Bộ phận Marketing

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ sung (Trang 28)

Với quy mô nhỏ 36 buồng, cơ cấu của bộ phận Marketing cũng rất nhỏ. Tại khách sạn Angel Palace còn có sự kiêm nhiệm các vị trí giữa bộ phận Marketing và bộ phận khác. Ví dụ như giám đốc khách sạn hoặc nhân viên lễ tân của bộ phận Lễ tân cùng tham gia vào công tác marketing như đặt phòng, quan hệ khách hàng, quan hệ với các công ty lữ hành,.. Giám đốc khách sạn cũng có thể đảm nhận luôn vị trí quản lý của bộ phận Marketing.

Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức của bộ phận Marketing

(Nguồn: Phòng nhân sự - Khách sạn Angel Palace)

Hoạt động của bộ phận marketing bao gồm :

- Nghiên cứu thị trường mục tiêu: Do có sự cạnh tranh lớn trong ngành du lịch, dẫn đến sự đa dạng của cung và cầu trong kinh doanh lưu trú, việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung tìm ra được sản phẩm phù hợp cho đối tượng khách nhất định. Với quy mô tương đối nhỏ của khách sạn,

dịch vụ bổ sung hạn chết thì những khách hàng có khả năng chi trả cao không phải là một trong những khách hàng tiềm năng của khách sạn. Dựa trên sự thuận lợi về địa điểm, vị trí địa lý và giá cả của mình, khách sạn Angel Palace đã xác định được đối tượng khách mục tiêu là những khách có thu nhập trung bình, khách đi du lịch,..

- Xây dựng chiến lược marketing:

Phân phối sản phẩm qua các nguồn khác nhau như công ty lữ hành, khách nhận từ khách sạn khác,.. và khách đặt phòng qua mạng. Thời đại thông tin phát triển, khách sạn đã xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín, đảm bảo trên các trang web đặt phòng thông dụng như Agoda, booking.com,.. Đây là phương thức ít tốn kém nhất, tuy nhiên cũng đòi hỏi khách sạn phải cung cấp được dịch vụ xứng đáng và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng để khi khách hàng sử dụng xong dịch vụ của khách sạn Angel Place họ có thể hài long và giới thiệu thương hiệu khách sạn đến với người tiêu dung.

Với số lượng phòng không quá lớn, chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí lớn ban đầu cho sản phẩm lưu trú. Các phòng tại Angel Palace có thiết kế đẹp mắt, đầy đủ tiện nghi như các khách sạn lớn khác để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ tại khách sạn.

Khách sạn còn đưa ra các chính sách giá phù hợp để thu hút được nhiều khách có khả năng chi trả trên mức trung bình, thoả mãn được nhu cầu của khách. Ví dụ như đối với những khách hàng thân thiết, khách sạn có thể đưa ra giá được discount so với giá công bố hoặc với những khách hàng có tiềm năng lâu dài khách sạn có thể nâng cấp loại phòng nhưng vẫn giữ nguyên giá ban đầu. Việc này tạo cảm giác khách hàng được quan tâm và chăm sóc tận tình hơn, cũng giúp cho họ có ấn tượng tốt hơn về khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ sung (Trang 28)