Thứ nhất, Cần hoàn thiện công tác thống kê du lịch theo các tiêu chí chung, theo các văn bản pháp quy về thống kê du lịch. Ví dụ như thống kê cơ cấu lao động trong du lịch cần thống kê theo các nhóm nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, quản trị và kinh doanh du lịch, về trình độ học vấn theo các nhóm đại học cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Về trình độ chuyên môn đại học cao đẳng du lịch, trung cấp du lịch, sơ cấp du lịch, chưa qua đào tạo chuyên môn ...
Thứ hai, Bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch để thực hiện các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế trong du lịch, tổ chức cán bộ và đào tạo, quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các điểm, khu du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch. Đội ngũ này cần có trình độ cử nhân đại học ngành Quản trị du lịch và Khách sạn trở nên và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và máy tính văn phòng. Để thực hiện giải pháp này đầu mối thực hiện là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ bằng các đề án và lộ trình cụ thể. Kinh phí phải lấy từ ngân sách Nhà nước và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức Phi Chính phủ thông qua các dự
án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam. Liên kết với một trường đại học có đào tạo chuyên ngành kinh tế và quản lý du lịch để đào tạo văn bằng đại học thứ hai tại Phú Thọ cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khác đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
Thứ ba, Tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ
kinh doanh du lịch. Bao gồm quản lý chung, quản trị tác nghiệp, trực tiếp cung ứng dịch vụ, hỗ trợ và bảo đảm các điều kiện kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp.
Thứ tư, Đối với lao động thời vụ du lịch ở Phú Thọ. Hàng năm vào
tháng Ba, hiệp hội Du lịch Phú Thọ cần có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng về nghiệp vụ tối thiểu, giáo dục ý thức thái độ cho lực lượng lao động này.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang tính quốc tế cao. Đối tượng phục vụ của du lịch là thỏa mãn các mong muốn của con người trong quá trình tiêu dùng du lịch. Vì vậy, việc tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có những đặc điểm khác biệt so với nhiều ngành kinh tế dịch vụ khác. Để biến lợi thế so sánh của du lịch Phú Thọ thành lợi thế cạnh tranh, ngành Du lịch Phú Thọ phải có bước đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết phải tuyển dụng mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nguồn nhân lực quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch. Yêu cầu đối với nhà quản lý du lịch là trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người. Mặt khác, tăng cường giáo dục về du lịch, từng bước nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp cư dân về vai trò của kinh tế du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng đổi với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra sự khác biệt - lợi thế cạnh tranh của du lịch Phú Thọ.