Hoàn thiện thể chế giám sát

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 124)

3.2.1.1. Hoàn thin h thng văn bn pháp qui

Trong thời gian qua hệ thống văn bản pháp qui đã ngày càng hoàn thiện làm cơ sở

cho quá trình giám sát theo phương thức tuân thủ. Tuy nhiên do sự thay đổi và xu hướng phát triển của thị trường, cùng với xu hướng chung về giám sát của các nước trên thế giới

đã ảnh hưởng tới xu hướng giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hệ

thống văn bản pháp luật chưa có các qui định phù hợp với xu hướng thay đổi như

phương thức giám sát, các qui định về vốn, biên khả năng thanh toán, quản trịđiểu hành doanh nghiệp,... Để phù hợp với yêu cầu và xu hướng thay đổi, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện, các qui định có định hướng thay đổi nhưng phải tính tới các

điều kiện cần thiết để thực hiện các thay đổi, nên sửa đổi theo từng giai đoạn cụ thể:

Giai đon 1: Trong vòng 2 năm tới (2015 - 2016), tiến hành sửa đổi các Nghị định (NĐ 45/2007/NĐ-CP, NĐ46/2007/NĐ-CP) và các thông tư hướng dẫn (TT 124/2012/TT-BTC, TT125/2012/TT-BTC) về các nội dung cần thiết để đáp ứng ngay yêu cầu giám sát, vì việc sửa đổi nghị định và thông tư có thể thực hiện được nhanh hơn việc sửa đổi Luật, cụ thể:

+ Những qui định chưa phù hợp phải được sửa đổi bổ sung:

Rà soát các qui định về tiêu chuẩn cán bộ theo hướng có các qui định linh hoạt

đối với trường hợp người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ mới;

Về nguyên tắc kiêm nhiệm: Chỉ các chức danh cao cấp như Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc mới được kiêm nhiệm.

Sửa đổi điều kiện mở chi nhánh, văn phòng đại diện cho phù hợp với mức vốn và năng lực quản trị của DNBH; tăng cường quản trị doanh nghiệp, yêu cầu quản lý tài khoản của các chi nhánh một cách tập trung.

Yêu cầu DNBH phải duy trì vốn chủ sở hữu (có thể tính theo mức rủi ro) trong mọi thời điểm thay cho qui định duy trì về vốn điều lệ như trước đây (nội dung này

đã được sửa đổi ở thông tư 125/2012/TT-BTC nhưng chưa sửa đổi ở Nghị định 46/2007/NĐ-CP).

Qui định khống chế về tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý; xác định tỷ lệ

hoa hồng môi giới và hoa hồng đại lý cho phù hợp với từng nghiệp vụ và đối tượng thực hiện dịch vụ. Có thể khống chế chi phí bán hàng không vượt quá 20%, chi phí quản lý không vượt quá 15% theo thông lệ chung.

Sửa đổi các qui định về nợ phí bảo hiểm theo hướng ràng buộc trách nhiệm của DNBH và bên mua bảo hiểm chặt chẽ hơn.

Sửa đổi các qui định về trích lập dự phòng nghiệp vụ cho phù hợp với giữa các văn bản pháp lý và với thông lệ quốc tế. Hiện nay, các qui định về trích lập dự phòng giữa các văn bản pháp lý về tài chính và chế độ kế toán chưa thống nhất với nhau. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 19 (VAS 19) qui định theo thông lệ của chuẩn mực kế

toán quốc tế, không cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng dao động lớn vì theo quan điểm dự phòng giao động lớn được trích lập đối với hợp đồng phát sinh trong năm nay nhưng lại được dùng để chi trả cho các tổn thất của các hợp đồng trong năm sau hoặc nhiều năm sau nữa do đó không đảm bảo nguyên tắc phù hợp, nhưng theo Nghị định 46/2007/NĐ-CP lại yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng dao động lớn. Nghị định 46/2007/NĐ-CP quy định doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ

bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. Trong khi, theo thông lệ

quốc tế dự phòng nghiệp vụđược tính trên phí bảo hiểm chưa trừđi phần trách nhiệm

đã nhượng tái bảo hiểm.

