ khách đặc biệt là khách quốc tế. Điều này đã gây trở ngại cho nhu cầu ở lại của khách, làm giảm thời gian lưu trú của khách tại điểm đến.

Dựa theo số liệu thống kê của Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch Phú Thọ năm 2011toàn tỉnh có 7.500 lao động trong ngành du lịch, đến năm 2012 là 10.300 LĐ và đến năm 2013 con số này là 12.100 LĐ. (Xem bảng 2.3)

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch thì sổ lao động hàng năm cũng phải tăng lên và phần nào đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách trong mùa du lịch cao điểm. Tuy nhiên, về lâu dài thì lao động du lịch ở Phú Thọ sẽ không đáp ứng được nhu cầu du lịch trong quá trình hội nhập. Bởi vì thực tế cho thấy, trong những năm qua, hầu hết lao động trong ngành du lịch Phú Thọ phần lớn đều từ các ngành nghề khác chuyển sang nên rất thiếu kinh nghiệm và yếu tay nghề, phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy rằng lượng lao động phố thông chưa qua đào tạo hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao (năm 2011 là 2.031 lao động, năm 2012 là 3.000 lao động, năm 2013 là 3.940 lao động). Thực trạng lao động trong ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ cho thấy số lao động trong ngành du lịch của tỉnh có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp còn rất thấp, đặc biệt là lao động được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch còn rất khan hiếm cùng với đó là đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ rất khan hiếm. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách du lịch nước ngoài.

Bảng 2.3 Lao động trong ngành du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013

2011 2012 2013

Tổng số Lao động 7.500 10.300 12.100

Lao động đã qua đào tạo 4.090 6.700 9.000

Lao động chưa qua đào tạo 2.031 3.000 3.940

2.1.3. Hệ thống các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở tham gia kinh doanh du lịch

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2013

Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Phú Thọ, năm 2011 toàn tỉnh có 1.764.000 lượt khách (trong đó có 34.980 lượt khách quốc tế và 2.955.020 lượt khách nội địa) ước tính bằng 9% so với tổng lượng khách du lịch toàn quốc. Năm 2012 toàn tỉnh có 3.360.000 lượt khách (trong đó có 43.000 lượt khách quốc tế và 3.360.000 lượt khách nội địa) ước tính bằng 10.2% so với tổng lượng khách du lịch trong cả nước. Năm 2013 đón được 3.700.000 lượt khách (trong đó có 60.100 lượt khách quổc tế và 3.639.900 lượt khách nội địa) ước tính bằng 10.5% so với lượng khách du lịch toàn quốc.(xem bảng 3.1)

Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Phú Thọ các năm 2010, 2011,2012 là 1.9; 1.83; 1.83.

Qua những số liệu trên có thể thấy được rằng lượng khách đến Phú Thọ hàng năm có xu hướng tăng nhưng ở mức không cao. Mặt khác, lượt khách hàng năm tăng song số ngày lưu trú bình quân của khách lại không tăng mà có chiều hướng giảm đi trong 2 năm gần đây xuống còn 1.83 ngày/ lượt khách so với năm 2010 là 1.9 ngày/lưọt khách. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sản phẩm dịch vụ du lịch của Phú Thọ còn đơn điệu, chưa đặc sắc, chưa đủ sức hấp dần du khách tiêu dùng và lưu trú dài ngày hơn. (xem bảng 2.1)

Với việc lượng khách hàng năm đến Phú Thọ tăng trong một vài năm gần đây kéo theo lượng doanh thu hàng năm của ngành du lịch Phú Thọ đạt được cũng tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của ngành du lịch Phú Thọ, năm 2010 doanh thu du lịch của cả tỉnh chỉ đạt 1.180 tỷ đồng, nhưng con số này năm 2011 là 1.530 tỷ đồng và năm 2012 là 1.750 tỷ đồng. Phần lớn trong

nguồn doanh thu này xuất phát từ doanh thu về lưu trú và ăn uống. So với tổng thu nhập du lịch của cả nước thì doanh thu du lịch của tỉnh năm 2012 chỉ bằng 1.3%. Điều này chúng tỏ mức chi tiêu của khách du lịch đến Phú Thọ là rất thấp, nằm ở khoảng 473.000đ/ngày/lượt khách. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống sản phẩm dịch vụ kỹ thuật du lịch của Phú Thọ không đủ sức hấp dẫn khách du lịch có khả năng chi trả cao, du khách chưa sẵn sàng tham gia các hoạt động du lịch, bỏ tiền tiêu sài các sản phẩm dịch vụ tại Phú Thọ (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1 Lượng khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch Phú Thọ giai đoạn 2010-2012 Chi tiêu ĐVT 2010 2011 2012 1 Doanh thu du lịch Tr.đồng 4.500.000 5.890.000 6.000.000 2 Lưọt Khách du lịch L/khách 2.990.000 3.360.000 5.539.975 - Khách quốc tế L/khách 34.980 43.000 3.585 - Khách nội địa L/khách 2.955.020 3.317.000 456.440 3 Tổng ngày khách Ng/khách 5.437.000 6.140.000 6.772.000 - Khách quốc tế Ng/khách 73.464 91.000 126.500 - Khách nội địa Ng/khách 5.363.536 6.049.000 6.645.500

4 Số ngày ltrú b/quân Ngày 1.9 1.83 1.83

- Khách quốc tế Ngày 2.1 2.16 2.1

- Khách nội địa Ngày 1.9 . 1.82 1.82

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w