Xu hướng phát triển du lịch của Thế giới
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), ngành kinh tế du lịch ra đời muộn hơn, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay, nhiều nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho nhiều ngành khác phát triển theo, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Theo đó, trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 940 triệu lượt (năm 2011), 983 triệu lượt (năm 2012) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2013). Trong đó, tính đến năm 2012, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2011) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2011 (34,8%) và năm 2012 (19,1%) nhưng mức tăng tuyệt đối của Việt Nam vẫn chưa bằng Thái Lan và Singapore. Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2013) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục
đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2013) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%).
Khách du lịch trong thời gian tới trên phạm vi toàn cầu chủ yếu là thế hệ sinh năm 1977 đến 1993. Họ có thói quen phản hồi về chất lượng dịch vụ qua các mạng xã hội và đến năm 2020 sẽ là những nhà lãnh đạo, quản lý và lực lượng tiêu dùng chính. Xu hướng đi du lịch sẽ là theo hoạt động hơn là theo điểm đến; du lịch nội vùng đến các điểm đến gần.Vì vậy, các điểm đến và các nhà cung cấp dịch vụ cần có chiến lược phát triển du lịch phù hợp. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh; các sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh được chú trọng cũng đặt ra yêu cầu đối với công tác quy hoạch, chính sách, tiêu chuẩn hóa ngành du lịch.
Thực trạng và xu hướng du lịch thế giới tạo cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển như: nhu cầu du lịch thế giới và khu vực ngày càng tăng; xu thế hợp tác khu vực ngày càng được đẩy mạnh; nguồn khách du lịch nội vùng châu Á - Thái Bình Dương và khách du lịch cao cấp từ châu Âu, châu Mỹ rất lớn. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù nổi bật đáp ứng nhu cầu của từng phân đoạn khách du lịch, marketing và khả năng tiêp cận từ bên ngoài.
Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam:
Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Đảng ta xác định, phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triến kinh tế - xã hội của Đảng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước
đạt hiệu quả cao trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc là sự kiện chính trị mang tính lịch sử, đánh dấu bước phát triển quan trọng của đất nước ta. Mỗi kỳ Đại hội có nhiệm vụ đánh giá và định ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và mỗi ngành, lĩnh vực nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch trong điều kiện xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường. Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, vai trò của ngành Du lịch ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX:
“Nâng cao chát ỉieợng, quy mô và hiệu qua hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch đế đầu tư phát triẻn một số khu du lịch tông hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tê mũi nhọn. Phát triền và đa dạng hỏa các loại hình vờ các điềm du lịch sinh thải, du lịch văn hóa, lịch sử, thê thao hâp dân du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đây mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch. ” [4]
Ngoài ra, văn kiện Đại hội Đảng IX cũng xác định hướng phát triển cụ thể các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, biển, đào... cho mỗi khu vực du lịch trọng điểm trên cả nước.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: "Phát triên mạnh và nâng cao
chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch".[5]
Với chủ trương này cùng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, Du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan: năm 2010 đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 28 triệu lượt khách du lịch nội địa; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 96.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001 - 2010 đạt
16,7%/năm; đóng góp 4,5% GDP cả nước; tạo việc làm cho hơn1,4 triệu lao động...
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: "Đa dạng hóa sản phẩm và các
loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế" và hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực [6].
Theo nội dung “ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” của Thủ tướng chính phủ theo Quvết định số 2473/QĐ- TTg ngày 30-12-2011 [14].
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
- Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm.
- Năm 2015: Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.
Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.
- Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.