+ Những qui định chưa có, chưa qui định phù hợp với phương thức giám sát mới cần được qui định mới

Qui định về vốn được tính trên cơ sở rủi ro;

Biên khả năng thanh toán tối thiểu được tính theo phí bảo hiểm giữ lại của năm trước liền kề;

Tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo đại lý theo hướng tập trung vào kết quả đầu ra (Bộ Tài chính tổ chức thi và kiểm soát chất lượng thi);

Bộ Tài chính xây dựng qui tắc, điều khoản đối với những nghiệp vụ bị lỗ triền miên qua nhiều năm; tiến tới kiểm duyệt sản phẩm của các DNBH, đưa ra mức phí sàn;

Qui định về hoạt động đồng bảo hiểm;

Chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ theo mẫu chung áp dụng cho toàn thị trường; Qui định ở mức hình sựđối với một số hành vi trục lợi bảo hiểm.

Đây cũng là giai đoạn đầu thử nghiệm phương thức giám sát mới, để thận trọng thì có thể áp dụng song song hai phương thức giám sát như kinh nghiệm của Hàn quốc.

Giai đon 2: Sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm. Qui định rõ ràng các nội dung về quản lý, giám sát bảo hiểm. Qui định phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế đang diễn ra và hệ thống pháp luật hiện nay.

Hoàn thiện các nghịđịnh, thông tư hướng dẫn Luật, áp dụng đồng bộ các qui định pháp luật về bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của thị

trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Giai đoạn này có thể thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2017.

3.2.1.2. Tuân th các nguyên tc, chun mc giám sát bo him quc tế

Quá trình toàn cầu hóa về dịch vụ tài chính sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Hệ thống chính sách về quản lý, giám sát dịch vụ tài chính của các nước có xu hướng hồi quy trong một hành lang chung. Xu hướng đan xen giữa các định chế tài chính theo hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia sẽ phát triển và lan rộng, đòi hỏi sự

hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, giám sát của các nước. Việc Việt Nam là thành viên chính thức của IAIS cũng đòi hỏi phải đổi mới công tác quản lý, giám sát để

tiến tới áp dụng toàn bộ các nguyên tắc, chuẩn mực giám sát bảo hiểm của quốc tế theo mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, từng bước áp dụng và tiến tới tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc giám sát theo thông lệ quốc tế.

Các nguyên tắc giám sát bảo hiểm của IAIS được xây dựng trên cơ sở nền tảng là phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Vì vậy, đểđạt được mục tiêu trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm 2010 - 2020 Việt Nam cần thực hiện theo các bước sau:

- Tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ từng nguyên tắc: Đối chiếu những qui định pháp luật hiện tại về bảo hiểm của Việt Nam với các qui định tại các ICPs để xác định

mức độ tuân thủ. Hàng năm, IAIS thực hiện đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc giám sát bảo hiểm của các nước là thành viên của IAIS. Việc đánh giá này thực hiện bởi các chuyên gia của ADB và IMF thông qua các dự án đánh giá mức độ tuân thủ

nguyên tắc của IAIS áp dụng đối với các nước. Mức độ tuân thủđược đánh giá theo 3 mức độ là tuân thủ, tuân thủ một phần và không tuân thủ. Việt Nam có thể sử dụng kết quả đánh giá của các chuyên gia hoặc tự tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ của Việt Nam.

- Xác định những vấn đề còn tồn tại giữa các qui định tại các văn bản pháp luật của Việt Nam và những qui định trong các nguyên tắc chưa thống nhất. Trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc để chỉ ra những điểm chưa phù hợp của Việt Nam với các qui định của ICPs, có thể do nhận thức từ phía cơ quan giám sát Việt Nam, cũng có thể do điều kiện và trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam dẫn đến sự không tương đồng giữa các qui định pháp luật hiện tại và các qui định của các ICPs.

