Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt độngkinh doanh du lịch và quản lý các doanh nghiệp nhà nước địa phương kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

và quản lý các doanh nghiệp nhà nước địa phương kinh doanh du lịch

2.3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch ở Phú Thọ những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan. Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch đã tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.

Về bộ máy tổ chức quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 839/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, ngày 10 tháng 04 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa Thông tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 16 phòng ban nghiệp vụ và 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch, Ban Quản lý di tích và danh thắng, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, Ban Quản lý lịch sử Lam Kinh. Ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin, tuy nhiên nhiệm vụ, chức năng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể.

Theo kết quả đánh giá của doanh nghiệp về bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở tỉnh Phú Thọ (Phụ lục 2.3) mức độ rất tốt đạt 5%, mức độ tốt đạt

20%, mức độ trung bình đạt 45%, kém đạt 25% và rất kém 5% . Kết quả đánh giá của các cán bộ quản lý về bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ( Phụ lục 2.4) tỷ lệ rất tốt đạt 3.33%, tốt đạt 23.33, trung bình đạt 53.33, kém đạt 20, rất kém đạt 0%. Nói lên rằng bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở Phú Thọ vẫn chưa thực sự kiện toàn, vẫn còn tồn tại bất cập điều này được cả các cán bộ quản lý trong ngành và các doanh nghiệp nhận ra, dẫn đến giảm sút hiệu quả trong việc quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.

2.3.3.2. Thực trạng thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch do địa phương quản lý

Phú Thọ đã tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại hoạt động có hiệu quả hơn trước đây, thể hiện qua việc vốn được tập trung nhiều hơn, thị trường được mở rộng ra các nước trong khu vực, công nghệ được đầu tư cải tiến..., từ đó thu nhập của người lao động tăng lên, nộp ngân sách nhà nước cũng tăng, tùng bước thích nghi và phát triển với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập của đất nước. Bước đầu đã đảm bảo sự ổn định về tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tổ chức, kỷ luật của cán bộ, công nhân viên, bảo vệ tốt tài sản nhà nước. Thông qua việc sắp xếp lại, tỉnh cũng đã tiến hành xử lý những bất cập về tài sản và vốn nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế nhà nước nói chung, các doanh nghiệp nhà nước (gồm các công ty 100% vốn nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước) nói riêng đã có bước phát triển về quy mô và chất lượng, bước đầu đã khẳng định được vai trò chi phối thị trường, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác trong tỉnh hoạt động theo định hướng phát triển du lịch của

Trung ương và địa phương đề ra. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau sắp xếp lại vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w