- Đưa ra các lựa chọn và giải pháp cụ thể đối với từng nguyên tắc. Đề xuất cách chỉnh sửa cho phù hợp nếu cần thiết. Các nội dung của các nguyên tắc sẽđược thể chế

hóa trong các văn bản pháp luật. Các qui định cần có sự phân tích, phù hợp với trình độ

phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, văn hóa và truyền thống của Việt Nam.

Để thực hiện được đề xuất này, ngoài lực lượng nhân sự từ phía cơ quan giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam cần có sự hỗ trợ của các tổ chức như IAIS, ADB, IMF thông qua các dự án.

Để có thểđảm bảo đồng bộ với việc sửa Luật bảo hiểm, đưa ra các đề xuất có thể

luật hóa ngay trong Luật bảo hiểm mới thì các bước trong đề xuất này cần thực hiện ngay từ 2015 - 2016, phù hợp với giai đoạn 1 của đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp qui.

3.2.1.3. Chuyn đổi phương thc giám sát

Từng phương thức giám sát sẽ chi phối đến qui trình, cách thức và các nội dung giám sát. Cơ quan giám sát nào cũng phải xây dựng cho mình một phương thức giám sát cụ thể. Xác định rõ phương thức giám sát sẽđịnh hướng cho các hoạt động giám sát của cơ quan giám sát. Các nước trên thế giới đều muốn tiến tới cách tiếp cận giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Điều đó có nghĩa là cơ quan giám sát sẽ tiến hành đánh giá các cấp độ rủi ro trong các DNBH một cách nhất quán và logic. Các doanh nghiệp được

đánh giá có rủi ro cao hơn sẽđược cơ quan giám sát tập trung nguồn lực giám sát nhằm giảm rủi ro xuống một cấp độ hợp lý hơn.

Hiện nay Việt Nam đang áp dụng phương thức giám sát tuân thủ. Phương thức giám sát tuân thủ tập trung vào đánh giá mức độ tuân thủ luật định của DNBH. Nhưng trong tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi, tác động sự biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên, trục lợi bảo hiểm,.. hoạt động kinh doanh của DNBH sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Với vai trò của cơ quan giám sát, định hướng và giúp thị trường phát triển lành mạnh, cơ quan giám sát bảo hiểm phải thực hiện giám sát sớm để chỉ ra những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với DNBH, giúp DNBH có biện pháp điều chỉnh tránh xảy ra đổ vỡ cho thị trường. Theo xu hướng và kinh nghiệm của các nước thì việc chuyển đổi sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro là phù hợp. Do đó, luận án đề

xuất phải đổi mới phương thức giám sát hiện nay, chuyển sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, với xuất phát điểm của Việt Nam hiện nay và yêu cầu,

điều kiện cần có để thực hiện tốt phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro thì cơ quan giám sát bảo hiểm Việt Nam cần có lộ trình chuyển đổi phù hợp.

Nhiều nước sử dụng hệ thống đánh giá CAMEL (C- Vốn (Capital), A - Chất lượng tài sản (Asset quality), M - Quản lý (Management), E- Doanh thu (Earnings), L- Thanh khoản (liquidity) đểđánh giá hoạt động của DNBH, như trước đây Canada, Hàn quốc,… đã làm. Căn cứ vào tình hình tài chính cụ thể của DNBH, cơ quan giám sát sẽ đánh giá từng tiêu chí C, A, M, E, L, tiến hành cho điểm từng tiêu chí. Căn cứ sốđiểm tổng cộng của các tiêu chí đối chiếu với bảng xếp loại tương ứng để cơ quan giám sát có biện pháp áp dụng phù hợp với từng DNBH. Hệ thống đánh giá CAMEL là phương pháp đánh giá trong giai đoạn quá độ chuyển từ phương thức giám sát tuân thủ sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trình độ

của cán bộ giám sát thị trường còn hạn chế, cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho công tác giám sát còn chưa có, đề tài đề xuất nên chia lộ trình chuyển đổi thành từng bước:

Giai đon 1: Bên cạnh chuyển đổi dần các qui định về pháp lý, có thể sử dụng hệ

thống đánh giá CAMEL làm tiêu chí đánh giá, cơ quan giám sát vẫn thực hiện giám sát theo phương thức giám sát tuân thủ nhưng kết quả giám sát đưa vào đánh giá theo các tiêu chí của CAMEL, các tiêu chí đánh giá theo CAMEL cũng phải tính dần đến các yếu tố rủi ro. Thời gian tiến hành khoảng 1-3 năm từ 2015. Trong giai đoạn này tiến hành đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu và các điều kiện cần thiết khác cho phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro.

Giai đon 2: Kết thúc giai đoạn 1, đánh giá, rút kinh nghiệm và chuyển sang áp dụng phương thức giám trên cơ sở rủi ro, hướng tới 3 trụ cột chính đó là chỉ số an toàn tài chính, quản trị doanh nghiệp, minh bạch thông tin.

3.2.1.4. Hoàn thin tiêu chí đánh giá doanh nghip

Từ kết quả giám sát, cơ quan giám sát cần phải có biện pháp xử lý kịp thời đối với từng DNBH tùy thuộc vào kết quả giám sát. Do đó cần có bộ tiêu chí đánh giá DNBH dựa trên đánh giá về các hạng mục rủi ro, đánh giá về biện pháp ngăn ngừa rủi ro của doanh nghiệp cũng như các tiêu chí bổ trợ như vốn, khả năng thanh toán, doanh thu đểđưa ra mức độ xếp hạng với từng DNBH.

Trong thời gian qua Việt Nam chưa có bộ tiêu chí đánh giá DNBH. Việc xử lý thường căn cứ vào từng vi phạm riêng lẻ, chưa xem xét trong một tổng thể các vấn đề ảnh hưởng tới tình hình của DNBH. Nhưng cũng nhận thấy rằng, việc đánh giá riêng lẻ

từng tiêu chí cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ một DNBH có thể có biên khả năng thanh toán không nằm trong ngưỡng báo động, tính trên mức phí bảo hiểm giữ lại. Nhưng bản thân DNBH đó lại tái một phần lớn số phí thu được ra nước ngoài cho một doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn. Khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không đủ khả năng thanh toán, do đó trách nhiệm đối với bên mua bảo hiểm thì DNBH gốc phải thanh toán hết, nhưng nếu phải thanh toán cả phần tái bảo hiểm thì rất có thể DNBH cũng mất khả năng thanh toán. Do vậy nếu chỉ đánh giá riêng phần khả năng thanh toán thì chưa hẳn đã chính xác với DNBH mà phải có đánh giá tổng thể. Bộ tiêu chí đánh giá nên đề cập đến các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu về tính thanh khoản, chỉ tiêu về vốn quĩ, chỉ tiêu lợi nhuận.

Trong bất kỳ phương thức giám sát nào thì cũng cần chỉ ra vị trí của DNBH hay mức độ rủi ro thuần đối với từng DNBH. Vị trí của từng DNBH là kết quả của quá trình giám sát. Luận án đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá DNBH phi nhân thọ

như sau:

- Trước hết phải xây dựng được trọng số tính toán cho các DNBH: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính DNBH, yếu tố nào là tác động nhiều, đưa ra trọng số cho yếu tốđó;

- Các DNBH tính toán và báo cáo Bộ Tài chính kết quả tính toán;

- Bộ Tài chính căn cứ báo cáo của các DNBH và kết hợp kết quả giám sát của cơ

Xây dựng 5 loại xếp hạng và các giải pháp thực hiện đối với từng loại như sau:

Loi 1:là các doanh nghiệp có kết quả hoạt động tốt, các chỉ tiêu cảnh báo sớm

đều nằm trong biên độ cho phép. Đối với các DNBH, chi nhánh nước ngoài xếp loại 1, thực hiện:

+ Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động kinh doanh; nghiên cứu mở rộng nghiệp vụ kinh doanh, mở thêm chi nhánh căn cứ vào các nguyên tắc hiệu quả và cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giám sát thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)